Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An khổ lớn phóng to năm 2022

Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn Tỉnh Nghệ An chi tiết nhất.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.

Một số thông tin cơ bản về tỉnh Nghệ An

Giới Thiệu sơ lược về tỉnh Nghệ An 

Tỉnh Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam (Với diện tích 16.490,25 km²), Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh. Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên chung là Hoan Châu.

Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Được biết, Tỉnh Nghệ An có 1 TP Vinh, 3 thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai, Thái Hòa; 17 Huyện hiện nay: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.

Về vị trí, Tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh đóng vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam. Ngoài ra, tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò.

Nghệ An được xem là mảnh đất có lịch sử hình thành, phát triển khá lâu đời; Trong suốt gần một thiên niên kỷ,vùng đất nơi đây đã trải qua bao thăng trầm, biến động, nhưng những gì cốt lõi của nôi văn hóa xứ Nghệ vẫn mãi trường tồn và phát triển xuyên suốt theo thời gian, là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, “thành đồng ao nóng”, “đất phên dậu và là then khóa của các triều đại”. Những dấu tích văn hóa đi qua hàng ngàn năm hòa cùng với sắc màu thiên nhiên phong phú, đa dạng “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” đã tạo nên một Nghệ An có những dấu ấn đặc biệt rất riêng, không pha lẫn, đúng như nhận xét của nhà sử học Phan Huy Chú: “Nghệ An núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất danh tiếng hơn cả ở Nam châu”.

Quảng trường Hồ Chí Minh nằm ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Quảng trường Hồ Chí Minh nằm ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Về địa giới hành chính, tỉnh Nghệ An ngày một mở rộng, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nghệ An lúc này quản lĩnh 8 phủ, 18 huyện và 2 châu. Năm 1802, sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long ấn định các đơn vị hành chính trực thuộc trấn Nghệ An: Trấn Nghệ An có 9 phủ là Đức Quang, Diễn Châu, Hà Hoa, Anh Đô, Trà Lân, Quỳ Châu, Trấn Ninh, Lâm An, Ngọc Ma và 18 huyện bao gồm: Hương Sơn, Nghi Xuân, Thanh Chương, La Sơn, Châu Lộc, Thiên Lộc, Đông Thành, Quỳnh Lưu, Kỳ Hoa, Thạch Hà, Nam Đường, Hưng Nguyên, Tương Dương, Vĩnh Hòa, Hội Nguyên, Kỳ Sơn, Thuý Vân, Trung Sơn. 

Bản đồ tỉnh Nghệ An ở vệ tinh

Xứ Nghệ còn được thể hiện rõ hơn là quê hương của những bậc hiền tài. Nghệ An là một vùng đất có lịch sử định cư lâu đời. Giai đoạn hậu đồ đá mới có cách di chỉ như Hang Thẩm Hoi, hang Đồng Trương... Nghệ An cũng là địa bàn sinh sống của cư dân Đông Sơn với di chỉ Làng Vạc. Theo cổ tích Hùng Vương thì vùng Nghệ An và Hà Tĩnh vốn thuộc nước Việt Thường, kinh đô là vùng chân núi Hồng Lĩnh.

Đến thời Hùng Vương thì trở thành bộ Hoài Hoan và bộ Cửu Đức trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Nghệ An lần lượt thuộc các quận Cửu Chân, Cửu Đức của Nhà Hán, nhà Đông Ngô, nhà Tấn và Lưu Tống. Đến nhà Lương thì chia đặt làm Đức Châu, Lỵ Châu và Minh Châu. Năm 598, nhà Tùy đổi Đức Châu làm Hoan Châu, Lỵ Châu làm Trí Châu.

Năm 607 thì hợp cả Minh Châu, Trí Châu và Hoan Châu thuộc quận Nhật Nam. Năm 618, nhà Đường chia quận Nhật Nam làm Đức Châu, Lạo Châu, Minh Châu và Hoan Châu. Năm 627 thì đổi Đức Châu lại làm Hoan Châu, còn Hoan Châu cũ thì đổi làm Diễn Châu.

Trong thế kỷ VIII, Nghệ An là địa bàn chính của khởi nghĩa Mai Hắc Đế chống lại Nhà Đường. Ông xây thành Vạn An ở Sa Nam . Trong thời kỳ độc lập tự chủ, Nhà Ngô, Nhà Đinh và Nhà Tiền Lê đều gọi là Hoan Châu. Nhà Lý thì đổi làm trại gọi là Nghệ An châu trại.

Năm Thiên Thành thứ 2 đổi tên là Nghệ An châu, mà Diễn Châu thì đứng riêng làm một châu. Năm 1397, đời Trần Thuận Tông, đổi trấn Nghệ An làm trấn Lâm An và đổi trấn Diễn Châu làm trấn Vọng Giang. Đời Hồ Hán Thương, năm Khai Đại 1 đổi trấn Diễn Châu làm phủ Linh Nguyên. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhà Minh, năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào xứ Nghệ, lập đại bản doanh ở đây trong 4 năm.

Bản đồ tỉnh Nghệ An ở trên nền tảng Open Street Map


Nhà Lê năm 1428 lập đạo Hải Tây, sau đặt làm Nghệ An thừa tuyên. Năm 1490 đổi làm Xứ Nghệ. Trong thời kỳ Nội chiến Lê Mạc, Nghệ An là địa bàn tranh giành ác liệt giữa Nhà Mạc và Nhà Lê. Năm 1535, Mạc Đăng Lượng và em Mạc Đăng Hào đưa hơn một vạn quân vào trấn thủ đất Hoan Châu.

Đến thời Nhà Tây Sơn, xứ Nghệ được đổi làm Nghĩa An trấn.  Hoàng đế Quang Trung còn cho xây Phượng Hoàng Trung Đô ở thành phố Vinh ngày nay, với ý định đặt thủ đô của Việt Nam tại đây, thay thế kinh đô Phú Xuân. Năm đầu niên hiệu Gia Long lại đặt làm Nghệ An trấn. Sau đó hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập lại, lấy tên là tỉnh An Tĩnh.

Số người Nghệ Tĩnh đậu đại khoa thời phong kiến xếp thứ 4 toàn quốc . Từ năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay. Ngày 13 tháng 8 năm 1993, công nhận thành phố Vinh đạt chuẩn đô thị loại II.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị xã Cửa Lò trên cơ sở tách thị trấn Cửa Lò và 4 xã thuộc huyện Nghi Lộc. Ngày 15 tháng 11 năm 2007, thành lập thị xã Thái Hòa trên cơ sở tách thị trấn Thái Hòa và 7 xã thuộc huyện Nghĩa Đàn. Ngày 3 tháng 4 năm 2013, thành lập thị xã Hoàng Mai trên cơ sở tách thị trấn Hoàng Mai và 9 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu.

Bản đồ các Thành phố, Thị xã, Huyện của Nghệ An

 

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất 16.493,7 km², dân số khoảng 3.327.791 người (Năm 2019), đông thứ 4 cả nước ta. Trong đó, ở Thành thị có 490.178 người (14,7%); ở Nông thôn có 2.837.613 người (85,3%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 190 người/km².

+ Giao thông: Hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh có có tuyến đường sắt Bắc Nam dài 94 km chạy qua, và tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km; đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km; quốc lộ 15 ở phía tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh.

+ Du lịch: tỉnh Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng như Cửa Lò, Bãi Lữ, Quỳnh Phương, Diễn Thành với cát trắng, nước trong, môi trường trong lành. 

  • Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An với trung tâm là Vườn Quốc gia Pù Mát được Tổ chức Khoa học, Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận từ tháng 9/2007.
  • 24 lễ hội đặc trưng gắn liền sinh hoạt cộng đồng, nhiều sản phẩm, làng nghề thủ công đa dạng và lâu đời.
  • Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
  • Nghệ An còn là vùng đất với bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng với hệ thống khu di tích lịch sử cấp quốc gia và di tích khảo cổ được các tổ chức trên thế giới công nhận.

Một số điểm du lịch của Nghệ An: Một khúc sông Giăng - Con Cuông, Đảo Lan Châu - Cửa Lò, Làng Sen - Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảo Chè - huyện Thanh Chương, Quảng trường Hồ Chí Minh - TP Vinh, Rừng quốc gia Pù Mát

Bản đồ hành chính Nghệ An

Bản đồ hành chính các xã, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022
Bản đồ hành chính các xã, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022

PHÓNG TO 1|PHÓNG TO 2|PHÓNG TO 3

Bản đồ Thành phố Vinh

Vinh (chữ Hán: 永) là tỉnh lỵ, thành phố trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là một trung tâm ba đô thị lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam cùng với thành phố Thanh Hóa và thành phố Huế.

Thành phố Vinh chia thành 25 đơn vị hành chính, gồm 16 phường: Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân và 9 xã: Hưng Chính, Hưng Đông, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Phú.

Bản đồ hành chính thành phố Vinh 
Bản đồ hành chính thành phố Vinh 

PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2

Bản đồ thị xã Cửa Lò

Thị xã Cửa Lò có diện tích là 27,81 km² nằm ở phía đông nam tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 16 km về phía đông bắc.

Thị xã Cửa Lò chia thành 7 đơn vị hành chínhm gồm 7 phường: Nghi Hải, Nghi Hòa, Nghi Hương, Nghi Tân, Nghi Thu, Nghi Thủy, Thu Thủy.

Hiện nay, Cửa Lò là một trong hai thị xã chỉ có phường, không có xã trực thuộc (cùng với thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh).

Bản đồ Thị Xã Cửu Lò nhìn từ vệ tinh.

Bản đồ hành chính thị xã Cửa Lò

Bản đồ thị xã Hoàng Mai

Theo thống kê năm 2019, thị xã Hoàng Mai có diện tích 169,75 km², dân số là 113.360 người, mật độ dân số đạt 668 người/km².

Thị xã Hoàng Mai nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 75 km về phía bắc.

Thị xã Hoàng Mai chia thành 10 đơn vị hành chính, gồm 5 phường: Mai Hùng, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Thiện, Quỳnh Xuân và 5 xã: Quỳnh Lập, Quỳnh Liên, Quỳnh Lộc, Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh.

Bản đồ hành chính thị xã Hoàng Mai

Bản đồ thị xã Thái Hòa

Theo thống kê năm 2019, thị xã Thái Hòa có diện tích 135,14 km², dân số là 66.127 người, mật độ dân số đạt 489 người/km².

Thị xã Thái Hòa nằm ở phía bắc và thuộc vùng tây bắc tỉnh Nghệ An trên toạ độ: từ 19°13’ – 19°33’ vĩ độ Bắc và 105°18’ – 105°35' kinh độ Đông, cách thành phố Vinh 90 km về phía tây bắc.

Thị xã Thái Hòa bao gồm 9 đơn vị hành chính, gồm 4 phường: Hòa Hiếu, Long Sơn, Quang Phong, Quang Tiến và 5 xã: Đông Hiếu, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Thuận, Nghĩa Tiến, Tây Hiếu.

Bản đồ hành chính thị xã Thái Hòa

Bản đồ huyện Anh Sơn

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 592,5 km², dân số là 116.922 người, mật độ dân số đạt 197 người/km².

Huyện Anh Sơn bao gồm 21 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Anh Sơn và 20 xã: Bình Sơn, Cẩm Sơn, Cao Sơn, Đỉnh Sơn, Đức Sơn, Hoa Sơn, Hội Sơn, Hùng Sơn, Khai Sơn, Lạng Sơn, Lĩnh Sơn, Long Sơn, Phúc Sơn, Tam Sơn, Tào Sơn, Thạch Sơn, Thành Sơn, Thọ Sơn, Tường Sơn, Vĩnh Sơn.

Bản đồ hành chính huyện Anh Sơn

Bản đồ huyện Con Cuông

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 1.680,2 km², dân số là 77.830 người, mật độ dân số đạt 46 người/km².

Huyện Con Cuông bao gồm 13 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Con Cuông và 12 xã: Bình Chuẩn, Bồng Khê, Cam Lâm, Châu Khê, Chi Khê, Đôn Phục, Lạng Khê, Lục Dạ, Mậu Đức, Môn Sơn, Thạch Ngàn, Yên Khê.

Bản đồ hành chính huyện Con Cuông

Bản đồ huyện Diễn Châu

Huyện Diễn Châu cách thủ đô Hà Nội 260 km, cách thành phố Vinh 36 km, có đường Quốc lộ 1 và Đường sắt Bắc Nam đi qua. Dân số năm 2018 là 284.300 người.

Huyện Diễn Châu có 37 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Diễn Châu và 36 xã: Diễn An, Diễn Bích, Diễn Cát, Diễn Đoài, Diễn Đồng, Diễn Hải, Diễn Hạnh, Diễn Hoa, Diễn Hoàng, Diễn Hồng, Diễn Hùng, Diễn Kim, Diễn Kỷ, Diễn Lâm, Diễn Liên, Diễn Lộc, Diễn Lợi, Diễn Mỹ, Diễn Ngọc, Diễn Nguyên, Diễn Phong, Diễn Phú, Diễn Phúc, Diễn Quảng, Diễn Tân, Diễn Thái, Diễn Thành, Diễn Tháp, Diễn Thịnh, Diễn Thọ, Diễn Trường, Diễn Trung, Diễn Vạn, Diễn Xuân, Diễn Yên, Minh Châu.

Bản đồ huyện Đô Lương

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 350,433 km², dân số là 213.543 người, mật độ dân số đạt 609 người/km².

Huyện Đô Lương có 33 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Đô Lương và 32 xã: Bắc Sơn, Bài Sơn, Bồi Sơn, Đà Sơn, Đại Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hiến Sơn, Hòa Sơn, Hồng Sơn, Lạc Sơn, Lam Sơn, Lưu Sơn, Minh Sơn, Mỹ Sơn, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Nhân Sơn, Quang Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Thịnh Sơn, Thuận Sơn, Thượng Sơn, Tràng Sơn, Trù Sơn, Trung Sơn, Văn Sơn, Xuân Sơn, Yên Sơn.

Bản đồ hành chính huyện Đô Lương
Bản đồ hành chính huyện Đô Lương

Bản đồ huyện Hưng Nguyên

Huyện Hưng Nguyên có 18 đơn vị hành chính, gồm 01 hị trấn Hưng Nguyên và 17 xã: Châu Nhân, Hưng Đạo, Hưng Lĩnh, Hưng Lợi, Hưng Mỹ, Hưng Nghĩa, Hưng Phúc, Hưng Tân, Hưng Tây, Hưng Thành, Hưng Thịnh, Hưng Thông, Hưng Trung, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam, Long Xá, Xuân Lam.

Bản đồ hành chính huyện Hưng Nguyên

Bản đồ huyện Kỳ Sơn

Huyện Kỳ Sơn có diện tích 2.094,84 km², dân số là 65.881 người với đa phần là các bộ tộc Lào và Thái. Người Khơ Mú và người Mông.

Huyện Kỳ Sơn bao gồm 21 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Mường Xén và 20 xã: Bắc Lý, Bảo Nam, Bảo Thắng, Chiêu Lưu, Đoọc Mạy, Huồi Tụ, Hữu Kiệm, Hữu Lập, Keng Đu, Mường Ải, Mường Lống, Mường Típ, Mỹ Lý, Na Loi, Na Ngoi, Nậm Càn, Nậm Cắn, Phà Đánh, Tà Cạ, Tây Sơn.

Bản đồ hành chính huyện Kỳ Sơn

Bản đồ huyện Nam Đàn

Huyện Nam Đàn nằm ở phía đông nam tỉnh Nghệ An, nằm ở hạ lưu sông Lam. Kéo dài từ 18°34’B đến 18°47’B và trải rộng từ 105°24’Đ đếN 105°37’Đ, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 48%, còn nữa là đất lâm nghiệp và đồi núi, ao hồ.

Huyện Nam Đàn bao gồm 19 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Nam Đàn và 18 xã: Hồng Long, Hùng Tiến, Khánh Sơn, Kim Liên, Nam Anh, Nam Cát, Nam Giang, Nam Hưng, Nam Kim, Nam Lĩnh, Nam Nghĩa, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Xuân, Thượng Tân Lộc, Trung Phúc Cường, Xuân Hòa, Xuân Lâm.

Bản đồ hành chính huyện Nam Đàn

Bản đồ huyện Nghi Lộc

Theo thống kê năm 2019, huyện Nghi Lộc có diện tích 347,70 km², dân số là 218.005 người, mật độ dân số đạt 627 người/km².

Huyện Nghi Lộc chia thành 29 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Quán Hành và 28 xã: Khánh Hợp, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Hoa, Nghi Hưng, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Thạch, Nghi Thái, Nghi Thiết, Nghi Thịnh, Nghi Thuận, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Vạn, Nghi Văn, Nghi Xá, Nghi Xuân, Nghi Yên, Phúc Thọ.

Bản đồ hành chính huyện Nghi Lộc
Bản đồ hành chính huyện Nghi Lộc

Bản đồ huyện Nghĩa Đàn

Huyện Nghĩa Đàn có vị trí kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng quan trọng, được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An; có quốc lộ 48 và đường Hồ Chí Minh đi qua, thuận lợi cho việc phát triển, giao thương và hội nhập kinh tế.

Huyện Nghĩa Đàn chia thành 23 đơn vị hành chínhm gồm 01 thị trấn Nghĩa Đàn và 22 xã: Nghĩa An, Nghĩa Bình, Nghĩa Đức, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Hội, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nghĩa Khánh, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lâm, Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, Nghĩa Lợi, Nghĩa Mai, Nghĩa Minh, Nghĩa Phú, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thành, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Thọ, Nghĩa Trung, Nghĩa Yên.

Bản đồ hành chính huyện Nghĩa Đàn

Bản đồ huyện Quế Phong

Huyện có trên 177.000 ha đất lâm nghiệp trong khi đất sản xuất nông nghiệp là 5.567 ha. Dọc theo quốc lộ 48, huyện Quế Phong nằm cách thành phố Vinh 173 km về phía tây bắc.

Huyện Quế Phong bao gồm 13 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Kim Sơn và 12 xã: Cắm Muộn, Châu Kim, Châu Thôn, Đồng Văn, Hạnh Dịch, Mường Nọc, Nậm Giải, Nậm Nhoóng, Quang Phong, Thông Thụ, Tiền Phong, Tri Lễ.

Bản đồ hành chính huyện Quế Phong

Bản đồ huyện Quỳ Châu

Quỳ Châu nằm trong vùng kinh tế Phủ Quỳ, trung tâm của miền Tây Bắc Nghệ An.

Huyện Quỳ Châu bao gồm 12 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Tân Lạc và 11 xã: Châu Bính, Châu Bình, Châu Hạnh, Châu Hoàn, Châu Hội, Châu Nga, Châu Phong, Châu Thắng, Châu Thuận, Châu Tiến, Diên Lãm.

Bản đồ hành chính huyện Quỳ Châu

Bản đồ huyện Quỳ Hợp

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 941,28 km², dân số là 134.154 người, mật độ dân số đạt 143 người/km².

Huyện Quỳ Hợp chia thành 21 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn Quỳ Hợp và 20 xã: Bắc Sơn, Châu Cường, Châu Đình, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Lý, Châu Quang, Châu Thái, Châu Thành, Châu Tiến, Đồng Hợp, Hạ Sơn, Liên Hợp, Minh Hợp, Nam Sơn, Nghĩa Xuân, Tam Hợp, Thọ Hợp, Văn Lợi, Yên Hợp.

Bản đồ hành chính huyện Quỳ Hợp

Bản đồ huyện Quỳnh Lưu

Theo thống kê năm 2019, huyện Quỳnh Lưu có diện tích 445,1 km², dân số là 276.259 người, mật độ dân số đạt 621 người/km². Quỳnh Lưu là huyện đông dân nhất tỉnh Nghệ An sau thành phố Vinh.

Huyện Quỳnh Lưu chia thành 33 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Cầu Giát và 32 xã: Quỳnh Thọ, Quỳnh Bá, Quỳnh Bảng, Quỳnh Châu, Quỳnh Diễn, Quỳnh Đôi, Quỳnh Giang, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hoa, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hưng, Quỳnh Lâm, Quỳnh Long, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Tam, Quỳnh Tân, Quỳnh Thạch, Quỳnh Thắng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Thuận, Quỳnh Văn, Quỳnh Yên, An Hòa, Ngọc Sơn, Sơn Hải, Tân Sơn, Tân Thắng, Tiến Thủy.

Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Lưu
Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Lưu

Bản đồ huyện Tân Kỳ

Huyện có diện tích 729,2 km², dân số năm 2019 là 147.257 người, mật độ dân số đạt 202 người/km².

Huyện Tân Kỳ bao gồm 22 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Tân Kỳ và 21 xã: Đồng Văn, Giai Xuân, Hương Sơn, Kỳ Sơn, Kỳ Tân, Nghĩa Bình, Nghĩa Đồng, Nghĩa Dũng, Nghĩa Hành, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Hợp, Nghĩa Phúc, Nghĩa Thái, Phú Sơn, Tân An, Tân Hợp, Tân Hương, Tân Long, Tân Phú, Tân Xuân, Tiên Kỳ.

Bản đồ hành chính huyện Tân Kỳ
Bản đồ hành chính huyện Tân Kỳ

Bản đồ huyện Thanh Chương

Thanh Chương được UNESCO công nhận là một trong các huyện thuộc Khu dự trữ sinh quyển Thế giới vào tháng 9/2017 (Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An).

Huyện Thanh Chương chia thành 1 thị trấn Thị trấn Thanh Chương và 37 xã: Cát Văn, Đại Đồng, Đồng Văn, Hạnh Lâm, Ngọc Lâm, Ngọc Sơn, Phong Thịnh, Thanh An, Thanh Chi, Thanh Đồng, Thanh Đức, Thanh Dương, Thanh Giang, Thanh Hà, Thanh Hòa, Thanh Hương, Thanh Khai, Thanh Khê, Thanh Lâm, Thanh Liên, Thanh Lĩnh, Thanh Long, Thanh Lương, Thanh Mai, Thanh Mỹ, Thanh Ngọc, Thanh Nho, Thanh Phong, Thanh Sơn, Thanh Thịnh, Thanh Thủy, Thanh Tiên, Thanh Tùng, Thanh Xuân, Thanh Yên, Võ Liệt, Xuân Tường.

Bản đồ hành chính huyện Thanh Chương
Bản đồ hành chính huyện Thanh Chương

Bản đồ huyện Tương Dương

Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 200 km và cách cửa khẩu Nặm Cắn 90 km, huyện có diện tích gấp hơn 3 lần tỉnh Bắc Ninh và gần gấp đôi tỉnh Thái Bình, có quốc lộ 7A đi qua, có tổng chiều dài đường biên giới với nước bạn Lào là 59,73 km.

Huyện Tương Dương bao gồm 17 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Thạch Giám và 16 xã: Hữu Khuông, Lượng Minh, Lưu Kiền, Mai Sơn, Nga My, Nhôn Mai, Tam Đình, Tam Hợp, Tam Quang, Tam Thái, Xá Lượng, Xiêng My, Yên Hòa, Yên Na, Yên Thắng, Yên Tĩnh.

Bản đồ hành chính huyện Tương Dương
Bản đồ hành chính huyện Tương Dương

Bản đồ huyện Yên Thành

Huyện Yên Thành chia thành 39 đơn vị hành chính, gồm thị 01 trấn Yên Thành và 38 xã: Bắc Thành, Bảo Thành, Công Thành, Đại Thành, Đô Thành, Đồng Thành, Đức Thành, Hậu Thành, Hoa Thành, Hồng Thành, Hợp Thành, Hùng Thành, Khánh Thành, Kim Thành, Lăng Thành, Liên Thành, Long Thành, Lý Thành, Mã Thành, Minh Thành, Mỹ Thành, Nam Thành, Nhân Thành, Phú Thành, Phúc Thành, Quang Thành, Sơn Thành, Tân Thành, Tăng Thành, Tây Thành, Thịnh Thành, Thọ Thành, Tiến Thành, Trung Thành, Văn Thành, Viên Thành, Vĩnh Thành, Xuân Thành.

Bản đồ hành chính huyện Yên Thành
Bản đồ hành chính huyện Yên Thành

Bên trên là những hình ảnh Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.