Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận Phú Nhuận đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực Quận Phú Nhuận chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Phú Nhuận, tiết kiệm thời gian đi lại.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận Phú Nhuận đến năm 2030 chi tiết.
Giới thiệu Quận Phú Nhuận
Phú Nhuận là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, nằm tại tọa độ 10°48′6″B 106°40′39″Đ, hướng Tây Bắc và cách trung tâm thành phố khoảng 4,7km tính theo đường chim bay. Với diện tích đất tự nhiên 4,86 km², dân số khoảng 164 ngàn người. Về vị trí tuyến giáp: phía đông giáp quận Bình Thạnh; phía tây giáp quận Tân Bình; phía nam giáp Quận 1 và Quận 3; phía bắc giáp quận Gò Vấp.
Cơ cấu kinh tế quận phát triển theo xu hướng dịch vụ thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các loại hình dịch vụ cao cấp như tài chính, tín dụng, văn phòng cho thuê, nhà ở cao cấp, dịch vụ du lịch…đang phát triển mạnh. Về công nghiệp phát triển các ngành sản xuất sạch, kỹ thuật cao.
Định hướng quy hoạch của quận là điều chỉnh quy hoạch theo hướng giảm mật độ, tăng chiều cao, dành đất phát triển hạ tầng xã hội. Trong đó, ưu tiên xây dựng nhà cao tầng, kết hợp chức năng ở và các loại hình dịch vụ qua việc kết hợp quy hoạch đồng bộ giữa công tác chỉnh trang giải tỏa xây dựng mới và phát triển mạng lưới giao thông.
Trung tâm hành chính của quận Phú Nhuận tập trung chủ yếu trên trục đường Nguyễn Văn Trỗi. Ngoài ra, các trung tâm giao dịch, dịch vụ và thương mại tập trung phát triển theo các tuyến đường chính như Nguyễn Văn Trỗi, Phan Xích Long, Hoàng Văn Thụ đến Phan Đăng Lưu, và từ Nguyễn Kiệm đến Phan Đình Phùng.
Quy mô, tính chất lập quy hoạch quận Phú Nhuận
Quy mô lập quy hoạch quận Phú Nhuận giai đoạn 2021 – 2030 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của quận, gồm 13 phường gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 15, 17 (không có các phường 6, 12, 14, 16), có diện tích 4,86 km².
Phạm vi lập quy hoạch quận được giới hạn bởi vị trí tiếp giáp: phía đông giáp quận Bình Thạnh; phía tây giáp quận Tân Bình; phía nam giáp Quận 1 và Quận 3; phía bắc giáp quận Gò Vấp.
Tính chất, chức năng quy hoạch:
Tính chất, chức năng quận Phú Nhuận về cơ bản không thay đổi so với quy hoạch chung năm 1998 đã phê duyệt.
- Quận Phú Nhuận được xác định là quận có chức năng dân dụng là chính. Cơ cấu kinh tế quận Phú Nhuận phát triển theo hướng dịch vụ – thương mại – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ cao cấp như: tài chính – tín dụng, văn phòng cho thuê, nhà ở cao cấp, dịch vụ du lịch.
Bản đồ quy hoạch quận Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh mới nhất
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Phú Nhuận
Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của quận Phú Nhuận với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch:
Kế hoạch thu hồi đất năm 2021:
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021: Theo quy định về kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện trong Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chủ yếu là các trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở. Tuy nhiên trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 trên địa bàn quận không có trường hợp này.
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2021: Trên địa bàn quận Phú Nhuận không có diện tích đất chưa sử dụng.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Phú Nhuận đến năm 2030
Quy hoạch phát triển không gian Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh
Giới hạn chiều cao xây dựng công trình:
Quận Phú Nhuận nằm trong khu vực khống chế độ cao an toàn tĩnh không theo theo Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ và Thông báo số 1997/TM-Tg1 ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tổng Tham mưu quản lý bề mặt giới hạn độ cao chướng ngại vật hàng không; chiều cao xây dựng công trình được khống chế như sau:
- Phần 2 được ký hiệu D3: xuất phát từ ranh giới ngoài của Phần 1 (D2) đến đường thẳng song song cách tìm đường CHC 07R-25L với khoảng cách 2000m, trong phạm vi các vòng tròn bán kính 4km, tâm là 2 điểm O3 và O4 (đầu dải bay của đường CHC 07R-25L): độ dốc 2,5%, độ cao tại ranh giới ngoài là 70m. Trong khu vực này: chiều cao xây dựng công trình là từ 45m đến 70m (tối đa 22 tầng).
- Phần 3 được ký hiệu D4: xuất phát từ cự ly 2000m so với trục tim đường CHC 07R-25L đến giới hạn bán kính 4km, tâm là 2 điểm O3 và O4 nêu trên và đường thẳng tiếp tuyến chung của 2 đường tròn đó: độ dốc 0%, độ cao là 70m (tối đa 22 tầng).
Bố cục mặt bằng không gian đô thị:
- Các công trình dịch vụ – thương mại nằm theo các tuyến giao thông chính: đường Nguyễn Văn Trỗi, đường Phan Đình Phùng, đường Phan Đăng Lưu, đường Hoàng Văn Thụ, đường Nguyễn Kiệm, trong đó tập trung điểm nhấn tại ngã tư Phú Nhuận. Một số các công trình dịch vụ, công trình công cộng bố trí tại khu vực phường 9, thuộc quỹ đất Quân khu 7.
- Toàn quận có 05 khu dân cư: các cụm dân cư và công trình hạ tầng xã hội phục vụ cụm dân cư phân khu vực theo tuyến đường. Giải tỏa xây dựng mới một số khu dân cư tại phường 5, phường 7, phường 9, phường 13, phường 14; tổ chức tái định cư tại chỗ.
Tổ chức không gian đô thị cho các khu vực tiêu biểu
a) Cửa ngõ đô thị:
- Là khu vực dọc theo 2 tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi và đường Hoàng Văn Thụ – tuyến kết nối giữa sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và khu trung tâm thành phố – bố trí các công trình tạo điểm nhấn cảnh quan cho đô thị.
- Điểm nhấn cho khu vực này là các công trình xây dựng tại khu đất phường 10, phường 8 và trong phần đất của Quân khu 7. Tại khu đất phường 8, bố cục không gian với mật độ xây dựng thấp hơn 2 khu vực còn lại, kết hợp quảng trường tạo khoảng lùi và tầm nhìn cho toàn khu vực.
b) Các tuyến phố chính:
- Là khu vực dọc các tuyến đường: Nguyễn Văn Trỗi, đường Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, đường Nguyễn Kiệm, đường Phan Đình Phùng; Các công trình dọc tuyến đường chủ yếu gồm nhà liên kế xây dựng nhiều tầng có chiều ngang từ 3 – 10m, nhà cao tầng chiều ngang > 10m, và quần thể tổ hợp công trình đối với các khu đất lớn.
- Đối với hình thức nhà liên kế: nhằm tạo mảng khối cho cả dãy phố, thiết kế đô thị cần có giải pháp về hình thức kiến trúc cụ thể cho từng khu vực, màu sắc công trình vật liệu sử dụng; khống chế cao độ từ lề đường đến ban công, chiều cao tầng, chiều cao công trình…
- Đối với hình thức nhà cao tầng và quần thể công trình: thiết kế đô thị cần có quy định về khoảng lùi, khoảng cách xung quanh đối công trình lân cận; mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, hình thức kiến trúc, màu sắc, vật liệu sử dụng…
Quy hoạch giao thông Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh
Tổ chức giao thông bám theo mạng lưới đường hiện hữu kết hợp với việc dự phóng quy hoạch một số đoạn, tuyến đường để đảm bảo kết nối thông suốt.
Quy hoạch cải tạo, mở rộng lộ giới các trục đường đã được duyệt theo Quyết định số 4963/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 6982/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Quy hoạch tuyến đường trên cao số 1 đi dọc kênh Nhiêu Lộc theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải thành phố.
Hệ thống giao thông công cộng chủ yếu sử dụng 2 loại hình chính là: (1) Xe buýt theo quy hoạch mạng lưới xe buýt của thành phố, được tổ chức trên các tuyến đường chính qua địa bàn quận kết nối các khu kế cận, dự kiến tuyến xe buýt bố trí trên các trục đường đối ngoại và các tuyến đường chính đô thị, đường khu vực; (2) Các tuyến đường sắt đô thị căn cứ theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải thành phố, cụ thể như sau:
- Tuyến đường sắt đô thị số 4 (đi ngầm) dọc theo đường Nguyễn Kiệm – Phan Đình Phùng.
- Tuyến đường sắt đô thị số 5 (đi ngầm) theo đường Hoàng Văn Thụ – đường Phan Đăng Lưu.
- Tuyến đường sắt Quốc gia đoạn Bình Triệu – Hòa Hưng (đi trên cao) theo tuyến hiện hữu.
Quy hoạch bến bãi:
- Bãi đậu xe taxi (Công ty cổ Phần Khải Hoàn Môn): 0,25 ha.
- Bãi đậu xe ô tô (công viên Phú Nhuận): 0,61 ha.
- Bãi đậu xe ô tô (phường 17): 1,15 ha.
Tuyến đường trên cao số 1, các tuyến đường sắt đô thị và các nút giao thông dự kiến mở rộng sẽ được cập nhật phạm vi chiếm dụng trong quá trình lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết hoặc khi có dự án đầu tư xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Kế Hoạch sử dụng đất Quận Phú Nhuận năm 2022
Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022, Ngày 12/5/2022, UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1588/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, quận Phú Nhuận.
Theo quyết định, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch của quận Phú Nhuận với tổng diện tích: 486,02 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 0 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 486,02 ha.
- Đất chưa sử dụng: 0 ha.
Kế hoạch thu hồi các loại đất của quận Phú Nhuận năm 2022, bao gồm: 0,43 ha, diện tích trên là toàn bộ đất phi nông nghiệp.
Vị trí và diện tích các khu đất đưa vào sử dụng được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trước đó, ngày 27/5/2021, UBND thành phố cũng ban hành Quyết định số 1590/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của quận Phú Nhuận.
Theo quyết định, Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021 của quận Phú Nhuận không có trường hợp chuyển mục đích sử dụng
từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2021.
UBND thành phố Hồ Chí Minh giao Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận chịu trách nhiệm về tính pháp lý, ranh, diện tích chuyển mục đích sử dụng của hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo phù hợp quy hoạch đô thị, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phân bổ cho quận tại Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ.