Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận 6 mới nhất đến năm 2030

 

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận 6 đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực Quận 6 chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Quận 6, tiết kiệm thời gian đi lại.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận 6 đến năm 2030 chi tiết.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận 6 mới nhất
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận 6 mới nhất

Sơ lược qun 6 tại TP Hồ Chí Minh

Quận 6 là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, có Chợ Bình Tây (thường gọi là Chợ Lớn), đây được xem một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. Với diện tích tự nhiên 7,14 km², dân số khoảng 240 ngàn người.

Thế mạnh của Quận 6 là thương mại, dịch vụ; trong đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bên cạnh đó với phần đông là dân lao động, có đông người Hoa có nhiều kinh nghiệm, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, phát triển mạnh về sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Hiện tại, Quận 6 được chia làm 14 phường trực thuộc, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.

Phạm vi, tính chất lập quy hoạch quận 6

Phạm vi quy hoạch quận 6 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của quận 6, với 14 phường có diện tích 7,14 km² và vị trí tiếp giáp:

  • Phía đông giáp Quận 5 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn
  • Phía tây giáp quận Bình Tân với ranh giới là đường An Dương Vương
  • Phía nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa
  • Phía bắc giáp Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng, Tân Hóa) và quận Tân Phú.

Tính chất lập quy hoạch quận 6:

  • Phát huy vị trí vai trò và thế mạnh của quận đối với thành phố là cửa ngõ phía Tây Nam đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (đảm bảo lưu thông, cung cấp nơi cư ngụ và các dịch vụ thương mại là thế mạnh của quận 6).
  • Gắn kết chặt chẽ các không gian đô thị; tổ chức giao thông, thiết kế đô thị, môi trường với các quận kế cận và khai thác, phát huy các thế mạnh của từng quận để hỗ trợ trong quá trình phát triển.
  • Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục đẩy mạnh việc di dời các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hoạt động kém hiệu quả và chuyển đổi sang chức năng dân dụng như công trình công cộng, công viên cây xanh theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
  • Về vấn đề cải tạo các khu ở cũ: chỉnh trang, cải tạo kết hợp xây dựng mới trên cơ sở giữ gìn, bảo vệ các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa truyền thống, tổ chức sắp xếp lại mạng lưới giao thông, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tăng cường mạng lưới công trình phúc lợi công cộng, công viên cây xanh … (không gây xáo trộn lớn cuộc sống của người dân).
  • Về vấn đề phát triển các khu ở mới: Các khu dân cư mới được xây dựng theo hướng hiện đại có cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết hợp giữ gìn cảnh quan, đảm bảo môi trường sống chất lượng cao nhằm tạo sức hút về đầu tư là động lực cho việc hình thành đô thị.

Bản đồ quy hoạch quận 6 TP Hồ Chí Minh

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 6

Bảng phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch:

bản đồ quy hoạch quận 6

PHÓNG TO

Bảng diện tích thu hồi đất năm 2021:

bản đồ quy hoạch quận 6

PHÓNG TO

bản đồ quy hoạch quận 6
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 5

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận 6 năm 2021

Theo Quyết định số 1827/QĐ-UBND, UBND quận 6 ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 trên địa bàn Quận 6 với 04 chỉ tiêu cụ thể, gồm:

  • Phân bổ diện tích các loại đất trồng trong năm 2021;
  • Diện tích thu hồi đất năm 2021;
  • Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021
  • Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng năm 2021.

PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất tại Quận 6 năm 2021
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất tại Quận 6 năm 2021

 

Quy hoạch giao thông quận 6 TPHCM

Về đường sắt đô thị: Tuyến đường sắt đô thị số 3a (Bến Thành – bến xe Miền Tây) đi trong hành lang đường Hồng Bàng, đường Kinh Dương Vương; tuyến đường sắt đô thị số 6 (Bà Quẹo – vòng xoay Phú Lâm); tuyến xe điện số 1 đi trong hành lang đường Võ Văn Kiệt, đường Lý Chiêu Hoàng; tuyến đường sắt Hòa Hưng – Tân Kiên dự kiến đi cao theo hành lang đường Hồng Bàng, đường Bà Hom. Vị trí và quy mô các nhà ga bố trí dọc tuyến đường sắt sẽ được xác định cụ thể khi dự án được nghiên cứu, triển khai theo quy định.

Về giao thông đường bộ đối ngoại: Có 3 tuyến đường có chức năng giao thông đối ngoại nối kết các vùng, khu vực đô thị kế cận, gồm đường Võ Văn Kiệt, đường Kinh Dương Vương và đường Hồng Bàng. Cụ thể như sau:

  • Đường Võ Văn Kiệt: là tuyến đường xuyên tâm thành phố nối kết giữa các quận Bình Tân, quận 5, quận 1, quận 2 thông qua hầm Thủ Thiêm với lộ giới 42m – 60m.
  • Đường Kinh Dương Vương – đường Hồng Bàng: hai tuyến đường này nối kết với nhau tạo thành tuyến đường giao thông trục chính với lộ giới 40m.

Về giao thông đường bộ đối nội:

Đối với các đường hiện hữu: tiếp tục thực hiện cải tạo, nâng cấp mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định.

Đối các đường dự phóng: thực hiện quản lý chặt chẽ, tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới đường giao thông của khu vực, đảm bảo khai thác giao thông hiệu quả.

Về giao thông đường thủy: Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2030, các tuyến sông, rạch có chức năng giao thông thủy và phân cấp hạng kỹ thuật như sau: kênh Tàu Hủ – Lò Gốm cấp V, rạch Lò Gốm – Ông Buông cấp VI.

Về hệ thống bến bãi:

Dự kiến các bến bãi xe tại các vị trí đầu mối giao thông, ga xe điện mặt đất gồm bến xe buýt Chợ Lớn với diện tích 0,8 ha (đã trừ lộ giới), ga xe điện mặt đất với diện tích 0,2 – 0,3 ha mỗi ga. Ngoài ra, còn có các bãi xe mặt đất với tổng diện tích 1,5 ha được dự kiến bố trí tại công viên Phú Lâm, khu vực số 621 đường Phạm Văn Chí, khu Bình Tây Plaza trước chợ Bình Tây.

Hệ thống công trình ngầm dự kiến được bố trí ở các vị trí như: Công viên Phú Lâm, công viên văn hóa du lịch Bình Phú, trung tâm thể dục thể thao tại phường 10, khu vực số 621 đường Phạm Văn Chí, khu Võ Văn Kiệt Plaza.

Về các nút giao thông chính:

Ưu tiên nghiên cứu giải pháp tổ chức giao thông khác mức giữa đường Hồng Bàng – đường Minh Phụng (bùng binh Cây Gõ), nút giao Phú Lâm đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa chức năng giao đô thị.

Cải tạo, xây dựng các nút giao thông cùng mức: nút giao ngã 5 Mũi Tàu (đường Kinh Dương Vương – đường Hậu Giang), nút giao cắt đường An Dương Vương – đường Bà Hom, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa chức năng giao đô thị.

Xem thêm: