CGI là gì? Cách thức hoạt động CGI như thế nào?

CGI là gì? Cách thức hoạt động CGI như thế nào? Đây là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hôm nay, dưới đây BANDOVIETNAM.NET giải đáp CGI là gì? Cách thức hoạt động CGI như thế nào? một cách chi tiết và chính xác. Cùng tham khảo ngay nhé!

CGI là gì?

CGI là gì?

CGI là từ viết tắt của Computer-Generated Imagery - Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính. Về cơ bản, Computer-Generated Imagery (CGI) là việc tạo ra các hình ảnh tĩnh hoặc động bằng phần mềm máy tính. CGI thường được dùng để chỉ các hình ảnh đồ họa máy tính 3D được dùng để tạo ra nhân vật, cảnh quan và hiệu ứng đặc biệt trong phim và game... Ngoài ra CGI còn được dùng trong cả quảng cáo, kiến trúc, kỹ thuật, thực tế ảo và thậm chí cả nghệ thuật.

Công nghệ CGI

Công nghệ CGI

CGI được đánh giá là một công nghệ tối ưu, đặc biệt về mặt kinh phí thực hiện. Bởi nó rẻ hơn các phương pháp ngoài đời thực như tạo ra các mô hình vật lý phức tạp, thuê diễn viên quần chúng. Bên cạnh đó, CGI còn giúp các bộ phim giải quyết các cảnh quay khó, không an toàn cho diễn viên hoặc tạo ra những khung cảnh không có thật, mất nhiều chi phí để dàn dựng.

Cách thức hoạt động CGI như thế nào?

CGI được tạo ra các hình ảnh đồ họa bằng các thuật toán trong phần mềm. Nhà thiết kế có thể tạo ra các cấu trúc phức tạp, các trình chỉnh sửa ảnh 2D, có thể tạo ra những hình ảnh 3D.

Phần mềm đồ họa 3D có thể tạo ra mọi thứ bằng cách kết hợp các hình tam giác và tứ giác phẳng. Ngoài ra phần mềm 3D còn có thể mô phỏng ánh sáng phản chiếu với các bề mặt tạo ra các hiệu ứng vô cùng chân thật.

Kỹ thuật phông xanh
Kỹ thuật phông xanh

Việc tạo hình ảnh bằng công nghệ CGI bắt đầu từ việc lên ý tưởng, những phương pháp kỹ thuật hiệu ứng để có thể tập trung vào phần mềm dựng hình phù hợp. CGI thực sự xuất sắc khi các nhà làm phim sử dụng một kỹ thuật gọi là compositing- kỹ thuật phông xanh.

Các cảnh phim thường được quay với phông xanh đằng sau và trong quá trình chỉnh sửa hậu kỳ để tạo kết cấu cho mẫu 3D và làm nguồn tham khảo cho các yếu tố khác như ánh sáng, kích thước đối tượng. 

Lịch sử phát triển của CGI

Những sản phẩm ứng dụng công nghệ CGI đầu tiên ra mắt vào đầu thập niên 70 khi đó máy vi tính đã phát triển để tạo ra những hiệu ứng hình ảnh hư cấu nhìn như “thực”.

Bộ phim đầu tiên ứng dụng công nghệ này là Westworld năm 1973 của Michael Crichton. Sau đó, nhiều bom tấn mới của điện ảnh Hollywood xuất hiện với công nghệ CGI này ở thập niên 80 như Star Wars phát hành năm 1977. Đây là bước đầu mở ra một thế giới điện ảnh mới, khi tất cả đều có thể được tạo ra trên máy tính. 

Loạt phim Star Wars
Loạt phim Star Wars

Một trong những người đầu tiên sử dụng công nghệ CGI trong những tác phẩm điện ảnh của mình là đạo diễn James Cameron. Những tác phẩm mang tên tuổi của James Cameron bay cao  như The Abyss năm 1989 và Terminator 2 năm 1991. Kể từ đó CGI trở nên ngày càng phổ biến.

Toy Story
Toy Story

Năm 1993, khán giả còn phấn khích hơn khi được thấy những con khủng long y như thật trong Jurassic Park. Các nhà làm phim đã dùng CGI để mô tả một cách chân thực nhất cách di chuyển, làn da và hoạt động của khủng long. Thành công này thúc đẩy các nhà làm phim tiếp tục cải thiện CGI.

Kỹ thuật phông xanh giúp nâng tầm CGI

Các nhà làm phim dễ dàng tạo ra được những khung cảnh hoành tráng
Các nhà làm phim dễ dàng tạo ra được những khung cảnh hoành tráng

Tới năm 1995, lần đầu tiên CGI được dùng để tạo ra cả một bộ phim. Kết quả là sự ra đời của "Toy Story", một bộ phim hoạt hình mà cho tới hiện tại vẫn còn hấp dẫn khán giả. Những nhân vật cực kỳ chân thực của Toy Story như Woody, Buzz và Rex đã làm cho mọi khán giả phải trầm trồ. Pixar cũng đã mau chóng tiếp nối thành công của Toy Story bằng những bộ phim làm hoàn toàn bằng CGI khác như Monsters Inc. và Finding Nemo.

Khi CGI được cải thiện, nó cũng trở nên phổ biến hơn. Năm 2001, CGI trong phim Trân Châu Cảng đã giúp tái hiện chân thực một sự kiện lịch sử. Cùng năm đó, Gollum trở thành nhân vật CGI đầu tiên có thể giao tiếp, tương tác với các diễn viên trong Lord of the Rings. Các nhà làm phim đã sử dụng công nghệ ghi lại chuyển động để giúp Gollum trông chân thực nhất. Tức là họ đã ghi lại chuyển động của một diễn viên sau đó kết hợp với CGI để tạo ra chuyển động của Gollum.

Thế giới huyền diệu của Avatar

Bộ phim Avatar năm 2009 đã nâng CGI lên một tầm cao mới. Nó kết hợp theo dõi chuyển động với theo dõi khuôn mặt và kết hợp với CGI. Kết quả là các nhân vật trong Avatar chân thực tới mức tuyệt vời. Bộ phim này sau đó đã nhận được 3 giải Oscar và trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Khán giả thực sự bị choáng ngợp trước sự chân thực của thế giới hư cấu mà CGI tạo ra.

Một cảnh hoành tráng trong phim Marvel thực chất chỉ là các diễn viên chạy trên máy chạy bộ trong studio
Một cảnh hoành tráng trong phim Marvel thực chất chỉ là các diễn viên chạy trên máy chạy bộ trong studio

Hiện nay, các nhà làm phim vẫn tiếp tục cải thiện CGI. Các bộ phim siêu anh hùng của Marvel luôn khiến khán giả phải trầm trồ về độ hoành tráng, chân thực của các kỹ xảo. Các bộ phim của Disney thì ngày càng chi tiết hơn, đẹp hơn. Ngày nay, CGI còn được sử dụng trong game và các show truyền hình.

Thực tế, nhiều người cho rằng CGI đã thay đổi vĩnh viễn ngành công nghiệp điện ảnh. Hy vọng rằng trong tương lai, CGI còn phát triển hơn nữa để tạo ra thêm các tác phẩm điện ảnh xuất sắc.

Những tính năng mà công nghệ CGI mang lại

Chỉnh sửa ảnh nghệ thuật, tạo cảnh vật ảo

Công nghệ CGI giúp con người tạo ra những hình ảnh mới hoặc dùng để chỉnh sửa hình ảnh có sẵn bằng những nét vẽ để tạo nên một bức tranh giống như bức ảnh được chụp. Từ đó tạo ra các bức tranh phong cảnh nhìn như thật mà rất tự nhiên.

Hình ảnh trông như thật
Hình ảnh trông như thật

Các mẫu vẽ kết cấu

Các mẫu vẽ mô phỏng bằng máy tính CGI được ứng dụng trong việc vẽ kết cấu của các ngành kỹ thuật hay kiến trúc. Hiện nay, y học hiện đại đã ứng dụng công nghệ này để tạo ra các mô hình riêng biệt của bệnh nhân trong các cuộc phẫu thuật phức tạp, việc xây dựng một mô hình chi tiết của một bệnh nhân sẽ giúp lên kế hoạch cho cuộc phẫu thuật chính xác và cẩn thận hơn.

Các mẫu vẽ kết cấu
Các mẫu vẽ kết cấu

Tạo ra các trò chơi điện tử

Công nghệ CGI giúp tạo ra các nhân vật và giao diện game càng thêm sắc nét, hấp dẫn, làm cho người chơi như sống trong thế giới thật. 

Xem thêm: 

Trên đây là một vài thông tin tổng quan về CGI và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hãy chia sẻ nếu thấy thú vị nhé!