Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Phước đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Bình Phước đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực Tỉnh Bình Phước chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Bình Phước, tiết kiệm thời gian đi lại.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Bình Phước đến năm 2030 chi tiết.

Thông tin cơ bản về tỉnh Bình Phước

Giới thiệu sơ lược tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tổng dân số hiện khoảng 1 triệu dân, với diện tích 6.880,6 km2. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất miền nam. Tỉnh lỵ của Bình Phước là thành phố Đồng Xoài, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741. 

Về tiếp giáp địa lý: Phía bắc của tỉnh Bình Phước giáp các tỉnh Mondulkiri và Kratié của Campuchia và tỉnh Đắk Nông; Phía đông giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai; Phía tây giáp tỉnh Tbong Khmum của Campuchia và tỉnh Tây Ninh; Phía nam giáp tỉnh Bình Dương.

Hiện tại, Tỉnh Bình Phước được chia làm 11 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố Đồng Xoài, 2 thị xã (Bình Long, Phước Long) và 8 huyện (Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng, chia thành 111 đơn vị hành chính cấp xã gồm 15 phường, 6 thị trấn và 90 xã.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước mới nhất

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch các huyện, thành tại tỉnh Bình Phước

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành Phố Đồng Xoài đến năm 2030

Thành phố Đồng Xoài có diện tích đất 167,32 km² nằm về phía nam của tỉnh Bình Phước, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 101 km về phía bắc. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh, có vị trí thuận lợi, nằm trên giao lộ giữa Quốc lộ 14 và Tỉnh lộ 741, nối liền với các tỉnh, thành như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…Thành phố có vị trí địa lý:

  • Phía tây giáp huyện Chơn Thành
  • Phía tây nam giáp huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
  • Các phía còn lại giáp huyện Đồng Phú.

Trên địa bàn Thành phố có các đường giao thông quan trọng là quốc lộ 14, đường liên tỉnh DT741 (Tỉnh lộ 741) là những con đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và nước bạn Campuchia. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có đường Lê Quý Đôn (đường DT753) đi ra tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay Đồng Xoài được chia làm 8 đơn vị hành chính, gồm 6 phường: Tân Bình, Tân Đồng, Tân Phú, Tân Thiện, Tân Xuân, Tiến Thành và 2 xã: Tân Thành, Tiến Hưng.

PHÓNG TO

Bản Đồ Quy Hoạch Thị Xã Bình Long đến năm 2030

Thị xã Bình Long giữ vai trò là trung tâm chính trị, văn hoá, giáo dục phía tây của tỉnh và là đô thị lớn thứ 2 của tỉnh sau thành phố Đồng Xoài về dân số.

Bình Long nằm ở phía tây tỉnh Bình Phước, cách thành phố Đồng Xoài khoảng 47 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110 km, cách cửa khẩu quốc tế Hoa Lư khoảng 41 km.

Thị xã Bình Long được thành lập vào ngày 11 tháng 8 năm 2009 theo nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam. Thị xã hiện đang là đô thị loại IV.

PHÓNG TO

Bản Đồ Quy Hoạch Thị Xã Phước Long đến năm 2030

Thị xã Phước Long có diện tích đất 119,38 km² nằm ở đông bắc tỉnh Bình Phước và có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp huyện Bù Gia Mập
  • Phía tây và phía nam giáp huyện Phú Riềng
  • Phía đông giáp huyện Bù Đăng.

Thị xã Phước Long được chia làm 7 đơn vị hành chính, gồm 5 phường: Long Phước, Long Thuỷ, Phước Bình, Sơn Giang, Thác Mơ và 2 xã: Long Giang, Phước Tín. Trung tâm hành chính thị xã đặt tại phường Long Phước.

Phước Long cách trung tâm Thị xã Đồng Xoài khoảng 55 Km theo ĐT 741, cách thị xã Thủ Dầu Một  130 Km và cách TP Hồ Chí Minh 165 Km.

PHÓNG TO

Bản Đồ Quy Hoạch Huyện Bù Đăng đến năm 2030

Huyện Bù Đăng có diện tích 1.501 Km2, nằm ở phía đông bắc của tỉnh Bình Phước. 

Về tuyến giáp địa giới :Phía đông giáp tỉnh Đắk Nông; Phía tây giáp thị xã Phước Long và các huyện Bù Gia Mập, Phú Riềng; Phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và huyện Đồng Phú; phía bắc giáp huyện Bù Gia Mập và tỉnh Đắk Nông.

Huyện Bù Đăng có 16 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Đức Phong và 15 xã: Bình Minh, Bom Bo, Đak Nhau, Đoàn Kết, Đăng Hà, Đồng Nai, Đức Liễu, Đường 10, Minh Hưng, Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, Phú Sơn, Phước Sơn, Thọ Sơn, Thống Nhất.

PHÓNG TO

 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đốp mới nhất

Huyện Bù Đốp có diện tích 377,5km2  nằm ở phía bắc tỉnh Bình Phước, có vị trí địa lý:

  • Phía Đông và phía Nam giáp huyện Bù Gia Mập
  • Phía Tây giáp huyện Lộc Ninh và Campuchia
  • Phía Bắc giáp Campuchia.

Huyện Bù Đốp có địa hình chuyển tiếp, địa hình tương đối bằng phẳng ít dốc, độ cao dao động từ 90 – 150 m.

Hiện tại, Bù Đốp được chia thành 7 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Thanh Bình (huyện lỵ) và 6 xã Thanh Hoà, Phước Thiện, Tân Thành, Tân Tiến, Hưng Phước, Thiện Hưng.

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch Huyện Bù Gia Mập đến năm 2030

Huyện được thành lập theo Nghị quyết số 35-NQ/CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 11 năm 2009. Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng, có vị trí chiếm lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng.

Huyện có diện tích 1.061,16 km2 nằm ở phía đông bắc tỉnh Bình Phước, cách TP Đồng Xoài khoảng 65 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Bù Đăng và huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
  • Phía tây giáp huyện Lộc Ninh và huyện Bù Đốp
  • Phía nam giáp thị xã Phước Long và huyện Phú Riềng
  • Phía bắc giáp Campuchia.

Đây là huyện có dân số đông nhất trong các đơn vị hành chính huyện của tỉnh.

PHÓNG TO

 

Phân Vùng Chức Năng Và Tổ Chức Không Gian Vùng Tỉnh Bình Phước

Vùng Trung Tâm - Vùng I

Vùng này phân bố về phía Nam của tỉnh bao gồm các đơn vị hành chính: Toàn bộ Thành phố Đồng Xoài, huyện Chơn Thành; huyện Hớn Quản , Thị xã Bình Long; khu vực Tây- Nam Huyện Đồng Phú.

Nằm trên trục kinh tế, công nghiệp của Quốc gia, Vùng Đông Nam Bộ với định hướng tập trung phát triển công nghiệp – du lịch – dịch vụ gắn liền với các trục đường giao thông quan trọng: Đường Hồ Chí Minh, QL 14, QL13, đường ĐT741, tuyến đường sắt Chơn Thành – Đắc Nông, tuyến đường sắt Chơn Thành – Lộc Ninh – Campuchia v.v…

Vùng này có mật độ dân cư đông đúc, đô thị hoá cao sẽ là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội chung của tỉnh.

  • Diện tích tự nhiên khoảng 981,39 km2, chiếm 14,3% diện tích tự nhiên của tỉnh.
  • Dân số chiếm 24% dân số toàn tỉnh, đô thị hóa 38-40%.

Vùng Kinh Tế Với Tiềm Năng Phát Triển Nông Nghiệp – Dịch Vụ – Du Lịch – Là Chủ Đạo - Vùng II

Đây là vùng gồm các huyện, thị phía Bắc của tỉnh như huyện Lộc Ninh, huyện Bù Đốp huyện Bù Gia Mập và Thị xã Phước Long. Tiềm năng phát triển của vùng này là nông nghiệp trong đó chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày gắn với phát triển du lịch sinh thái

  • Diện tích tự nhiên khoảng 2.880 km2, chiếm 42% diện tích tự nhiên của tỉnh.
  • Dân số chiếm 49,3% dân số toàn tỉnh, đô thị hóa 20%.

Vùng III: Vùng Có Tiềm Năng Phát Triển Kinh Tế Nông, Lâm Nghiệp, Kết Hợp Du Lịch Sinh Thái Tại Các Khu Rừng Sinh Thái Tự Nhiên Nam Cát Tiên, v.v…

Vùng này tập trung vào phía đông của tỉnh bao gồm các đơn vị hành chính huyện Bù Đăng và các xã phía Đông- Nam Huyện Đồng Phú.

  • Diện tích tự nhiên khoảng 3.000 km2, chiếm 43,7% diện tích tự nhiên tỉnh.
  • Dân số chiếm 26,6% dân số toàn tỉnh, đô thị hoá 3%

Định Hướng Phân Vùng Kinh Tế Giai Đoạn đến Năm 2030.

Chưa có nghiên cứu nào đề cập tới định hướng phát triển không gian kinh tế dài hạn của tỉnh Bình Phước đến giai đoạn 2021- 2030. Tuy nhiên trên góc độ tới năm 2020, tỉnh Bình Phước sẽ là 1 tỉnh công nghiệp theo nghị quyết đại hội Đảng Bộ tỉnh Bình Phước lần thứ IX) thì không gian kinh tế của tỉnh có thể phát triển theo các định hướng như sau:

Vùng đô thị và công nghiệp bao gồm:

  • Khu vục phía Nam của Tỉnh gồm Đồng Xoài, Chơn Thành, Nam Đồng Phú.
  • Hành lang quốc lộ 13 tới của khẩu Hoa Lư;
  • Hành lang tỉnh lộ ĐT 741 tới TX Phước Long.

Vùng bảo tồn sinh thái tự nhiên :

  • Khu vực rừng quốc gia Bù Gia Mập và Bù Đốp.
  • Rừng quốc gia Tây Cát Tiên.
  • Rừng phòng hộ các hồ đập thủy điện.

Vùng nông nghiệp và nông thôn :

  • Các khu vực còn lại.  

Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Phước

Phương án phát triển hạ tầng giao thông

Quan điểm

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải “đi trước một bước” theo hướng “đồng bộ, hiện đại và hiệu quả”. Trong đó, các tuyến đường đối ngoại, kết nối vùng, kết nối nội tỉnh là rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của tỉnh.

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn trong việc triển khai thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, tăng cường kết nối với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như:

  • Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành – Hoa Lư;
  • Dự án đường cao tốc Đắk Nông – Chơn Thành;
  • Dự án Quốc lộ 14C kết nối Đắk Nông với Bình Phước qua Tây Ninh và các tỉnh Tây Nam Bộ;
  • Dự án xây dựng cầu Mã Đà, kết nối giữa Bình Phước với Đồng Nai và Sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển tổng thể KTXH của tỉnh, đảm bảo tích hợp hiệu quả với các hệ thống cơ sở hạ tầng khác của địa phương, khu vực và cả nước đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Mục tiêu

Đến năm 2025

– Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh Đắk Nông, Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh trong triển khai thực hiện dự án cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Đắk Nông – Chơn Thành, đoạn Chơn Thành – Đức Hòa (Long An) và Tuyến ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với tỉnh Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

– Triển khai đầu tư nâng cấp, mở mới các tuyến đường đối ngoại quan trọng như: Đường phía Tây QL.13 kết nối Chơn Thành – Hoa Lư và kết nối với đường Trục chính KCN Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương xuống đường Mỹ Phước – Tân Vạn; Đường Đồng Phú – Bình Dương kết nối với tuyến đường Tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương; Tuyến ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với tỉnh Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)…

– Triển khai đầu tư nâng cấp, mở mới một số tuyến đường liên kết vùng và nội tỉnh như: ĐT.752, đường từ Trung tâm hành chính huyện Hớn Quản kết nối QL.14 (xã Nha Bích, huyện Chơn Thành), ĐT.758, QL.14 đoạn Đồng Xoài – Chơn Thành, Đồng Phú – Đồng Xoài

– Tiếp tục duy tu sửa chữa nhằm nâng cao khả năng khai thác của các tuyến đường đối ngoại, liên kết vùng và nội tỉnh hiện hữu như: QL.13, QL.14, QL.14C, ĐT.741, ĐT.751, ĐT.752, ĐT.752B, ĐT.752C, ĐT.754, DT.754B, Đt.755, ĐT.755B, ĐT.757, ĐT.759, ĐT.759B, ĐT.760…

Bản đồ giao thông tỉnh Bình Phước

Đến năm 2030

Tập trung cơ bản hoàn thiện tất cả các tuyến đường đối ngoại, liên kết vùng và nội tỉnh còn lại theo đúng quy hoạch.

Định hướng

– Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng, đặc biệt là các trục giao thông quan trọng như: tuyến đường Đồng Phú – Bình Dương, tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, tuyến dường phía Tây QL.13 kết nối Bàu Bàng – Chơn Thành – Hoa Lư, tuyến ĐT.753… nhằm kết nối tỉnh Bình Phước với các trung tâm kinh tế lớn của Khu vực miền Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và kết nối xuống Cảng nước sâu Cái Mép, Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Sân bay quốc tế Long Thành.

– Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối nội tỉnh, đặc biệt là các trục giao thông kết nối giữa ba trung tâm tạo động lực gồm: Thành phố Đồng Xoài, huyện Chơn Thành, huyện Đồng Phú; ba vùng đô thị có sức lan tỏa của tỉnh gồm: Thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long và thị xã Phước Long; và các trung tâm kinh tế khác của tỉnh.

– Phát triển hệ thống kết nối giao thông giữa các trục hành lang phát triển của tỉnh như:

(1) Trục hành lang phát triển dọc theo tuyến QL.14 kết nối Bù Đăng – Đồng Xoài – Chơn Thành

(2) Trục hàng lang phát triển dọc theo tuyến QL.13, gắn kết Hoa Lư – Lộc Ninh – Bình Long – Hớn Quản – Chơn Thành; (

3) Trục trung tâm phát triển dọc theo tuyến ĐT.741 kết nối huyện Đồng Phú, thành phố Đồng Xoài, huyện Phú Riềng và thị xã Phước Long; dự kiến mở thêm đường Minh Lập – Phú Riềng để kết nối thị xã Phước Long, huyện Phú Riềng với QL14 và cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành nhằm phá thế độc đạo của Phước Long và Phú Riềng;

(4) Trục hành lang phát triển dọc theo tuyến ĐT.752, ĐT.758 và tuyến ĐT.753 (dự kiến được nâng cấp thành QL.13C);

(5) Trục hành lang phát triển dọc theo tuyến ĐT.759B (Lộc Tấn – Bù Đốp) và tuyến ĐT.759 và tuyến ĐT.755B dự kiến được nâng cấp thành QL.55B, nhằm gắn kết các huyện khu vực biên giới như Lộc Ninh, Bù Đốp với các huyện, thị còn lại của tỉnh như: Phước Long, Phú Riềng, Đồng Xoài, Bù Đăng.

Phương án quy hoạch mạng lưới Giao thong Vận Tải

Quy hoạch mạng lưới cao tốc, quốc lộ

Mạng lưới đường tỉnh lộ chiến lược

Các tuyến đường chiến lược nội tỉnh bao gồm các tuyến đường tỉnh nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các trung tâm huyện/thị, các khu công nghiệp, hỗ trợ phát triển cho các khu vực trọng điểm phát triển của tỉnh Bình Phước, cũng như tăng cường khả năng tiếp cận cho các khu vực được đánh giá cho khả năng tiếp cận kém, giảm áp lực cho các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ được dự báo quá tải trong năm 2030.

Các tuyến đường tỉnh sẽ có vai trò chiến lược kết nối đồng bộ với mạng lưới đường bộ quốc gia và mạng lưới đường liên huyện.

Các tuyến tăng cường kết nối theo hướng Đông-Tây nhằm giảm thời gian chuyến đi, cung cấp lộ trình thay thế QL.14 cho các chuyến đi từ các huyện phía Tây Bắc đi Đồng Xoài, khu vực Tây Nguyên, kết nối thị xã Bình Long và thị xã Phước Long.

Các tuyến khu vực phía Nam tăng cường kết nối giữa hai trung tâm đô thị của tỉnh là Chơn Thành và Đồng Xoài cũng như, tăng cường kết nối giữa KCN Đồng Phú với các khu vực lân cận, cung cấp lộ trình thay thế cho tuyến đường ĐT.741 phía Nam được dự báo quá tải trong năm 2030.

Nâng cấp tuyến ĐT741 phía bắc Đồng Xoài tăng cường kết nối Bù Đốp – Bù Nho (Phước Long) – Phú Riềng (Phước Long) giúp giảm thời gian đi lại giữa trung tâm huyện Bù Đốp và thành phố Đồng Xoài.

Hệ thống đường sẽ tỉnh bao gồm 48 tuyến, trong đó cải tạo, nâng cấp 15 tuyến đường tỉnh hiện hữu và bổ sung 31 tuyến được nâng cấp từ các tuyến đường huyện, đường vành đai đô thị. Cụ thể trong bảng dưới đây.

Phương án phát triển cảng cạn, trung tâm logistics

Về cảng hàng không: xét về yếu tố đảm bảo quốc phòng-an ninh, đối ngoại với các tỉnh bạn: Campuchia, Lào và tầm nhìn phát triển kinh tế-xã hội dài hạn, Bình Phước cần được bổ sung vào quy hoạch hàng không quốc gia sân bay lưỡng dụng Quảng Lợi tại huyện Hớn Quản, quy mô 300-400ha, đầu tư sau năm 2030.

Về cảng cạn và trung tâm logistics: Theo Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030, khu vực tỉnh Bình Phước nằm trong hành lang kinh tế Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh với nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến năm 2030 là khoảng 8-10 triệu TEU/năm, vị trí các cảng cạn cần bố trí tại các vị trí có khả năng kết nối đa phương thức bao gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy. Vị trí các cảng cạn và trung tâm logistics được quy hoạch như sau:

Cảng cạn ICD và trung tâm gom hàng/phân phối hàng hóa Chơn Thành thuộc huyện Chơn Thành (KCN Minh Hưng) quy mô dự kiến 45 ha đáp ứng nhu cầu 70-170 nghìn TEU/năm đến 2025 và 175-270 nghìn TEU/năm đến 2030, có thể kết hợp tích hợp Cảng cạn ICD Chơn Thành thành hệ thống hoàn chỉnh Khu vực Logistics, cảng ICD.

Cảng cạn ICD Hoa Lư thuộc khu vực cửa khẩu Hoa Lư (xã Lộc Hoà, huyện Lộc Ninh), quy mô 30ha, đáp ứng chức năng xuất nhập khẩu với Campuchia, đáp ứng nhu cầu 38-76 nghìn TEU/năm đến 2030, có thể kết hợp tích hợp với Cảng cạn ICD Hoa Lư thành hệ thống hoàn chỉnh khu vực dịch vụ Logistics, cảng ICD.

Cảng cạn ICD và trung tâm gom hàng/phân phối hàng hóa Đồng Phú thuộc huyện Đồng Phú (KCN Đồng Phú), quy mô dự kiến 30ha, phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu 40-80 nghìn TEU/năm đến năm 2030.

Tầm nhìn đến năm 2050

Các tuyến cao tốc sẽ được đầu tư hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Bình Phước gắn với sự phát triển của cả vùng. Duy trì các tuyến quốc lộ hiện có, mở rộng quy mô các tuyến đạt cấp II, III, đảm bảo nhu cầu giao thông.

Duy trì các tuyến đường tỉnh như trên, quy hoạch bổ sung thêm các tuyến đường tỉnh để tăng mật độ đường, tiếp tục nghiên cứu mở thêm một số tuyến đường phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đường sắt đô thị, định hướng nghiên cứu các tuyến đường sắt đô thị bám dọc các khu dân cư tập trung. Hoàn thiện các tuyến đường sắt theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Tỉnh.