Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Kiến Xương (Thái Bình) đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Kiến Xương đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực Huyện Kiến Xương chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Kiến Xương, tiết kiệm thời gian đi lại.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Kiến Xương đến năm 2030 chi tiết.

Huyện Kiến Xương có diện tích đất 199,2 km² ở phía nam của tỉnh Thái Bình, cách thành phố Thái Bình 14km về phía nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 124 km và có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Tiền Hải
  • Phía tây giáp huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình
  • Phía nam giáp huyện Xuân Trường và huyện Giao Thủy thuộc tỉnh Nam Định
  • Phía bắc giáp huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy.

Huyện Kiến Xương chia làm 33 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Kiến Xương và 32 xã: An Bình, Bình Định, Bình Minh, Bình Nguyên, Bình Thanh, Đình Phùng, Hòa Bình, Hồng Thái, Hồng Tiến, Lê Lợi, Minh Quang, Minh Tân, Nam Bình, Nam Cao, Quang Bình, Quang Lịch, Quang Minh, Quang Trung, Quốc Tuấn, Tây Sơn, Thanh Tân, Thượng Hiền, Trà Giang, Vũ An, Vũ Bình, Vũ Công, Vũ Hòa, Vũ Lễ, Vũ Ninh, Vũ Quý, Vũ Thắng, Vũ Trung.

Thị trấn Kiến Xương là trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị của huyện, có quốc lộ 37B, tỉnh lộ 39B (458) và tỉnh lộ 222 (457) đi qua. Huyện  Kiến Xương nằm giữa sông Hồng và sông Trà Lý, kênh Kiến Giang chảy qua cùng với hệ thống đường bộ phát triển tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thông thương với các tỉnh, các trung tâm kinh tế – xã hội trong và ngoài nước.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Kiến Xương mới nhất

Về quy hoạch, Ngày 01/12/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3014/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Kiến Xương.

Theo quyết đinh, diện tích và cơ cấu các loại đất được đưa vào quy hoạch đến 2030 của huyện Kiến Xương với tổng diện tích đất tự nhiên là 20.200,19 ha. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 11.349,12 ha

- Đất phi nông nghiệp: 8.802,29 ha

- Đất chưa sử dụng: 48,78 ha

Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời kỳ 2021-2030, huyện Kiến Xương Lý bao gồm:

 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 2.498,38 ha

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 458,88 ha

- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 45,22 ha

Vị trí, diện tích các khu đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất đầu năm của huyện Kiến Xương

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Thanh Nê đến 2030.

Thị trấn Thanh Nê là một trong 33 đơn vị hành chính trực thuộc huyện Kiến Xương. Do đó, bản đồ quy hoạch giao thông, sử dụng đất thị trấn Thanh Nê cũng được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Kiến Xương.

Quy hoạch sử dụng đất huyện Kiến Xương không những thể hiện thông tin chung mà còn là cơ sở pháp lý cho từng khu đất cụ thể tại huyện. Ở mỗi khu đất khác nhau sẽ có những đặc điểm cũng như giá trị riêng, chính vì thế mà cũng có nhiều loại bản đồ quy hoạch tương ứng với từng khu vực.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Kiến Xương đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022 là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Kiến Xương mới nhất

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Kiến Xương đến năm 2030

PHÓNG TO 

Quy hoạch vùng huyện Kiến Xương đến năm 2040

Ngày 23/9/2019, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 2653/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Kiến Xương đến 2040.

Theo quyết định, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Kiến Xương gồm 36 xã và 01 thị trấn. Tổng diện tích lập quy hoạch là 20.200,15 ha. Ranh giới cụ thể như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng, Thái Thụy (ranh giới sông Trà Lý);
  • Phía Nam giáp huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (ranh giới sông Hồng);
  • Phía Đông giáp huyện Tiền Hải;
  • Phía Tây giáp thành phố Thái Bình và huyện Vũ Thư.

Tính chất.

- Là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Bình với các ngành kinh tế chủ đạo là: công nghiệp, dịch vụ trung chuyển, dịch vụ tổng hợp, nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp với du lịch làng nghề, du lịch sinh thái ven sông.

- Là khu vực có vai trò chuyển tiếp giữa kinh tế biển và kinh tế đô thị, giữa Khu kinh tế Thái Bình và thành phố Thái Bình, là vùng đệm ngoại vi đô thị trong mối liên hệ vùng tỉnh.

- Là khu vực có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ hiện đại, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Bản đồ phân vùng huyện Kiến Xương
Bản đồ phân vùng huyện Kiến Xương

Định hướng phát triển không gian vùng

Theo đồ án quy hoạch, phương án phát triển không gian vùng theo mô hình trung tâm các tiểu vùng gắn với các trục hành lang kinh tế, đảm bảo khả năng liên kết, hỗ trợ, có hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, có môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo đó, Vùng huyện phát triển không gian thành 4 tiểu vùng. Cụ thể như sau:

a) Vùng phía Bắc huyện: 

Gồm các xã, thị trấn phía Bắc huyện: Đô thị Thanh Tân và các xã Bình Nguyên, Vũ Tây-Vũ Sơn, An Bình, Vũ Lễ, Quốc Tuấn, Trà Giang, Hồng Thái, Bình Nguyên, Quyết Tiến-Lê Lợi. Trong đó đô thị Thanh Tân là trung tâm tiểu vùng có vai trò là vùng kinh tế động lực thứ cấp hỗ trợ vùng đô thị; phát triển theo hướng nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

b) Vùng trung tâm huyện: 

Gồm các xã, thị trấn trung tâm huyện: Đô thị Thanh Nê và các xã An Bồi, Bình Minh, Quang Trung, Quang Minh, Quang Bình, Hòa Bình, Đình Phùng-Nam Cao, Thượng Hiền, Quang Hưng-Minh Hưng. Trong đó đô thị Thanh Nê là trung tâm huyện lỵ có vai trò là vùng đô thị; Khu vực này có lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật, có mối quan hệ đa chiều với các trung tâm kinh tế – xã hội khác thông qua hành lang kinh tế – kỹ thuật đô thị như ĐT.457; ĐT.458; và QL.37B… Đây là vùng có tiềm năng phát triển chủ đạo về đô thị, công nghiệp, dịch vụ thương mại, giao thông vận tải, du lịch.

c) Vùng phía Tây huyện: 

Gồm các xã, thị trấn phía Tây huyện: Đô thị Vũ Quý và các xã Vũ Ninh, Vũ Trung, Vũ An, Vũ Thắng, Vũ Hòa, Vũ Công, Vũ Bình. Trong đó đô thị Vũ Quý là trung tâm tiểu vùng có vai trò là vùng kinh tế động lực thứ cấp hỗ trợ vùng đô thị; phát triển theo hướng nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

d) Vùng phía Nam huyện: 

Gồm các xã, thị trấn phía Nam huyện: Đô thị Bình Thanh và các xã: Bình Định, Minh Tân, Nam Bình, Hồng Tiến. Trong đó thị trấn Bình Thanh là trung tâm tiểu vùng có vai trò là vùng kinh tế động lực thứ cấp hỗ trợ vùng đô thị; phát triển theo hướng nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn.