Bản đồ hành chính Thành phố Vũng Tàu khổ lớn mới nhất 2022

Bản đồ hành chính Thành phố Vũng Tàu giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn Thành phố Vũng Tàu chi tiết nhất.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính Thành phố Vũng Tàu khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.

Giới thiệu Thành phố Vũng Tàu tại tỉnh Vũng Tàu - Vũng Tàu

Năm 1991, Thành phố Vũng Tàu được thành lập (Loại 1I) , nằm ở phía nam của tỉnh Vũng Tàu - Vũng Tàu với diện tích đất tự nhiên 141,1 km², dân số năm 2022 khoảng hơn 420.860 người, chia làm 17 đơn vị hành chính, gồm 16 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Nguyễn An Ninh, Rạch Dừa và 1 xã: Long Sơn.

Về giới hạn hành chính của thành phố Vũng Tàu được xác định như sau: Đông giáp huyện Long Điền; Tây giáp vịnh Gành Rái; Nam, Đông nam, và Tây nam giáp Biển Đông; Bắc giáp thành phố Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ.

Thành phố Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và do chịu ảnh hưởng của biển, Vũng Tàu có khí hậu ôn hoà, ít gió bão, nhiệt độ trung bình từ 25oC đến 27oC, lượng mưa trung bình từ 1.300mm đến 1.700mm, có từ 2.300 đến 2.800 giờ nắng trong năm. Thiên nhiên thành phố Vũng Tàu tươi đẹp, kỳ thú đem lại tiềm năng lớn về Du Lịch.

Hiện nay, Thành phố Vũng Tàu không những là ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, mà còn là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông - vận tải và giáo dục của nước ta. Hiện có rất nhiều bãi biển đẹp hoang sơ và là địa điểm du lịch nổi tiếng tại miền Nam. 

Ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chuyển đến thành phố Bà Rịa. Thành phố Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả Nam Bộ.

Bản đồ hành chính Thành phố Vũng Tàu mới nhất

Bản đồ hành chính Thành phố Vũng Tàu mới nhất năm 2022
Bản đồ hành chính Thành phố Vũng Tàu mới nhất năm 2022

Thông tin quy hoạch Thành phố Vũng Tàu mới nhất

Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2035.

Phạm vi quy hoạch thành phố Vũng Tàu

Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ phạm vi hành chính thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với tổng diện tích khoảng 15.043 ha. Ranh giới cụ thể được giới hạn như sau:

  • Phía Đông và Nam giáp biển Đông và một phần huyện Long Điền.
  • Phía Tây giáp vịnh Gành Rái.
  • Phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa và một phần thị xã Phú Mỹ.

Tính chất quy hoạch thành phố Vũng Tàu

  • Là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Là trung tâm du lịch, thương mại – tài chính – ngân hàng, dịch vụ hậu cần thủy hải sản, dịch vụ hàng hải, phát triển cảng biển, dịch vụ khai thác và chế biến dầu khí của cả nước.
  • Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.

Dự báo quy mô dân số, đất đai TP Vũng Tàu

Quy mô dân số tp Vũng Tàu

Đến năm 2025, dân số thành phố Vũng Tàu khoảng 500.000 – 520.000 người;

Đến năm 2035, dân số thành phố Vũng Tàu khoảng 620.000 – 650.000 người.

Quy mô đất đai

  • Đến năm 2025: Đất xây dựng đô thị khoảng 7.500 – 8.000 ha. Trong đó, đất dân dụng khoảng 3.900 – 4.100 ha (85 – 90 m2/người), đất ngoài dân dụng khoảng 3.600 – 3.900 ha.
  • Đến năm 2035: Đất xây dựng khoảng 10.000 – 11.000 ha. Trong đó, đất dân dụng khoảng 5.500 – 5.900 ha (85 – 90 m2/người), đất ngoài dân dụng khoảng 4.500 – 5.100 ha.

Cấu trúc không gian đô thị Vũng Tàu

Thành phố Vũng Tàu phát triển theo mô hình tuyến dọc hướng Đông Bắc – Tây Nam và 02 trung tâm tại Gò Găng và Long Sơn, với các chức năng chính gồm: Công nghiệp – Đô thị – Du lịch. Hệ thống mặt nước, hồ cảnh quan điều hòa như A Châu, Bàu Sen, Bàu Trũng, Rạch Bà, Cửa Lấp; các lưu vực sông Cỏ May, sông Dinh, sông Cửa Lấp, sông Ba Cội,… hệ sinh thái rừng ngập mặn và cảnh quan Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa là bộ khung tự nhiên của đô thị.

Bản đồ quy hoạch các phân khu tại Thành phố Vũng Tàu 
Bản đồ quy hoạch các phân khu tại Thành phố Vũng Tàu 

Phân khu vực phát triển thành phố Vũng Tàu

Không gian thành phố Vũng Tàu được chia thành 07 khu vực, cụ thể như sau:

Khu vực đảo Long Sơn: Là trung tâm công nghiệp dầu khí quốc gia. Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp khác; hình thành khu đô thị mới phục vụ công nghiệp dầu khí và khu đô thị sinh thái mật độ thấp, đáp ứng nhu cầu ở đô thị. Cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu và bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên vùng ngập mặn. Tổng diện tích đất khoảng 4.100 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 2.670 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 45.000 người.

Khu vực Gò Găng: Phát triển khu đô thị mới gắn với sân bay Gò Găng và khu đô thị sinh thái gắn kết với không gian sinh thái rừng ngập mặn. Hình thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy hải sản công nghệ cao. Tổng diện tích đất khoảng 1.400 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.265 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 60.000 người.

Khu vực Bắc Phước Thắng: Bảo tồn vùng vành đai xanh, vùng cảnh quan sinh thái tự nhiên trên cơ sở hệ thống các sông: Ba Cội, Cỏ May, Dinh và Cửa Lấp và rừng ngập mặn. Hình thành khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái mật độ thấp và trung tâm dịch vụ du lịch gắn với rừng ngập mặn. Tổng diện tích đất khoảng 2.324 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 700 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 35.000 người.

Khu vực Công nghiệp – Cảng: Duy trì các khu công nghiệp và cảng hiện có. Mở rộng khu cảng Sao Mai – Bến Đình, phát triển khu công nghiệp, khu logistics và dịch vụ hậu cảng và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối. Cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu gắn với khu vực cảng Cát Lở, không gia tăng quy mô dân số tại các khu dân cư hiện hữu. Tổng diện tích đất khoảng 987 ha, trong đó đất xây dựng khoảng 745 ha.

Khu vực đô thị hiện hữu: Tập trung cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị theo hướng bảo tồn cấu trúc không gian đô thị truyền thống, bảo tồn công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan đô thị và hệ sinh thái có giá trị. Khai thác hiệu quả các quỹ đất công sở sau khi di dời, ưu tiên quỹ đất sau di dời cho các chức năng công cộng, cây xanh và hỗn hợp (văn phòng, thương mại, du lịch và nhà ở).

Khu vực Núi Lớn, Núi Nhỏ duy trì các khu công viên rừng kết hợp du lịch, vui chơi giải trí, tạo điểm nhấn cảnh quan trong thành phố. Tăng cường khả năng tiếp cận của cộng đồng tới các hoạt động vui chơi, giải trí, các không gian xanh trên núi.

Tại khu vực Bãi Sau, duy trì quỹ đất du lịch hiện hữu, ưu tiên phát triển hỗn hợp với các loại hình dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, thương mại, nhà ở và các công trình dịch vụ đô thị, đảm bảo xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật đồng bộ để đáp ứng nhu cầu du lịch và nâng cao chất lượng sống của người dân. Đối với khu dân cư hiện hữu, hạn chế gia tăng dân số; khai thác, phát triển dịch vụ du lịch..

Tại khu vực cù lao Bến Đình, cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu; hình thành khu đô thị mới hiện đại với chức năng hỗn hợp gồm nhà ở – dịch vụ thương mại – văn phòng và đảm bảo hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư.

Tổng diện tích đất toàn khu vực khoảng 2.074 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.716 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 240.000 người.

Khu vực Bắc Vũng Tàu (phía Bắc đô thị hiện hữu)

Phát triển các khu chức năng: Trung tâm hành chính mới thành phố Vũng Tàu, trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ thương mại, trung tâm đào tạo. Hình thành các khu đô thị mới tập trung, hiện đại. Khuyến khích phát triển các công trình hỗn hợp với kiến trúc hiện đại để tạo dựng không gian đô thị khang trang, đồng bộ.

Tại khu vực Bàu Trũng, ưu tiên hình thành công viên văn hóa – hồ điều hòa. Phần còn lại tái thiết đô thị trên cơ sở phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chủ yếu gồm: khu đô thị mới, khu dịch vụ thương mại và văn phòng, khu nhà ở xã hội, tái định cư và cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu.

Tại khu sân bay cũ, tái thiết đô thị sau khi di dời sân bay Vũng Tàu sang khu vực Gò Găng. Phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chính: khu đô thị, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, vui chơi giải trí…

Tổng diện tích đất toàn khu vực khoảng 2.212 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 2.200 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 230.000 người.

Khu vực phát triển du lịch ven biển Chí Linh – Cửa Lấp: Phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chủ yếu gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sân golf, khu dân cư đô thị, dịch vụ thương mại và các không gian mở công cộng, quảng trường biển. Các khu vực gắn liền với không gian biển phải ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, quảng trường và không gian mở dành cho cộng đồng.

Tổng diện tích đất khoảng 1.114 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1034 ha; tỷ trọng quỹ đất phát triển du lịch, dịch vụ thương mại và quảng trường biển chiếm tối thiểu 50% diện tích đất xây dựng đô thị hỗn hợp trong khu vực. Quy mô dân số tối đa khoảng 45.000 người.

Các trung tâm chuyên ngành

  • Trung tâm vận tải, công nghiệp, logistic: Hình thành khu vực dịch vụ hậu cần cảng, trung chuyển hàng hóa cấp vùng gắn với các khu công nghiệp Long Sơn và Sao Mai – Bến Đình.
  • Trung tâm dịch vụ hàng không: Bố trí gắn với sân bay Gò Găng. Là khu vực được hình thành để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ hàng không, dịch vụ vận tải dầu khí và các hoạt động kỹ thuật khác; quy mô khoảng 240 ha.
  • Trung tâm hậu cần nghề cá: Bố trí tại phía Đông khu vực Gò Găng, quy mô khoảng 45 ha, đáp ứng các nhu cầu về phát triển dịch vụ hậu cần thủy hải sản.

Định hướng các khu, cụm công nghiệp, cảng và dịch vụ hậu cần cảng

  • Duy trì các khu, cụm công nghiệp hiện có và các cảng gắn với khu công nghiệp gồm: Cát Lở, Đông Xuyên, VietSo Petro, mở rộng khu cảng Sao Mai – Bến Đình…, quy mô khoảng 550 ha.
  • Hình thành khu công nghiệp dầu khí Long Sơn – cảng, bao gồm: Khu công nghiệp Long Sơn có quy mô 850 ha, khu lọc hóa dầu quy mô khoảng 400 ha, cảng và các điểm tiểu thủ công nghiệp có diện tích khoảng1.572 ha;
  • Cụm tiểu thủ công nghiệp Phước Thắng quy mô khoảng 40 ha.

Thiết kế đô thị thành phố Vũng Tàu

Định hướng thiết kế đô thị tổng thể

Xây dựng không gian đô thị trên cơ sở khung tự nhiên là bờ biển, hệ thống sông, rạch, rừng ngập mặn và cảnh quan tự nhiên Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa. Định hướng tổ chức không gian tại các khu vực như sau:

  • Khu vực đảo Long Sơn: Lấy Núi Nứa là trung tâm, tổ chức khu công nghiệp và trung tâm dịch vụ hóa dầu gắn với không gian biển; tổ chức không gian khu đô thị hài hòa với cảnh quan sinh thái vùng ngập mặn, khai thác hệ sinh thái ngập mặn, mặt nước và triền dốc tự nhiên để tạo cảnh quan đặc trưng; không xây dựng công trình quy mô lớn trên núi làm thay đổi địa hình, địa mạo của khu vực. Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực.
  • Khu vực Gò Găng: Tạo lập không gian đô thị – sân bay hiện đại, hạ tầng đồng bộ, đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách ly và hành lang an toàn bay. Tạo dải cây xanh ven kênh, rạch, bảo vệ các kênh thoát nước tự nhiên trong khu vực và hệ sinh thái ngập mặn.
  • Khu vực Bắc Phước Thắng: Xây dựng khu đô thị sinh thái, mật độ thấp; hình thành các tuyến đường khu vực làm ranh giới kiểm soát hạn chế phát triển đô thị. Ưu tiên dành quỹ đất để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái ngập mặn kết hợp khai thác du lịch nghiên cứu, khám phá và trải nghiệm.
  • Khu vực Bắc Vũng Tàu, khu vực hành lang phát triển du lịch ven biển Chí Linh – Cửa Lấp: Tạo lập các trục không gian hướng biển và hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng tại các quảng trường biển. Bố trí công trình cao tầng đan xen tại trung tâm các khu đô thị; thiết lập không gian đô thị biển hiện đại, năng động, có hình ảnh đặc trưng theo hướng tiếp cận từ phía bãi biển vào đô thị.
  • Khu vực đô thị hiện hữu: Chỉnh trang tạo diện mạo không gian cảnh quan mới dọc bờ biển từ Bãi Dâu, Bãi Trước đến khu vực Hòn Bà. Kiến trúc trung tâm du lịch, dịch vụ thương mại, giải trí, quảng trường công cộng, công viên… gắn với văn hóa bản địa, hài hòa với biển Vũng Tàu. Hình thành và mở rộng không gian dịch vụ du lịch và sinh hoạt cộng đồng. Tổ chức công trình điểm nhấn trên tuyến đường dọc bờ biển và không gian mở; tạo lập các tuyến đi bộ và không gian sinh hoạt cộng đồng hướng ra bờ biển.

Hướng dẫn thiết kế đô thị các khu vực quan trọng

  • Các không gian tự nhiên quan trọng: Núi Lớn, Núi Nhỏ và Núi Nứa là các điểm cao tự nhiên trong đô thị cần được bảo vệ và kiểm soát phát triển. Ưu tiên phát triển các công trình mang tính biểu tượng, hình thành các không gian công cộng dành cho hoạt động vui chơi giải trí kết hợp với lâm viên cây xanh.
  • Cửa ngõ đô thị: Xây dựng diện mạo không gian cảnh quan đô thị hiện đại kết hợp với công trình biểu tượng tại điểm kết nối đô thị với hệ thống giao thông vùng như đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, quốc lộ 51, sân bay Gò Găng, cảng hành khách tại khu vực Sao Mai – Bến Đình, Bãi Dâu, Bãi Trước và ga đường sắt. Điểm nhấn đô thị là các công trình kiến trúc tại các trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm hành chính thành phố, gắn với quảng trường và trục đi bộ và không gian sinh hoạt cộng đồng, tạo lập hình ảnh cửa ngõ đô thị biển đặc trưng.

Các trục không gian chính

Hình thành các trục không gian chính dọc các tuyến đường 30/4, 2/9, 3/2 với các công trình hỗn hợp có kiến trúc hiện đại. Ưu tiên phát triển các tuyến ngang để kết nối không gian đô thị với không gian biển. Tổ chức tuyến song hành dành cho xe đạp; tại các khu vực giao nhau của các trục đường chính đô thị, khuyến khích bố trí các công trình cao tầng hoặc các công trình điểm nhấn.

  • Hành lang ven biển tại khu vực Bãi Trước: Hạn chế phát triển công trình có quy mô lớn để bảo vệ cảnh quan tự nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử của đô thị. Hình thành một số điểm dịch vụ du lịch có tính chất đặc biệt, hạn chế che chắn tầm nhìn ra biển và tạo lập hình ảnh đô thị theo hướng nhìn từ biển vào thành phố.
  • Hành lang ven biển tại khu vực Bãi Sau đến Cửa Lấp: Tăng cường hướng tiếp cận của người dân đô thị đến bãi biển thông qua các trục ngang, tạo lập các quảng trường biển và các công trình tiện ích phục vụ cộng đồng tại giao cắt giữa các trục ngang và tuyến đường ven biển. Tổ chức kết nối các khu du lịch ven biển, có không gian tiếp giáp bãi biển bằng các tuyến đường đi bộ, xe đạp và giao thông sạch thân thiện môi trường nhằm hỗ trợ các hoạt động vui chơi, đi lại của cộng đồng dọc bãi biển; khuyến khích tạo lối mở để người dân tiếp cận bờ biển thuận lợi.

Công trình điểm nhấn trong đô thị

Các điểm nhấn tự nhiên: Bảo vệ cảnh quan và địa hình, địa mạo đặc trưng của các điểm cao tự nhiên gắn với hình ảnh đô thị như Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ…

Các điểm nhấn nhân tạo: Đối với các công trình kiến trúc có giá trị, di tích văn hóa lịch sử, tượng, tượng đài và một số công trình khác, bảo vệ, tôn tạo cảnh quan các công trình gắn với lịch sử hình thành thành phố và hình ảnh đặc trưng của đô thị biển. Tạo thêm các công trình điểm nhấn mang tính văn hóa, nghệ thuật tại các không gian mở, không gian công cộng. Tạo dựng các công trình điểm nhấn mới trong đô thị là các công trình cao tầng, công trình có kiến trúc đặc sắc, hiện đại tại các vị trí phù hợp như: Trung tâm các khu đô thị mới, các không gian giao cắt giữa các tuyến trục chính đô thị, các khu vực gắn với quảng trường, không gian mở và các khu du lịch có vị trí đặc biệt trong khai thác không gian biển.

Quy hoạch hệ thống giao thông tại Thành Phố Vũng Tàu

  • Đường bộ: Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; nâng cấp quốc lộ 51 theo định hướng giao thông vùng, kết nối thành phố với các đô thị khác trong tỉnh và vùng thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu phù hợp, thống nhất với quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam. Quy mô và vị trí tuyển, ga cụ thể tuân thủ các quy hoạch chuyên ngành được duyệt.
  • Đường hàng không: Thực hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam và các quy hoạch vùng có liên quan.
  • Đường thủy nội địa: Xây dựng hệ thống cảng thủy nội địa theo quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, khai thác hiệu quả các luồng tuyến chính trên sông Dinh; sông Mũi Giùi; sông Rạng; sông Chà Và; sông Ba Cội; sông Cỏ May – Cửa Lấp; sông Sao; Rạch Tre và Rạch Bến Đình.
  • Đường biển: Xây dựng và phát triển cảng biển theo quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Các khu bến cảng chính gồm: Sao Mai – Bến Đình, Long Sơn, cảng trên sông Dinh và hệ thống các bến tàu khách, bến du thuyền tại bãi Dâu và Bãi Trước.
  • Nâng cấp, chỉnh trang hệ thống đường giao thông đô thị hiện có. Tiếp tục xây dựng, cải tạo, hoàn thiện các tuyến đường trục dọc; phát triển bổ sung mạng lưới trục ngang kết nối khu vực trung tâm với khu vực ven biển. Tỷ lệ đất giao thông, giao thông tĩnh và mạng lưới đường đô thị tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chí đô thị loại I.
  • Giao thông công cộng: Phát triển hệ thống giao thông xe buýt đảm bảo phục vụ nhu cầu đô thị và liên kết với khu vực lân cận. Chú trọng phát triển hệ thống mạng lưới xe buýt kết nối các khu vực trong đô thị, tiếp cận thuận tiện với các trung tâm đô thị phát triển mới.

Hệ thống bến xe, bãi đỗ, nhà ga

  • Hệ thống bến xe: Chuyển đổi bến xe khách hiện hữu thành bãi đỗ xe và trung tâm xe buýt, phục vụ khu vực nội thị. Trong giai đoạn đầu, bố trí bến xe khách liên tỉnh tại phía Bắc thành phố, trên quốc lộ 51, đáp ứng vận chuyển hành khách, hàng hóa và phục vụ đỗ xe du lịch; quy mô khoảng 5 ha, đạt tiêu chuẩn loại I. Giai đoạn từ sau năm 2025, xây dựng thêm bến xe mới tại phía Đông Nam đường cao tốc; quy mô khoảng 3,2 ha, đạt tiêu chuẩn loại I.
  • Hệ thống bãi đậu xe công cộng: Quy hoạch và đầu tư xây dựng các bãi xe công cộng gắn với khu đô thị và các khu trung tâm, khu vực phát triển hỗn hợp; đảm bảo diện tích bãi đỗ xe đạt tối thiểu 3 ÷ 5% đất xây dựng đô thị.

Thông tin quy hoạch Thành phố Vũng Tàu mới nhất

Thông tin cơ bản Thành phố Vũng Tàu tại Vũng Tàu - Vũng Tàu

Thời phong kiến

Lịch sử Vũng Tàu gắn liền với quá trình di dân của người Việt vào miền Nam.

Con người đã sinh sống ở Vũng Tàu từ khoảng thế kỷ thứ I TCN. Trên đảo Long Sơn và sườn núi Bãi Dứa ở Vũng Tàu ngày nay, các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều di chỉ mộ táng chứa di cốt người, xương răng động vật cùng nhiều đồ trang sức tuỳ táng có niên đại thuộc nền văn hóa Óc Eo-Phù Nam cổ đại.

Từ thế kỷ 13, vùng đất này này được gọi là trấn Chân Bồ (chữ Hán: 真蒲). Năm 1295, sứ thần nhà Nguyên tên Chu Đạt Quan (tiếng Trung: 周達觀; Wade–Giles: Tcheou Ta-kouan, còn gọi là Châu Đạt Quan) theo sứ đoàn Trung Hoa đi thăm kinh đô Angkor của Chân Lạp (nay thuộc Campuchia) ngang qua vùng đất này. Lúc về ông đã kể lại trong cuốn Chân Lạp Phong Thổ Ký (chữ Hán: 真臘風土記) rằng:

自溫州開洋,行丁未針。歷閩、廣海外諸州港口,過七洲洋,經交趾洋到占城。又自占城順風可半月到真蒲,乃其境也 Rời bến Ôn Châu ở Chiết Giang... đi ngang Giao Chỉ Dương và đến xứ Chiêm Thành. Ở đấy, nhờ thuận gió, trong vòng 15 ngày ta có thể đến Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp.

Đầu thế kỷ 16, vùng đất nay là Vũng Tàu đã được nhiều nhà du hành châu Âu để chân tới trên con đường tìm kiếm thị trường cũng như khai thác các nguồn hàng mới ở châu Á. Thương nhân Bồ Đào Nha đã gọi vùng đất này là Oporto Cinco Chagas Verdareiras với ý nghĩa là “vịnh nằm giữa những núi Cinco Chagas”. Nơi đây có thể cung cấp nước ngọt, củi đốt và cả gỗ tốt để làm cột buồm cho những chuyến hải trình tiếp theo. 

Từ năm 1775, tàu thuyền của Bồ Đào Nha và Pháp ra vào vùng biển Vũng Tàu để buôn bán, trao đổi hàng hóa, và từ đấy người Pháp gọi Vũng Tàu với tên Cap Saint-Jacques (nghĩa là "Mũi đất của Thánh Giacôbê").

Từ các thế kỷ 16, 17, vì chiến tranh, nội loạn liên miên, người Việt từ các vùng Thuận-Quảng đã bỏ xứ phiêu bạt vào miền Nam sinh sống, trong đó có vùng Mô Xoài (Bà Rịa) và trấn Chân Bồ.

Sau khi thống nhất nước nhà và lập ra triều Nguyễn, hoàng đế Gia Long đã cử ba đội quân đến đây xây dựng đồn lũy, chống hải tặc, trấn giữ cửa biển. Sau khi nạn cướp biển chấm dứt, vua Minh Mạng cho ba lớp lính trên giải ngũ và lập ra ba làng Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam.

Ba làng này được gọi chung là Tam Thắng, sau đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy. Trong bộ Phủ biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜錄) năm 1776 của Lê Quý Đôn có nhắc đến bán đảo Vũng Tàu: "Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư."

Tác phẩm Đại Nam nhất thống chí (chữ Hán: 大南一統志) thời nhà Nguyễn có ghi chép lại: "... trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ. Trên núi có suối nước ngọt, chân núi tụ họp dân chài, thật là chỗ cửa quan xung yếu."

Pháp thuộc (1859–1945)

Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã tử trận.

Năm 1876 Vũng Tàu được xếp vào hạt tham biện Bà Rịa, nằm trong khu vực hành chánh (circonscription administrative) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp.

Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques. Đứng đầu đô thị này là đốc lý (résident maire). Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa, đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã.

Trong khoảng thời gian từ 1895-1900, chính quyền bảo hộ Pháp đã xây dựng nhiều bến cảng, nhà máy nhiệt điện, đường dây điện tín và khách sạn cao cấp, biến Vũng Tàu thành thành phố cảng, du lịch, nghỉ mát lớn nhất của Nam Bộ và trung tâm đánh bắt hải sản lớn của vùng. Tòa thanh tra (l'Inspection) đặt tại đường Boulevard des Landes (nay là đường Quang Trung).

Người Pháp cũng xây dựng Vũng Tàu thành tuyến phòng thủ quân sự quy mô kiên cố với 3 trận địa pháo cùng nhiều hầm, hào vững chắc nằm rải rác trên đỉnh và sườn Núi Lớn, Núi Nhỏ. Rải rác trong nội ô và ngoại ô Vũng Tàu là các doanh trại của lính Pháp tại Đông Dương.

Dân số Vũng Tàu cũng tăng lên nhanh chóng, từ 5.690 người năm 1901, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Đến thập niên 1930, dân số đạt 8.100 người và năm 1955 đã lên tới 29.390 người.

Sau cuộc chính biến Cần vương không thành, người Pháp đã đưa vua Thành Thái về quản thúc ở đây từ năm 1907 đến 1916, trước khi bị đẩy đi đảo Réunion.

Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.

Ngày 5-7-1928, Thống đốc Nam kỳ ra nghị định tách phần đất tổng Vũng Tàu gồm xã Sơn Long, ba xã Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam của Đại lý Cap Saint Jacques và quận Cần Giờ gồm các xã Cần Thạnh, Đồng Hòa, Thạnh An, Tân Thạnh, lập tỉnh Cap Saint Jacques. Đến năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thị xã (commune). Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập vào, nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã.

Hiệp định Genève

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đưa nhiều người Công giáo vào Vũng Tàu và lập 3 trung tâm định cư ở đây. Những người này xây làng lập ấp ở các khu vực Bến Đá, Rạch Dừa, Phước Thắng, Nam Bình, hình thành nên nhiều xứ đạo Công giáo toàn tòng.

Với vị trí chiến lược ngay cửa biển sát đô thành Sài Gòn, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã củng cố và phát triển Vũng Tàu thành tuyến phòng sự chiến lược. Sau khi tiếp quản các cơ sở quân sự của Pháp tại đây, quân đội Việt Nam Cộng Hòa và thiết lập nhiều cơ sở huấn luyện lớn như Trường Quân cảnh, Thiếu sinh quân và Quân Y Viện.

Trong giai đoạn 1964 - 1972, quân đội Hoàng gia Úc đã huy động tổng cộng 61.000 quân Hải, Lục, Không quân đến phục vụ tại Vũng Tàu. Phi trường Vũng Tàu trở thành một sân bay quân sự quan trọng tại Nam phần.

Với ưu đãi về tự nhiên, Vũng Tàu cũng trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng của Nam phần khi đó. Ngoài nghề đánh bắt, chế biến hải sản và trồng trọt nương rẫy truyền thống, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, cửa hàng cửa hiệu, cơ sở dịch vụ, phục vụ cho việc ăn chơi, giải trí của các cố vấn Mỹ và các quan chức chính quyền Sài Gòn được khẩn trương hoàn thiện, khiến cho bộ mặt thành phố ngày một hoa lệ. Khu biệt thự Lam Sơn ở gần Bãi Trước và dãy quán bar ở đường Quang Trung, Trưng Trắc là các địa điểm giải trí quen thuộc của những người lính ngoại quốc trong thời kỳ này.

Trong cuộc chỉnh lý năm 1964, tướng Nguyễn Khánh đã tổ chức một hội nghị cấp chính phủ ở Vũng Tàu để thông qua một sắc luật gọi là “Hiến chương Vũng Tàu” nhằm trao quyền lực cho ông suốt đời.

Cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975, thành phố chỉ có 2 trường trung học Trung học Vũng Tàu, được thành lập năm 1954 và Trung học tư thục Thánh Giuse, và một bệnh viện công cộng (Bệnh viện Lê Lợi). Cư dân chủ yếu sinh sống ở khu vực trung tâm phía Nam bán đảo và dải bờ biển phía Tây dọc theo các làng Thắng Nhì, Thắng Nhứt cũ.

Trong thời kỳ này, Vũng Tàu trải qua nhiều biến động hành chánh lớn, như chuyển thành quận thuộc tỉnh Phước Tuy (1956), rồi lại nâng lên thị xã trực thuộc trung ương mang tên gọi Đặc khu Vũng Tàu (năm 1964). Đứng đầu chính quyền thị xã là thị trưởng kiêm đặc khu trưởng. Các phân khu thuộc Vũng Tàu lúc đầu mang tên xã (1958), sau đó đổi thành khu phố (1965), rồi chuyển thành phường (năm 1972). Đứng đầu mỗi phường gồm có Hội đồng nhân dân (hội đồng phường) và Ủy ban hành chánh (đứng đầu là Chủ tịch kiêm ủy viên hộ tịch). Tính đến cuối tháng 4 năm 1975, thị xã Vũng Tàu có tổng cộng 6 phường: Vũng Tàu, Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Hải và Phước Thắng.

Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Vũng Tàu là nơi di tản của tàn quân của Việt Nam Cộng Hòa từ các nơi đổ về. Trong hai ngày 28-29/4, các lực lượng thuộc Sư đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tấn công đánh chiếm thị xã Vũng Tàu. Dù cầu Cỏ May đã bị đánh sập, các lực lượng của sư đoàn đã tổ chức nhiều đợt vượt sông qua phía Cửa Lấp và giao tranh ác liệt với các lực lượng Quân lực VNCH đang cố thủ tại các cứ điểm cầu Cỏ May, ấp Phước Thành và khách sạn Palace. Cuộc chiến kết thúc lúc 1h trưa ngày 30 tháng 4, sau khi toán sĩ quan cố thủ tại khách sạn Palace ra hàng.

Ngày thống nhất

Tàu Đông Hải chở người di tản ngoài khơi Vũng Tàu, những ngày cuối tháng 4 năm 1975
Sau ngày thống nhất đất nước, thị xã Vũng Tàu được chuyển thành thành phố Vũng Tàu trực thuộc Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mới tiếp quản. Ủy ban Quân quản thành phố Vũng Tàu được thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1975 do Phạm Văn Hy (Tư Hy), Bí thư Thành ủy làm Chủ tịch. Một năm sau đó, chính phủ thành lập tỉnh Đồng Nai trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Phước Tuy, Long Khánh, Biên Hòa vào tháng 2 năm 1976, Vũng Tàu lại hạ cấp thành thị xã trực thuộc tỉnh này. Đứng đầu chính quyền là Ủy ban Nhân dân Cách mạng thị xã Vũng Tàu.

Các chiến dịch cải tạo tư sản và cải cách công thương nghiệp đi kèm với chính sách kinh tế quan liêu, bao cấp trong những năm sau đó đã khiến cho nền kinh tế miền Nam nói chung và địa phương nói riêng lâm vào trì trệ. Vũng Tàu trở thành một điểm xuất phát lớn của nạn vượt biên trái phép.

Đặc khu dầu khí

Nhằm phục vụ ngành công nghiệp khai thác dầu khí non trẻ, năm 1979, chính phủ Việt Nam quyết định lập ra Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trên cơ sở sáp nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang. Đặc khu này được chia thành 1 quận (Côn Đảo) và 5 phường: Châu Thành, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Thắng và xã Long Sơn. Một khu hậu cần dịch vụ cảng biển phục vụ xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật và sản phẩm dầu khí được thiết lập ở khu đầm lầy dọc theo bờ vịnh Gành Rái. 

Thành phố cũng tiếp đón hơn 2.000 cán bộ, chuyên gia Liên Xô đến làm việc trong Liên doanh dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro). Nhằm tạo điều kiện cho các chuyên gia an tâm công tác, năm 1985, chính quyền đặc khu và Tổng cục Dầu khí đã xây dựng một khu tập thể riêng dành cho những người này thường gọi là "khu 5 tầng". Hiện nay, khu chung cư này vẫn còn hơn 520 hộ với khoảng 1000 người Nga sinh sống và làm việc.

Năm 1985, đặc khu khánh thành chợ Vũng Tàu mới trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa gần bến xe Vũng Tàu, với tổng diện tích 3.370m2 để thay thế chợ Vũng Tàu cũ ở đường Lý Thường Kiệt. Chợ tiếp nhận hầu hết các sạp hàng rau củ quả từ chợ cũ chuyển qua. Ngôi chợ cũ ở đường Lý Thường Kiệt vẫn còn được phép hoạt động kinh doanh các mặt hàng quần áo và trang sức đến năm 2000 mới gỡ bỏ. Năm 1986, chính quyền giải thể năm phường hiện hữu, thay bằng 11 phường mang tên số từ 1 đến 11.

Thành phố Vũng Tàu

Tháng 8 năm 1991, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập từ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và 3 huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, thành phố Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở 11 phường và xã Long Sơn của đặc khu vừa giải thể và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh này.

Thành công từ công cuộc đổi mới nền kinh tế và nguồn lợi từ xuất khẩu thủy sản, dầu khí đem lại nguồn ngân sách lớn cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tạo chuyển biến tích cực để đẩy lùi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Các ngành du lịch và sản xuất công nghiệp bắt đầu phát triển mạnh. Năm 1996, thành phố khánh thành khu công nghiệp Đông Xuyên. Những năm cuối thập niên 1990 và 2000, thành phố tiến hành công cuộc lột xác ngoạn mục với việc thi công cải tạo các tuyến đường nội ô, và mở rộng nhiều công trình trọng điểm như đường trục Lê Hồng Phong, xây dựng vòng xoay Ngã Năm và vòng xoay Đài Liệt sĩ. Đường 3 Tháng 2 (Quốc lộ 51C) cũng được xây dựng và khánh thành trong giai đoạn này, thay thế đường 30 tháng 4 (Quốc lộ 51A) để trở thành con đường trục chính dẫn vào Thành phố. Đến đầu năm 2005, 100% các tuyến đường và ngõ hẻm được trải nhựa và kiên cố hóa góp phần xây dựng bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại.

Ngày 16 tháng 9 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 186/1999/QĐ-TTg công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại II.

Từ năm 2000 đến nay

Thập niên 2000-2010 là giai đoạn bùng nổ xây dựng với sự ra đời của nhiều khu đô thị mới khang trang, hiện đại như Trung tâm Thương mại Phường 7, khu đô thị mới Chí Linh và khu Đại An và nhiều công trình đẹp mắt Bến tàu khách Cầu Đá, Cáp treo Hồ Mây Núi Lớn. Việc khánh thành các cầu lớn như Cửa Lấp, Chà Và và Gò Găng đã phá thế độc đạo của Cầu Cỏ May, giúp việc lưu thông giữa thành phố đến các huyện lân cận dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Cũng trong thập niên này, thành phố đã thành lập thêm 5 phường mới, gồm thành lập phường 12 (tách ra từ phường 11 vào năm 2002), Thắng Nhất (tách ra từ phường 9 vào năm 2003), Thắng Tam (tách ra từ phường 2 vào năm 2004), Nguyễn An Ninh (tách ra từ phường 8 vào năm 2004) và Rạch Dừa (tách ra từ phường 10 vào năm 2004) trên cơ sở tách ra từ các phường kế cận. Ngày 16 tháng 12 năm 2014, đổi tên phường 6 thành phường Thắng Nhì.

Với nền kinh tế phát triển cao và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện và cơ sở hạ tầng khang trang, thành phố đã vinh dự được Thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại I vào năm 2013.

Bên trên là những hình ảnh bản đồ Thành phố Vũng Tàu khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.