Bản đồ huyện Lộc Ninh tại tỉnh Bình Phước khổ lớn mới nhất

Bản đồ hành chính Huyện Lộc Ninh giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn Huyện Lộc Ninh chi tiết nhất.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính Huyện Lộc Ninh khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.

Giới thiệu Huyện Lộc Ninh

Lộc Ninh là một huyện miền núi vùng sâu biên giới phía Tây – Bắc của tỉnh Bình Phước. Với diện tích đất tự nhiên  853,95 km², dân số khoảng 115.2678 người, chia làm 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Lộc Ninh và 15 xã: Lộc An, Lộc Điền, Lộc Hiệp, Lộc Hòa, Lộc Hưng, Lộc Khánh, Lộc Phú, Lộc Quang, Lộc Tấn, Lộc Thái, Lộc Thạnh, Lộc Thành, Lộc Thiện, Lộc Thịnh, Lộc Thuận.

Huyện Lộc Ninh có đường biên giới dài hơn 100k tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot, tỉnh Congpongcham của Campuchia. Lộc Ninh là cửa ngõ giao thương với Campuchia của tỉnh Bình Phước qua Cửa khẩu Hoa Lư, Quốc lộ 13 từ Thủ Dầu Một, Bình Dương đi qua huyện đến thẳng biên giới Campuchia.

Về địa giới hành chính của huyện Lộc Ninh được giới hạn như sau: Đông giáp huyện Bù Đốp, huyện Bù Gia Mập và huyện Phú Riềng; Tây, Bắc giáp Vương quốc Campuchia; Nam giáp huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Về điều kiện Tự nhiên: Huyện Lộc Ninh có địa hình trung du cao từ phía Bắc, thấp dần về phía Nam. Độ cao trung bình từ 70m đến 220m. Trung tâm huyện là khu vực thị trấn Lộc Ninh và xã Lộc Tấn có nhiều đồi thấp nối tiếp nhau, phía bắc và tây bắc có địa hình khá bằng phẳng. Huyện Lộc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Lộc Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 86.297,52ha, trong đó đất rừng chiếm 68.714 ha, còn lại là đất nông nghiệp với phần lớn là đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, phù hợp các loại cây trồng có thu nhập cao như: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su. Lộc Ninh có 2 con sông lớn chay qua là sông Măng tạo thành biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, sông bé tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Lộc Ninh với huyện Phước Long.

Ngoài ra còn có Suối Cần Lê là ranh giới giữa huyện Lộc Ninh với huyện Bình Long và trên 20 con suối lớn nhỏ trên địa bàn huyện.

Bản đồ hành chính huyện Lộc Ninh Khổ lớn phóng to

Bản đồ hành chính huyện Lộc Ninh (Click vào để xem ảnh to hơn) 

Bản đồ hành chính huyện Lộc Ninh Mới nhất (Click vào để xem ảnh to hơn)

Bảng Thông Tin Đơn Vị Hành Chính Huyện Lộc Ninh

Tên Xã
Thị Trấn
Mã Hành
Chính
Diện Tích
(km²)
Dân Số
(Người)
Mật Độ
(Người/Km2)
Thị Trấn Lộc Ninh 25270 8,43 11.148 1.322
Xã Lộc An 25276 64,58 6.903 107
Xã Lộc Điền 25300 38,86 7.572 195
Xã Lộc Hiệp 25282 29,06 6.882 237
Xã Lộc Hòa 25273 50,58 4.320 85 
Xã Lộc Hưng 25303 30 7.655 255
Xã Lộc Khánh 25306 36,30 6.007 165
Xã Lộc Phú 25292 30,26 7.035 232
Xã Lộc Quang 25291 45,45 5.714 126
Xã Lộc Tấn 25279 138,05 7.376 53
Xã Lộc Thái 25297 15,70 7.595 484
Xã Lộc Thạnh 25280 74,49 5.412 73
Xã Lộc Thành 25294 114,96 5.749 50
Xã Lộc Thiện 25285 56,60 6.870 121
Xã Lộc Thịnh 25305 78,57 4.057 52
Xã Lộc Thuận 25288 49,49 7.818 158

Trụ sở UBND Huyện Lộc Ninh nằm ở Đâu ?

Tên hành chính: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Lộc Ninh – Bình Phước

Địa chỉ: Thị Trấn Lộc Ninh, Lộc Ninh, Bình Phước.

Hotline : 02713 568 354

Ngành nghề hoạt động: Quản lý và tổ chức

Chức năng: Tiếp nhận, triển khai, quản lý và báo cáo các công việc được phân công theo nhiệm vụ, chức năng

Thời gian làm việc: Từ 07:30–17:00 từ thứ 2 đến thứ 6

Thứ BảyChủ nhật: Nghỉ

Mã hành chính : 692

Website : locninh.binhphuoc.gov.vn

Biển số xe : 93-F1-N1

Bản đồ quy hoạch Huyện Lộc Ninh

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Lộc Ninh mới nhất

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Lộc Ninh đến năm 2030 (Click vào để xem ảnh to hơn)

Bản Đồ Giao Thông Huyện Lộc Ninh

a) Giao Thông Đối Ngoại

Quốc lộ 13 có hướng tuyến và lộ giới theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2009. Riêng đối với đoạn qua Khu kinh tế từ ngã ba Lộc Thái đến khu vực bệnh viện hiện hữu và từ ngã ba đi cửa khẩu phụ Chiu Kiu đến cửa khẩu Hoa Lư, mở rộng mặt cắt với lộ giới 48 m;

  • Tỉnh lộ 748 có quy mô 4 làn xe;
  • Tuyến đường sắt Xuyên Á qua khu vực thị trấn Lộc Ninh và khu vực cửa khẩu nằm ở phía Tây quốc lộ 13 hiện hữu và song hành với quốc lộ 13 tại vị trí cửa khẩu.
  • Sau năm 2020, theo nhu cầu vận chuyển, nghiên cứu hình thành tuyến đường bộ cao tốc từ Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư đi Chơn Thành.

b) Giao Thông Đối Nội

Bản đồ giao thông huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước

Đường chính Khu kinh tế và đường đô thị:

  • Đường chính phía Đông Khu kinh tế từ điểm giao cắt với tỉnh lộ 748 đến Khu phi thuế quan có lộ giới 70 m;
  • Đường chính từ cửa khẩu phụ Chiu hiu đến điểm giao cắt với quốc lộ 13 có lộ giới 45 m;
  • Đường chính đô thị từ khu vực bệnh viện hiện hữu đến ngã ba đi của khẩu phụ Chiu liu có lộ giới 48 m;
  • Đường chính đô thị từ điểm giao cắt với đường sắt Xuyên Á đến điểm giao cắt với đường chính phía Đông Khu kinh tế có lộ giới 48 m.
  • Các đường liên khu vực gắn kết các khu chức năng có lộ giới từ 26 m-31m, bề rộng vỉa hè tối thiểu mỗi bên rộng 8 m;
  • Các đường khu vực có lộ giới từ 21 m – 26,5 m, bề rộng vỉa hè tối thiểu mỗi bên rộng 6 m.
  • Bố trí 2 bến xe khách tại khu vực phía Nam thị trấn Lộc Ninh ven quốc lộ 13 và tại khu vực ga đường sắt. Quy mô bến xe rộng khoảng 2 ha.

Quy Hoạch Khu Công Nghiệp Tại Huyện Lộc Ninh

Ngày 2/3/2019 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 420/QĐ-UBND. Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Theo đó, 2 Cụm công nghiệp Lộc Thành và Lộc Thịnh thuộc huyện Lộc Ninh được quy hoạch với diện tích 94 ha. Để làm các cụm chế biến nông, lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng. Gắn với khu xử lí nước thải tập trung:

  • Cụm công nghiệp Lộc Thành với quy mô diện tích 40ha, tổng mức đầu tư lên đến 200 tỷ đồng.
  • Cụm công nghiệp Lộc Thịnh với quy mô quy hoạch 54 ha, tổng mức đầu tư 270 tỷ đồng.

Theo Quyết định số 03/2005/QĐ-TTg (ngày 5/1/2005) TTCP. Thành lập Khu Kinh tế cửa khẩu Hoa Lư gồm các xã Lộc Thái, Lộc Tấn, Lộc Hòa, Lộc Thạnh và TT Lộc Ninh. Với quy mô diện tích đến 28.264 ha. Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư là khu kinh tế trọng điểm của Bình Phước. Đây sẽ là Khu kinh tế phát triển giao thương kinh tế, văn hóa và quan hệ chính trị ngoại giao với nước bạn Campuchia. Còn là khu trung tâm thương mại, công nghiệp, du lịch dịch vụ của tỉnh. Là đầu mối của hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ.

1. Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Hoa Lư

Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, trước gọi là Khu kinh tế cửa khẩu Bonuê. Được thành lập vào tháng 1/2005. Phạm vi của khu kinh tế này bao trùm 3 xã Lộc Thái, Lộc Tấn, Lộc Hòa và thị trấn Lộc Ninh. Toàn khu rộng 283,64 km². Việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư. Nhằm mục đích tạo tiền đề cho sự phát triển mới cho một vùng kinh tế động lực của tỉnh Bỉnh Phước. Là vùng Hoa Lư – Chơn Thành.

Hiện nay, Quốc lộ 13 là tuyến giao thông quan trọng nối khu kinh tế với Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, đường sắt xuyên Á sẽ được xây dựng chạy qua cửa khẩu Hoa Lư và khu kinh tế này. Cuối năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư đến năm 2025.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Khu Kinh tế Hoa Lư huyện Lộc Ninh

Ngày 7/4/2021, UBND tỉnh Bình Phước cho biết. Trong giai đoạn 2020-2030. Tỉnh sẽ thành lập 4 khu công nghiệp (KCN) mới bao gồm :

4 KCN được thành lập là Khu Công Nghiệp Ledana tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (425ha). Khu Công Nghiệp Hoa Lư tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (348ha). Khu Công Nghiệp V.com tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (300ha). Đều thuộc huyện Lộc Ninh và Khu Công Nghiệp – Đô thị Đồng Phú (6.317ha) thuộc huyện Đồng Phú.

Bản đồ quy hoạch giao thông Khu Kinh tế Hoa Lư Huyện Lộc Ninh

Những Di tích Nổi tiếng ở Huyện Lộc Ninh

1. Sân Bay Quân Sự Huyện Lộc Ninh

Sân Bay Quân Sự Huyện Lộc Ninh nằm tại huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước ngày nay. Sân bay nằm trên một khu đồi bằng phẳng rộng trên 5000m2 . Trước đây là sân bay quân sự của Mỹ ngụy. Sau ngày Lộc Ninh được giải phóng. Sân bay thuộc về chính quyền cách mạng lâm thời.

Ngày nay, di tích Sân bay quân sự Lộc Ninh vẫn còn đó. Với cổng tam quan bên cạnh tấm bia ghi lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra nơi đây. Ngày 12/2/1986 Nhà nước ta công nhận đây là di tích lịch sử cấp quốc gia. Trở lại chốn này, du khách như sống lại một thời hào hùng. Đánh dấu những thắng lợi của quân dân Bình Phước

Di tích Sân bay Quân Sự Lộc Ninh tỉnh Bình Phước

2. Nhà Giao Tế Lộc Ninh

Nhà giao tế nằm tại Thị trấn Lộc Ninh, Lộc Ninh, Bình Phước. Được xây dựng vào năm 1973. Theo thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát – Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là trụ sở của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Công trình gồm một trệt và một lầu. Tầng trệt xây dựng bằng bê tông chắc chắn, dùng để hội họp. Cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ. Tầng lầu được xây dựng bằng gỗ, có lan can bao quanh được thiết kế theo kiểu phòng khánh tiết. Mái tôn 5 nóc, 4 mái được sơn đỏ.

Di Tích Nhà Giao Tế Huyện Lộc Ninh

Tại phòng này năm 1973 đã diễn ra hội nghị quân sự bốn bên. Gồm: Đại diện phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đại diện phái đoàn Quân đội Nhân dân Việt nam. Đại diện phái đoàn Quân đội Hoa Kỳ. Đại diện phái đoàn Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Hội nghị bốn bên bàn về các điều khoản đã được ký trong Hiệp định Paris 1973. Dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế ICCS. Gồm bốn nước thành viên Ba Lan, Canada, Hungary và Indonesia. Trong thời gian họp đều có sự phân chia rõ ràng từ lối đi. Vị trí ngồi họp và vị trí ngồi nghỉ trong giờ giải lao… Đều được bố trí riêng biệt.

3. Căn Cứ Tà Thiết

Căn cứ Tà Thiết là di tích lịch sử quốc gia thuộc xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, có diện tích 3.500ha. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Căn cứ Bộ Chỉ huy Miền đóng tại Tà Thiết là căn cứ cuối cùng được thành lập ở chiến trường miền Nam.

Từ năm 1997 đến nay. Di tích đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa khang trang, gồm các hạng mục. Tượng đài chiến thắng, đền thờ chính, nhà truyền thống, nhà đón tiếp, cổng chào, khu quảng trường và hàng rào bảo vệ…. Trở thành điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước. Ngày 23/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận. Di tích căn cứ Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam là di tích quốc gia đặc biệt.

Di Tích Căn Cứ Tà Thiết huyện Lộc Ninh

Thông Tin Cơ Bản Huyện Lộc Ninh tại Tỉnh Bình Phước

Huyện Lộc Ninh trước đây vốn là một tổng thuộc quận Hớn Quản, tỉnh Thủ Dầu Một.

Năm 1957, khi tỉnh Bình Long được thành lập, thì Lộc Ninh là một trong 2 quận của tỉnh này. Lúc đó quận Lộc Ninh có 18 xã với 95 ấp.

Năm 1960, do hợp nhất một số xã nên quận Lộc Ninh còn 10 xã.

Ngày 07/04/1972, Lộc Ninh thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam

1972-1975: Lộc Ninh đã trở thành thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.

Nơi đây là căn cứ Bộ chỉ huy Quân ủy Miền Nam, cũng là nơi đặt sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

  • Lộc Ninh còn là đoạn cuối của tuyến đường Hồ Chí Minh, một trong những nơi quan trọng nối liền huyết mạch giao thông, tiếp nhận chi viện từ hậu phương miền Bắc với chiến trường Nam bộ B2;
  • Nơi đây (tại sân bay Lộc Ninh) đã diễn ra sự kiện trao trả tù binh giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà.

Sau Năm 1975

Năm 1976, huyện Lộc Ninh thuộc tỉnh Sông Bé mới được thành lập.

Năm 1977, huyện Lộc Ninh cùng với 2 huyện: Chơn Thành và Hớn Quản hợp nhất thành huyện Bình Long.

Ngày 9/2/1978, Huyện Lộc Ninh được tái lập trên cơ sở tách một số xã của 2 huyện Phước Long (gồm: Thiện Hưng, Hưng Phước, Tân Hòa, Tân Tiến, Bù Tam) và huyện Bình Long (gồm: Lộc Hiệp, Lộc Thành, Lộc Hưng, Lộc Quảng, Lộc Khánh, Lộc Tấn, Lộc Thắng).

Khi mới tái lập, huyện Lộc Ninh gồm 12 xã: Bù Tam, Hưng Phước, Lộc Hiệp, Lộc Hưng, Lộc Khánh, Lộc Quảng, Lộc Tấn, Lộc Thắng, Lộc Thành, Tân Hòa, Tân Tiến và Thiện Hưng.

Ngày 10/9/1981, thành lập xã Lộc Hòa.

Ngày 17/7/1986, chia xã Lộc Hòa thành 2 xã: Lộc Hòa và Lộc An.

Ngày 29/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 104-CP. Theo đó:

  • Thành lập thị trấn Lộc Ninh (thị trấn huyện lỵ huyện Lộc Ninh) trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Lộc Tấn
  • Hợp nhất 2 xã Tân Hòa và Bù Tam thành xã Thanh Hòa.
  • Đổi tên xã Lộc Thắng thành xã Lộc Thái.

Từ Năm 1998 Đến Nay

Ngày 6/11/1996, tỉnh Bình Phước được tái lập từ tỉnh Sông Bé cũ, huyện Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước.

Ngày 26/12/1997, thành lập xã Tân Thành trên cơ sở 4.050 ha diện tích tự nhiên và 4.539 nhân khẩu của xã Tân Tiến.

Ngày 18/3/1998, Thành lập xã Lộc Thiện trên cơ sở 5.000 ha diện tích tự nhiên và 811 nhân khẩu của xã Lộc Thành; 660 ha diện tích tự nhiên và 5.050 nhân khẩu của xã Lộc Thái

  • Thành lập xã Lộc Điền trên cơ sở 3.886 ha diện tích tự nhiên và 5.856 nhân khẩu của xã Lộc Khánh
  • Thành lập xã Lộc Thuận trên cơ sở 1.520 ha diện tích tự nhiên và 1.106 nhân khẩu của xã Lộc Thái; 3.429 ha diện tích tự nhiên và 4.655 nhân khẩu của xã Lộc Khánh.

Ngày 20/2/2003, huyện Bù Đốp được tái lập trên cơ sở tách một phần huyện Lộc Ninh, bao gồm 5 xã: Hưng Phước, Thiện Hưng, Thanh Hoà, Tân Tiến và Tân Thành. Do đó diện tích huyện Lộc Ninh giảm từ 1.236,8 km² xuống còn 863 km².

Ngày 16/5/2005.

  • Thành lập xã Lộc Thạnh trên cơ sở 7.449 ha diện tích tự nhiên và 5.412 nhân khẩu của xã Lộc Tấn
  • Thành lập xã Lộc Thịnh trên cơ sở 6.272 ha diện tích tự nhiên và 1.657 nhân khẩu của xã Lộc Thành; 85 ha diện tích tự nhiên và 98 nhân khẩu của xã Lộc Khánh; 1.500 ha diện tích tự nhiên và 2.302 nhân khẩu của xã Lộc Hưng.

Ngày 1/3/2008, thành lập xã Lộc Phú trên cơ sở điều chỉnh 3.026 ha diện tích tự nhiên và 7.035 nhân khẩu của xã Lộc Quang.

Huyện Lộc Ninh có 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay.

Bên trên là những hình ảnh bản đồ Huyện Lộc Ninh khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.