Bản đồ hành chính các tỉnh miền Bắc khổ lớn phóng to 2023

Bản đồ hành chính các tỉnh miền Bắc giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn các tỉnh miền Bắc chi tiết nhất.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính các tỉnh miền Bắc khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.

Giới thiệu sơ lược các tỉnh Miền Bắc 

Miền Bắc Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía bắc nước Việt Nam. Vùng lãnh thổ miền Bắc này được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ: Tây Bắc bộ, Đông Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng như sau:

  • Đông Bắc bộ (bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.)
  • Tây Bắc bộ (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La). Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.
  • Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.)

Bản đồ hành chính các tỉnh Miền Bắc năm 2022

Bản đồ hành chính các tỉnh Miền Bắc năm 2022
Bản đồ hành chính các tỉnh Miền Bắc

Bản đồ Miền Bắc
Bản đồ các tỉnh Miền Bắc tại Việt Nam
Bản đồ các tỉnh Miền Bắc tại Việt Nam

PHÓNG TO

Bản đồ Miền Bắc gồm 03 Vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng
Bản đồ Miền Bắc gồm 03 Vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng
Bản đồ Miền Bắc trên bản đồ Việt Nam
Bản đồ Miền Bắc trên bản đồ Việt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn
Bản đồ Miền Bắc Việt Nam thời xưa
Bản đồ Miền Bắc Việt Nam thời xưa

Bản đồ du lịch các tỉnh Miền Bắc

Bản đồ du lịch Miền Bắc
Bản đồ du lịch Miền Bắc

Một số khái niềm về Miền Bắc

Miền Bắc Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía bắc nước Việt Nam. Phía bắc, là cách gọi để chỉ khái niệm phân chia đất nước thành 2 phần Nam và Bắc. Các tỉnh phía bắc là khái niệm để chỉ toàn bộ các tỉnh miền Bắc và một phần các tỉnh thuộc phía bắc miền Trung.

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam thì vùng lãnh thổ miền Bắc Việt Nam được tính từ khu vực tỉnh Hà Tĩnh lên phía bắc. Quan niệm này xuất phát từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh vào giữa thế kỷ 17. Ranh giới này trước đây thậm chí còn được xác định rõ ràng bởi sông Gianh. Tuy nhiên ngày nay chỉ còn khái niệm là vùng lãnh thổ nhỏ phía bắc tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1945, khái niệm miền Bắc Việt Nam được dùng để chỉ vùng lãnh thổ phía bắc vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng trở ra). Khái niệm này bắt nguồn từ thỏa thuận của các nước Đồng Minh về việc giải giới quân đội Nhật ở Đông Dương thì vùng lãnh thổ Việt Nam được chia làm 2 phần, lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới. Vùng lãnh thổ phía bắc vĩ tuyến 16 do quân Trung Hoa Dân Quốc cai trị, về sau giao cho Pháp. Khái niệm này rất ít dùng.

Từ năm 1954 trở đi, khái niệm miền Bắc Việt Nam được dùng để chỉ vùng lãnh thổ do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý hành chính, kể từ phía bắc vĩ tuyến 17, với ranh giới tự nhiên là sông Bến Hải, nay tương ứng với vùng lãnh thổ phía bắc tỉnh Quảng Trị. Khái niệm này bắt nguồn từ Hiệp định Genève năm 1954 quy định vùng tập kết quân sự của 2 bên tham chiến tại Việt Nam. Ranh giới này tồn tại đến tận năm 1976 sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tổ chức Tổng tuyển cử ngày 02/07/1976 để thống nhất về mặt nhà nước thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.