Thị tẩm là gì? Những nguyên tắc "khắt khe" trong thị tẩm

Thị tẩm là gì? Đây là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hôm nay, dưới đây BANDOVIETNAM.NET giải đáp Thị tẩm là gì? một cách chi tiết và chính xác. Cùng tham khảo ngay nhé!

Thị tẩm là gì?

Thị tẩm hay còn gọi với những cái tên khác như sủng hạnh, lâm hạnh, đây là việc Phi Tần hay cung nữ phục vụ chuyện chăn gối cho vua chúa. Bởi hoàng đế có rất nhiều phi tần nên không biết chọn ai phục vụ hoàng đế mỗi đêm nên chốn hậu cung đã đưa ra luật thị tẩm. Do đó, bất kỳ ai cũng đều phải chấp hành.

Chúng ta thường bắt gặp cảnh thị tẩm trong những bộ phim cổ trang, những cảnh phim cho chúng ta biết được một phần trong nghi thức thị tẩm cho vua chúa. Cảnh thị tẩm trong phim thường được cường điệu hoá như thân thể được quấn bằng chiếc khăn đỏ, thái giám chuyên trách sẽ khiêng mỹ nhân đến tẩm điện cho hoàng đế.

Tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng, tái hiện hình ảnh như thế là chưa thực sự chính xác. Những cảnh tượng trên chỉ nhằm kích thích thị giác người xem, làm nổi bật đời sống thầm kín của vị Vua nào đó, tạo tính giật gân cho bộ phim. Trên thực tế, cảnh thị tẩm của vua tại hoàng cung lại khác xa hoàn toàn. Việc này đều được ghi chép lại rất chi tiết trong những tư liệu lịch sử về triều đại Mãn Thanh.

Thị tẩm là gì?

Những nguyên tắc "khắt khe" trong thị tẩm

Để hiểu hơn về thị tẩm là gì thì bạn không thể bỏ qua những nguyên tắc khi thị tẩm. Khi xem trên phim ảnh về cảnh thị tẩm chúng ta chỉ thấy được một số chi tiết nhỏ mà thôi. Trên thực tế, việc thị tẩm của vua phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc khắt khe. Hoạt động thị tẩm của nhà vua đều có sự giám sát.

Thời gian diễn ra thị tẩm như thế nào?

Hoàng cung có những quy tắc nhất định về thời gian thị tẩm, chứ không phải muốn thị tẩm lúc nào cũng được. Việc sinh và chọn người kế vị luôn là một công việc không thể xem thường. Do đó, hậu cung đã đưa ra những quy tắc khắt khe về thời gian, gắn với chu kỳ mặt trăng.

Người ta tin rằng phụ nữ thụ thai dễ nhất vào những đêm trăng tròn, thời điểm đó âm tính của phụ nữ được coi là mạnh mẽ nhất. Đây là thời điểm hài hoà với dương tính của hoàng đế. Những đứa trẻ được hình thành là thời gian này cũng sẽ sở hữu những tài năng xuất chúng, khí chất phi phàm. 

Vì thế, hoàng hậu và quý phi là đối tượng được ưu tiên hầu hạ hoàng thượng vào những đêm trăng sáng, tròn. Ngược lại, những đêm trăng non sẽ dành cho các cung tần có địa vị, sự sủng ái thấp hơn.

Địa điểm diễn ra thị tẩm ra sao?

Không phải cứ muốn thực hiện thị tẩm ở đâu cũng được, thị tẩm sẽ phải thực hiện tại nơi nghỉ ngơi của hoàng đế là Dưỡng Tâm Điện. Đặc biệt, trường hợp người được chọn thị tẩm là hoàng hậu thì nhà vua có thể đến cung và nghỉ ngơi tại đây.

Những nguyên tắc đối với phi tần được hoàng đế lâm hạnh

Thông thường 3 năm sẽ diễn ra một đợt tuyển tú nữ định kỳ, do đó số lượng hậu cung của nhà vua rất đông đảo cung tần, mỹ nữ. Bất kỳ tú nữ nào khi vào cung cũng đều mong nhận được sự ân sủng của hoàng đế. Nhưng thực tế không phải tất cả các phi tần đều được hầu hạ hoàng thượng. Từ cấp quý nhân trở xuống, phần lớn phi tần chỉ sống cô đơn trong cung mà không thể gần gũi thiên tử.

Trong lịch sử cũng có những trường hợp vua quá già yếu không thể thực hiện thị tẩm. Một ví dụ điển hình là Tấn phi Phú Sát của vua Càn Long. Bà có xuất thân khủng, là cháu gái của Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu nhưng vẫn không được ân sủng. Lí do là bởi bà được đưa vào làm quý nhân khi Càn Long đã là Thái thượng hoàng 88 tuổi. Do đó, nhiều nhà sử học cho rằng Tấn phi lúc đó thậm chí còn chưa được lâm hạnh.

Những cung tần, mỹ nữ thời đó chỉ được ưu tiên hầu hạ hoàng đế cho đến năm 25 tuổi. Sau độ tuổi này, họ sẽ bị hạn chế đưa vào danh sách cung tần, mỹ nữ để hoàng đế chọn thị tẩm.

Lựa chọn người mang thai

Sau khi thị tẩm, trừ hoàng hậu và quý phi thì những phi tần khác không được phép ở lại nơi ở của hoàng thượng. Sau khi ân ái, thái giám sẽ hỏi hoàng thượng có muốn phi tần mang th.ai hay không. Trường hợp hoàng thượng không muốn giữ lại, thái giám sẽ bấm huyệt đẩy long tinh ra ngoài. 

Một số trường hợp còn dùng những phương thức tàn nhẫn và thô bạo hơn. Tuy nhiên, phương pháp tránh thai này không hề khoa học, một số trường hợp hợp phi tần vẫn mang thai. Khi đó, thái giám sẽ buộc phi tần phải uống thuốc ph.á th.ai. Đây là một quy tắc, góc khuất tăm tối trong truyện thị tẩm của vua chúa thời xưa.

Không phải phi tần nào cũng được phép mang long thai!

Chọn phi thị tẩm là sự hoang dâm vô độ của vua chúa Trung Hoa thời xưa

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, các hoàng đế sau thời kỳ Tần Thuỷ Hoàng (259 - 210 TCN) và Hán Vũ Đế (156 – 87 TCN) đều sở hữu khoảng 3.000 giai nhân. Sống giữa các mỹ nữ tuyệt trần, mỗi người mỗi vẻ...

Sống giữa các mỹ nữ tuyệt trần, mỗi người mỗi vẻ, hoàng thượng không khỏi đau đầu trước việc làm sao để sắp xếp, tuyển chọn người qua đêm.

Tương truyền, Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm (263 - 290) có vô số cung tần mỹ nữ, mỗi đêm đều không biết nên lâm hạnh, tức qua đêm với ai. Ông bèn phát minh ra một cỗ xe cừu rồi đích thân ngồi lên đó, để cừu kéo mình đi dạo quanh các tẩm cung của phi tần. Chiếc xe dừng trước cổng cung nào, hoàng thượng sẽ qua đêm tại đó.

Hoàng đế phong lưu nổi tiếng Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (285 – 762) lại dùng cách khác, ông sắp xếp để các phi tần lần lượt phục vụ mình. Mỗi khi cảm xúc dâng trào, đột nhiên cao hứng nghĩ ra trò gì mới, vua bèn ngày ngày gọi một nhóm phi tần vào cung, để họ tung xúc xắc. Người tung xúc xắc giỏi nhất sẽ được ở lại phục vụ hoàng thượng. Vì vậy, nhiều quan thần trong cung thường lén gọi xúc xắc là “bà mối của dùi đục”.

Đường Kính Tông Lý Trạm (809 – 826) còn phát minh ra “phong lưu tiễn”, chính là mũi tên quyết định đêm nay vua ngủ với ai. Ông sai người dùng vỏ trúc uốn thành cung, lấy tờ giấy gấp thành tên, trong giấy sẽ tẩm long xạ hương. Sau khi cho gọi các phi tần tới, Đường Huyền Tông sẽ bắn một phát tên duy nhất. Phi nào trúng tên sẽ được thấm đẫm hương thơm này trên người và cùng vua trải qua một đêm xuân sắc.

Mãi tới thời Thanh (1644 – 1912), qui định vua “bốc thăm” chọn phi tần trước mỗi đêm lâm hạnh mới trở thành một chế độ rõ ràng, được thực hiện thường xuyên và tương đối nghiêm ngặt.

Bộ máy cai quản đời sống về đêm của hoàng thượng ở hậu cung gọi là “Kính sự phòng”, người phụ trách có quyền hạn cao nhất là thái giám Kính sự phòng, có nhiệm vụ sắp xếp, ghi chép đời sống chăn gối của hoàng thượng và hậu phi.

Khi hoàng thượng và hoàng hậu qua đêm cùng nhau, viên thái giám này buộc phải ghi chép rõ ràng, chi tiết ngày, tháng, năm để làm chứng cứ thụ thai sau này. Hoàng phi và hoàng hậu không giống nhau, mỗi phi được vua sủng ái đều có một tấm thăm xanh, thái giám Kính sự phòng sẽ đem từ một đến vài chục thẻ thăm có ghi rõ tên phi tần trên một chiếc khay bạc lớn, dâng lên hoàng thượng trong bữa tối.

Đợi vua dùng bữa xong, thái giám sẽ quỳ xuống đất, đợi hoàng thượng “bốc thăm”. Lúc đó, vua sẽ rút một cái thăm, đặt trên khay bạc. Phi nào có tên khắc trên thăm đó sẽ được qua đêm với hoàng thượng. Sau khi lui ra, thái giám Kính sự phòng sẽ thông báo cho phi đó đi tắm nước thơm và làm tất cả những công tác chuẩn bị cần thiết.

Tới giờ hoàng thượng đi nằm, thái giám này sẽ cởi bỏ toàn bộ y phục và dùng áo lông vũ quấn quanh người phi đó, sau đó cõng vào tẩm cung của hoàng thượng. Đây là cách an toàn dùng để tránh việc có người giấu vũ khí trong người đem vào tẩm cung.

Sau khi đưa phi vào, thái giám Kính sự phòng sẽ lui ra ngoài canh gác cùng vài thái giám khác. Kết thúc thời gian qui định, thái giám sẽ hô to “Thời gian đã hết”, nếu hoàng thượng không trả lời sẽ gọi thêm lần nữa, cứ thế nhắc lại ba lần, nhất định phải cõng phi kia trở về. Đồng thời, thái giám Kính sự phòng vẫn sẽ ghi chép lại đầy đủ ngày, tháng, năm để làm chứng cứ thụ thai về sau. Việc mang thai hay không ảnh hưởng rất lớn đến vị trí cao thấp sau này của các phi tần được vua lâm hạnh.

Phi tần là thứ đồ chơi giải quyết nhu cầu sinh lý cho hoàng đế.

Về biểu hiện, hoàng thượng tự quyết định đời sống về đêm của mình, nhưng các bước cụ thể từ sắp xếp vị trí thẻ thăm, công tác chuẩn bị, hộ tống phi tần đến nắm vững thời gian, ghi chép hồ sơ, thái giám đều có thể dùng thủ đoạn nhân lúc sơ hở. Các phi tần nếu đắc tội với thái giám Kính sự phòng thì vô cùng đen đủi, nên họ luôn hết mực nịnh bợ, đút lót viên thái giám này. Hoàng thượng dù nắm quyền sinh sát trong tay nhưng vẫn phải nhượng bộ ít nhiều với thái giám Kính sự phòng, mong họ “giơ cao đánh khẽ” với cuộc sống về đêm của mình.

Sở dĩ chế độ “bốc thăm" này được duy trì là bởi hoàng đế nhà Thanh cũng cho rằng như vậy có thể rà soát và xác minh rõ ràng huyết thống của các hoàng tử và công chúa, việc này rất quan trọng để quyết định lựa chọn người kế vị.

Có thể thấy rằng, chế độ “bốc thăm” chọn phi thị tẩm là sản phẩm từ sự hoang dâm vô độ của vua chúa Trung Hoa thời xưa. Các phi thần tuy trở thành đồ chơi giải quyết nhu cầu sinh lí và công cụ truyền giống của hoàng đế nhưng trong mắt họ, đây lại là cơ hội cả đời khó mà có được. Điều này thể hiện rõ sự tàn khốc đến cực đoan của chế độ phong kiến xưa.

Bạn đang theo dõi bài viết "Thị tẩm là gì? Những nguyên tắc "khắt khe" trong thị tẩm" do chúng tôi tổng hợp chi tiết, BANDOVIETNAM.NET hi vọng đây là thông tin hữu ích mà quý bạn đọc cần tìm. Quý bạn đọc có đưa ra quan điểm cá nhân, vui lòng bình luận bên dưới.