Lá hẹ hấp đường phèn có tác dụng là băn khoăn của rất nhiều người, hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của món lê hấp đường phèn trong bài viết dưới đây.
Để tìm hiểu về tác dụng của món lá hẹ hấp đường phèn, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về tác dụng của từng loại dược liệu.
Lá hẹ có tác dụng gì?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, lá hẹ tươi tập trung khá nhiều loại vitamin, cùng hàng loạt khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể.
Nổi bật trong số này phải kể đến hàm lượng cao vitamin A. Chỉ cần tiêu thụ khoản 1/4 chén lá hẹ tươi là bạn đã bổ sung cho cơ thể khoảng 17% đến 22% lượng vitamin cần thiết hàng ngày.
Các tác dụng nổi bật của lá hẹ:
Lá hẹ hấp đường phèn là bài thuốc trị ho rất hiệu quả
Tăng cường khả năng tư duy
Bên cạnh vitamin A, vitamin K, lá hẹ cung cấp cho cơ thể cả Vitamin nhóm B, chẳng hạn như vitamin B9. Loại vitamin này cần thiết cho hoạt động phát triển trí não, kích thích khả năng tư duy ở trẻ.
Trẻ đang trong thời kỳ phát triển mạnh về trí não cần bổ sung thêm vitamin B từ những loại thực phẩm có lợi như lá hẹ. Đây là biện pháp đơn giản giúp tăng cường khả năng tư duy cho trẻ.
Giúp mắt sáng hơn
Lá hẹ là loại rau gia vị giúp bổ sung vitamin A cần thiết cho cơ thể. Cùng với đó làm lượng cao lutein, zeaxanthin, thuộc nhóm chất chống oxy hóa mạnh. Chúng hỗ trợ hoạt động thị lực, tăng cường khả năng điều tiết tầm nhìn. Ngoài ra, hợp chất chống oxy hóa trong lá hẹ còn tham gia hiệu quả vào quá trình ngăn chặn lão hóa, phòng chống đục thủy tinh thể.
Bên cạnh đó, lá hẹ còn là nguồn bổ sung vitamin K dồi dào. Đây là loại vitamin tham gia vào quá trình hỗ trợ enzyme thúc đẩy phát triển tế bào, ngăn chặn lão hóa xương.
Trong lá hẹ tươi chứa lượng lớn Quercetin, Flavonoid, Caroten, Zeaxanthin, Lutein,... những hợp chất tham gia tích cực vào hoạt động ngăn chặn sự sản sinh và lan rộng của tế bào gây ung thư.
Giải độc gan
Vitamin A và vitamin C trong lá hẹ giữ vai trò như 2 chất đối kháng lại hoạt động của gốc tự do, tăng cường khả năng đề kháng, kích thích hoạt động của gan. Hai loại vitamin này hỗ trợ đắc lực quá trình giải độc gan, hạn chế tình trạng cơ thể tích lũy độc tố.
Đường phèn có tác dụng gì?
Báo Lao động dẫn nguồn trang Boldsky đã chỉ ra những tác dụng của đường phèn như sau:
Hơi thở thơm mát
Bạn có thể bị hôi miệng do vi khuẩn bám bên trong nướu nhiều giờ nếu bạn không đánh răng hoặc súc miệng sau khi ăn. Đường phèn duy trì hơi thở thơm tho khi bạn ăn chúng sau bữa ăn. Nó đảm bảo sự tươi mát trong miệng và hơi thở.
Giảm ho
Ho có thể xảy ra khi cổ họng của bạn bị vi trùng tấn công hoặc khi bạn bị sốt. Đường phèn chứa các đặc tính y học có thể làm dịu cơn ho ngay lập tức. Ngậm đường phèn trong miệng sẽ giúp giảm cơn ho dai dẳng của bạn.
Trị đau họng
Thời tiết lạnh có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, bao gồm cả đau họng. Đường phèn là cách chữa đau họng nhanh chóng.
Giúp tiêu hóa
Đường phèn hỗ trợ tiêu hóa khi ăn cùng với hạt thì là. Vì vậy, để ngăn ngừa chứng khó tiêu, hãy ăn một vài viên đường phèn sau bữa ăn.
Tốt cho não bộ
Đường phèn cũng được sử dụng như một loại thuốc bổ tự nhiên cho não. Đường phèn giúp cải thiện trí nhớ và giải tỏa mệt mỏi về tinh thần. Pha đường phèn với sữa ấm và uống trước khi đi ngủ là một phương thuốc tự nhiên để cải thiện trí nhớ.
Hữu ích với các bà mẹ đang cho con bú
Đường phèn hoạt động như một chất chống trầm cảm và tăng sản xuất sữa mẹ. Và đường phèn ít ngọt hơn so với đường tinh luyện, nó sẽ không gây hại cho người mẹ.
Lá hẹ hấp đường phèn có tác dụng gì?
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Bùi Đắc Sáng - Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội đông y Hà nội cho biết, lá hẹ tươi tính ấm, vị cay ngọt và có công dụng ôn trung, kháng khuẩn, tiêu đờm, trợ khí có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng viêm họng.
Bài thuốc từ lá hẹ tươi hấp đường phèn có thể được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Lương y Sáng hướng dẫn cách làm lá hẹ tươi chưng đường phèn như sau:
Thành phần: Lá hẹ tươi 100g, đường phèn vừa đủ.
Cách dùng: Lá hẹ tươi rửa sạch, cắt nhỏ. Đường phèn giã nhỏ. Cho hai nguyên liệu vào chén hoặc bát sạch, hấp cách thủy trong 30 phút. Chia lá hẹ chưng đường phèn thành 2 phần, ăn trong ngày.