Bản đồ quy hoạch sử dụng đất vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực vùng Đồng bằng Sông Hồng chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản vùng Đồng bằng Sông Hồng, tiết kiệm thời gian đi lại.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 chi tiết.
Giới thiệu Sơ lược về vùng Đồng bằng Sông Hồng
Vùng Đồng bằng sông Hồng hay Châu thổ Bắc bộ chia làm 10 tỉnh thành, trong đó có 02 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội và Hải Phòng), 8 tỉnh và 12 thành phố thuộc tỉnh
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam (1.064 người/km2, dân số là 22 triệu người). Đây là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Cụ thể, toàn vùng có tổng diện tích 21.259,6 km², tỷ lệ khoảng 4,5% tổng diện tích cả nước.
Vùng Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Cụ thể, vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam),
- Phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc
- Phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ.
Tính đến ngày 22/9/2021, vùng Đồng bằng sông Hồng hiện có
- 1 đô thị loại đặc biệt: Hà Nội.
- 1 thành phố là đô thị loại I trực thuộc trung ương: Hải Phòng.
- 3 thành phố là đô thị loại I trực thuộc tỉnh: Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương.
- 4 thành phố là đô thị loại II: Thái Bình, Vĩnh Yên, Ninh Bình, Phủ Lý.
- 6 đô thị loại III gồm 5 thành phố trực thuộc tỉnh: Hưng Yên, Tam Điệp, Phúc Yên, Chí Linh, Từ Sơn và 1 thị xã: Sơn Tây.
- 8 đô thị loại IV gồm 3 thị xã: Mỹ Hào, Kinh Môn, Duy Tiên, 1 huyện: Thuận Thành và 4 thị trấn: Thịnh Long, Diêm Điền, Như Quỳnh, Phố Mới.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030
Đất nông nghiệp
Vùng Đồng bằng sông Hồng có 1.314,45 nghìn ha, chiếm 4,71% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước; giảm 117,71 nghìn ha so với năm 2020;
Đất trồng lúa: Vùng Đồng bằng sông Hồng có 459,41 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 442,76 nghìn ha), chiếm 12,87% diện tích đất trồng lúa của cả nước; giảm 101,51 nghìn ha so với năm 2020. Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương,…
Đất rừng phòng hộ: Vùng Đồng bằng sông Hồng có 163,88 nghìn ha, chiếm 3,18% diện tích đất rừng phòng hộ của cả nước, tăng 1,27 nghìn ha so với năm 2020. Diện tích đất rừng phòng hộ phân bố tập trung ở tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội, Ninh Bình,…;
Đất rừng đặc dụng: Vùng Đồng bằng sông Hồng có 78,41 nghìn ha (không bao gồm diện tích đất bãi bồi và mặt nước ven biển), chiếm 3,33% diện tích đất rừng đặc dụng của cả nước, tăng 1,00 nghìn ha so với năm 2020. Tiếp tục củng cố và bảo vệ các khu rừng đặc dụng hiện có như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì, Cát Bà, Xuân Thủy,…; các khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan;
Đất rừng đặc dụng phân bố tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng,…
Đất rừng sản xuất: Vùng Đồng bằng sông Hồng có 240,30 nghìn ha (trong đó đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên 64,66 ha), chiếm 2,88% diện tích rừng sản xuất của cả nước; giảm 35,15 nghìn ha so với năm 2020. Đất rừng sản xuất phân bố tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội, Hải Dương,…;
Đất phi nông nghiệp
Vùng Đồng bằng sông Hồng 787,34 nghìn ha, tăng 152,32 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 37,05% diện tích tự nhiên của vùng và 16,46% diện tích đất phi nông nghiệp của cả nước;
Đất khu công nghiệp: Vùng Đồng bằng sông Hồng 52,21 nghìn ha (142 khu công nghiệp), tăng 32,26 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 25,37% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước;
Đất hạ tầng giao thông: Vùng Đồng bằng sông Hồng có 176,10 nghìn ha, chiếm 19,10% diện tích đất giao thông của cả nước, tăng 35,34 nghìn ha so với năm 2020.