Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Trấn Yên đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực huyện Trấn Yên chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Trấn Yên, tiết kiệm thời gian đi lại.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Trấn Yên đến năm 2030 chi tiết.
Huyện Trấn Yên có diện tích đất 629,14 km² nằm ở phía đông nam tỉnh Yên Bái và có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp huyện Văn Yên
- Phía nam và phía tây giáp huyện Văn Chấn
- Phía đông giáp huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Bình, thành phố Yên Bái.
Huyện Trấn Yên có 21 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Cổ Phúc (huyện lỵ) và 20 xã: Báo Đáp, Bảo Hưng, Cường Thịnh, Đào Thịnh, Hòa Cuông, Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Kiên Thành, Lương Thịnh, Minh Quán, Minh Quân, Nga Quán, Quy Mông, Tân Đồng, Vân Hội, Việt Cường, Việt Hồng, Việt Thành, Y Can.
Về giao thông qua địa bàn huyện có tuyến Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Quốc lộ 37, ĐT 166, ĐT 163, … là các tuyến chính kết nối huyện với các địa phương khác. Nhìn chung hạ tầng giao thông tại Trấn Yên chưa được đầu tư nhiều, còn khá khó khăn. Đường thủy qua địa bàn huyện hoạt động trên Sông Hồng.
Quy hoạch huyện Trấn Yên tại Yên Bái
Về quy hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định 2533/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Cổ Phúc và vùng phụ cận huyện Trấn Yên đến năm 2030.
Theo đó, quy hoạch các khu chức năng đô thị được tổ chức thành cụm, tương đối độc lập được gắn kết thông qua trục không gian đường tỉnh 163 (đường Yên Bái – Khe Sang) và trục đường cầu Cổ Phúc theo hướng Bắc – Nam và Đông – Tây. Các vùng cảnh quan giữa các khu vực được gắn kết chặt chẽ với nhau bằng không gian mặt nước sông Hồng và hệ thống cây xanh dọc hai bên, cụ thể:
- Khu dân cư hiện hữu được cải tạo chỉnh trang, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo kết nối đông bộ với các khu vực phát triển đô thị mới.
- Khu trung tâm hành chính, chính trị của huyện nằm ờ phía Tây đường tỉnh 163 kết nối với trục chính đô thị và khu vực không gian cây xanh, mặt nước. Tại khu vực này bố trí quảng trường công viên hồ Đầm Vối là trung tâm vui chơi của đô thị.
- Khu thương mại, dịch vụ hỗn hợp bố trí dọc các trục đường chính, tại các ngã tư cửa ngõ của thị trấn.
- Khu thể dục thể thao, sân vận động cấp huyện giữ nguyên tại vị trí đã có.
Định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thị trấn Cổ Phúc, bao gồm:
- Xây dựng cầu Cổ Phúc nối thị trấn hiện hữu và trung tâm xã Y Can;
- Xây dựng các đường trục chính đô thị, phát triển các khu công cộng trên tuyến liên khu vực kết nối đường tỉnh 163 và đường tỉnh 166;
- Quy hoạch phát triển đô thị khu vực xã Y Can và các khu đô thị mới hai bên cầu Cổ Phúc;
- Xây dựng tuyến đường vành đai kết hợp kè sông Hồng;
- Quy hoạch chỉnh trang khu trung tâm hành chính thị trấn Cổ Phúc;
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống các công trình giáo dục, công viên, cây xanh.
Mục tiêu của đồ án là điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cổ Phúc cùng với quy hoạch lại không gian vùng phụ cận theo định hướng phát triển một không gian đô thị thống nhất đáp ứng các tiêu chí trở thành một đô thị loại IV vào năm 2030.