Bản đồ hành chính Quận 6 giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn Quận 6 chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính Quận 6 khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Giới thiệu sơ lược Quận 6 tại TP Hồ Chí Minh
Quận 6 nằm về phía Tây Nam, là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây cũng là khu vực giao lưu nối kết giữa nội Thành phố Sài Gòn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Thế mạnh của Quận 6 là thương mại, dịch vụ; trong đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam Bộ nổi tiếng là chợ đầu mối Bình Tây phần đông là dân lao động, có đông người Hoa có nhiều kinh nghiệm, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, phát triển mạnh về sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Quận 6 hiện có diện tích 7,14 km², dân số năm 2020 khoảng 234 ngàn người. Về địa giới, chia làm 14 phường:1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14, tiếp giáp các quận như Quận 5, Quận Bình Tân, Quận 8, Quận 11.
Tiếp giáp địa lý:
- Phía đông giáp Quận 5 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn
- Phía tây giáp quận Bình Tân với ranh giới là đường An Dương Vương
- Phía nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa
- Phía bắc giáp Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng, Tân Hóa) và quận Tân Phú.
Bản đồ hành chính Quận 6 khổ lớn
Thông tin quy hoạch Quận 6 trong giai đoạn 2022 – 2030
Phạm vi, tính chất lập quy hoạch quận 6
Phạm vi quy hoạch quận 6 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của quận 6, với 14 phường có diện tích 7,14 km² và vị trí tiếp giáp:
- Phía đông giáp Quận 5 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn
- Phía tây giáp quận Bình Tân với ranh giới là đường An Dương Vương
- Phía nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa
- Phía bắc giáp Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng, Tân Hóa) và quận Tân Phú.
Tính chất lập quy hoạch quận 6: Phát huy vị trí vai trò và thế mạnh của quận đối với thành phố là cửa ngõ phía Tây Nam đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (đảm bảo lưu thông, cung cấp nơi cư ngụ và các dịch vụ thương mại là thế mạnh của quận 6).
Gắn kết chặt chẽ các không gian đô thị; tổ chức giao thông, thiết kế đô thị, môi trường với các quận kế cận và khai thác, phát huy các thế mạnh của từng quận để hỗ trợ trong quá trình phát triển.
Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục đẩy mạnh việc di dời các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hoạt động kém hiệu quả và chuyển đổi sang chức năng dân dụng như công trình công cộng, công viên cây xanh theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
Về vấn đề cải tạo các khu ở cũ: chỉnh trang, cải tạo kết hợp xây dựng mới trên cơ sở giữ gìn, bảo vệ các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa truyền thống, tổ chức sắp xếp lại mạng lưới giao thông, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tăng cường mạng lưới công trình phúc lợi công cộng, công viên cây xanh … (không gây xáo trộn lớn cuộc sống của người dân).
Về vấn đề phát triển các khu ở mới: Các khu dân cư mới được xây dựng theo hướng hiện đại có cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết hợp giữ gìn cảnh quan, đảm bảo môi trường sống chất lượng cao nhằm tạo sức hút về đầu tư là động lực cho việc hình thành đô thị.
2. Quy hoạch phát triển không gian quận 6
2.1. Khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kho tàng: Các khu nhà nhà xưởng, bến bãi hoạt động kém hiệu quả được chuyển đổi sang chức năng dân dụng như công trình công cộng, công viên cây xanh…
Duy trì một số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hoạt động có hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường.
2.2. Khu trung tâm quận và công trình công cộng: Công trình công cộng khu ở: gồm các công trình công cộng mang tính thường xuyên như công trình hành chính cấp phường, thương mại dịch vụ, chợ, trạm y tế, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở. Đảm bảo đủ các loại hình phục vụ thiết yếu, cấp phục vụ, quy mô phục vụ và bố trí theo giải pháp phân tán trong các khu ở, đảm bảo bán kính phục vụ và vị trí phù hợp với chức năng; đồng thời kết hợp với các mảng hoa viên sân chơi thể dục thể thao tạo nên những khoảng không gian mở cho từng khu vực.
Trung tâm hành chính quận: phát triển tại vị trí trung tâm quận hiện nay nằm trên tuyến đường Phạm Văn chí, đường Cao Văn Lầu.
Trung tâm thương mại dịch vụ: hình thành và phát triển dọc theo tuyến đường Võ Văn Kiệt, đường Hậu Giang, đường Lò Gốm, đường Phan Văn Khỏe – đường Bãi Sậy, đường Kinh Dương Vương. Các khu vực này cần đặc biệt chú trọng tổ chức không gian cảnh quan với hình thức kiến trúc phù hợp.
Trung tâm văn hóa giải trí: phát triển tại công viên Phú Lâm, phường 13, công viên văn hóa du lịch Bình Phú, phường 11.
2.3. Các đơn vị ở: Phân khu đơn vị ở không thay đổi và có tính kế thừa so với quy hoạch chung được phê duyệt năm 1998, dự kiến quận 6 được chia thành 4 khu vực.
Khu 1: Gồm các phường 2, 5, 6, 9 là các khu ở tương đối ổn định, cải tạo chỉnh trang. Xây dựng mới một số khu vực thành khu hỗn hợp bao gồm các chức năng ở, thương mại dịch vụ, văn phòng, công trình công cộng và cây xanh nhóm nhà. Tập trung các công trình thương mại – dịch vụ chính (chợ Bình Tây, trục đường Hậu Giang, đường Hồng Bàng).
- Diện tích đất tự nhiên: 105,51 ha.
- Dân số: dự kiến đến năm 2025 là 54.000 người, đến năm 2030 là 61.000 người.
Khu 2: Gồm các phường 1, 3, 4, 7, 8 xây dựng mới một số khu vực thành khu hỗn hợp bao gồm các chức năng ở, thương mại dịch vụ, văn phòng, công trình công cộng và cây xanh nhóm nhà, chủ yếu tập trung trên tuyến đường Võ Văn Kiệt.
- Diện tích đất tự nhiên: 161,74 ha.
- Dân số: dự kiến đến năm 2025 là 86.000 người, đến năm 2030 là 100.000 người.
Khu 3: Gồm các phường 12, 13, 14, Công viên Phú Lâm là quỹ đất cây xanh chính của quận 6, xây dựng mới một số khu vực thành khu hỗn hợp bao gồm các chức năng ở, thương mại dịch vụ, văn phòng, công trình công cộng và cây xanh nhóm nhà.
- Diện tích đất tự nhiên: 200,3 ha.
- Dân số: dự kiến đến năm 2025 là 79.000 người, đến năm 2030 là 86.000 người.
Khu 4: Gồm các phường 10, 11, là khu vực hình thành các khu ở mới, xây dựng mới một số khu vực thành khu hỗn hợp bao gồm các chức năng ở, thương mại dịch vụ, văn phòng, công trình công cộng và cây xanh nhóm nhà.
- Diện tích đất tự nhiên: 246,91 ha.
- Dân số: dự kiến đến năm 2025 là 61.000 người, đến năm 2030 là 68.000 người.
2.4. Công viên cây xanh: Cải tạo, nâng cấp các công viên hiện hữu trên địa bàn quận, xây dựng công viên trong khu ở mới trên cơ sở chuyển đổi các quỹ đất sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sang mục đích dân dụng.
2.5. Giáo dục: Xây dựng các trường học mới theo định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới hệ thống giáo dục đã được phê duyệt trên địa bàn quận 6.
Cải tạo và mở rộng các trường học hiện hữu theo tiêu chuẩn ngành giáo dục.
3. Thông tin quy hoạch giao thông tại quận 6 TPHCM
Về đường sắt đô thị: Tuyến đường sắt đô thị số 3a (Bến Thành – bến xe Miền Tây) đi trong hành lang đường Hồng Bàng, đường Kinh Dương Vương; tuyến đường sắt đô thị số 6 (Bà Quẹo – vòng xoay Phú Lâm); tuyến xe điện số 1 đi trong hành lang đường Võ Văn Kiệt, đường Lý Chiêu Hoàng; tuyến đường sắt Hòa Hưng – Tân Kiên dự kiến đi cao theo hành lang đường Hồng Bàng, đường Bà Hom. Vị trí và quy mô các nhà ga bố trí dọc tuyến đường sắt sẽ được xác định cụ thể khi dự án được nghiên cứu, triển khai theo quy định.
Về giao thông đường bộ đối ngoại: Có 3 tuyến đường có chức năng giao thông đối ngoại nối kết các vùng, khu vực đô thị kế cận, gồm đường Võ Văn Kiệt, đường Kinh Dương Vương và đường Hồng Bàng. Cụ thể như sau:
- Đường Võ Văn Kiệt: là tuyến đường xuyên tâm thành phố nối kết giữa các quận Bình Tân, quận 5, quận 1, quận 2 thông qua hầm Thủ Thiêm với lộ giới 42m – 60m.
- Đường Kinh Dương Vương – đường Hồng Bàng: hai tuyến đường này nối kết với nhau tạo thành tuyến đường giao thông trục chính với lộ giới 40m.
Về giao thông đường bộ đối nội: Đối với các đường hiện hữu: tiếp tục thực hiện cải tạo, nâng cấp mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định.
Đối các đường dự phóng: thực hiện quản lý chặt chẽ, tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới đường giao thông của khu vực, đảm bảo khai thác giao thông hiệu quả.
Về giao thông đường thủy: Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2030, các tuyến sông, rạch có chức năng giao thông thủy và phân cấp hạng kỹ thuật như sau: kênh Tàu Hủ – Lò Gốm cấp V, rạch Lò Gốm – Ông Buông cấp VI.
Về hệ thống bến bãi: Dự kiến các bến bãi xe tại các vị trí đầu mối giao thông, ga xe điện mặt đất gồm bến xe buýt Chợ Lớn với diện tích 0,8 ha (đã trừ lộ giới), ga xe điện mặt đất với diện tích 0,2 – 0,3 ha mỗi ga. Ngoài ra, còn có các bãi xe mặt đất với tổng diện tích 1,5 ha được dự kiến bố trí tại công viên Phú Lâm, khu vực số 621 đường Phạm Văn Chí, khu Bình Tây Plaza trước chợ Bình Tây.
Hệ thống công trình ngầm dự kiến được bố trí ở các vị trí như: Công viên Phú Lâm, công viên văn hóa du lịch Bình Phú, trung tâm thể dục thể thao tại phường 10, khu vực số 621 đường Phạm Văn Chí, khu Võ Văn Kiệt Plaza.
Về các nút giao thông chính: Ưu tiên nghiên cứu giải pháp tổ chức giao thông khác mức giữa đường Hồng Bàng – đường Minh Phụng (bùng binh Cây Gõ), nút giao Phú Lâm đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa chức năng giao đô thị.
Cải tạo, xây dựng các nút giao thông cùng mức: nút giao ngã 5 Mũi Tàu (đường Kinh Dương Vương – đường Hậu Giang), nút giao cắt đường An Dương Vương – đường Bà Hom, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa chức năng giao đô thị.
Xem thêm: