Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Dương cập nhật đến 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Bình Dương đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực Tỉnh Bình Dương chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Bình Dương, tiết kiệm thời gian đi lại.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Bình Dương đến năm 2030 chi tiết.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Dương đến năm 2030

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quy hoạch tổng diện tích đất 2694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước; Phía Nam giáp TPHCM; Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và TPHCM.

Tỉnh Bình Dương chia làm 9 đơn vị hành chính, trong đó có 3 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện, 91 đơn vị hành chính cấp xã, 45 phường, 4 thị trấn và 42 xã. Gồm Thành phố Thủ Dầu Một; Thành phố Dĩ An; Thành phố Thuận An; Thị xã Bến Cát; Thị xã Tân Uyên; Huyện Bắc Tân Uyên; Huyện Bàu Bàng; Huyện Dầu Tiếng; Huyện Phú Giáo.

Bình Dương là tỉnh có cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GRDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%.

Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ.
 

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Dương đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Dương đến năm 2030, Click vào xem tổng quát

Bản đồ quy hoạch các huyện, thành tỉnh Bình Dương

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Thủ Dầu Một

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Dĩ An đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Dĩ An đến năm 2030 khổ lớn
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Dĩ An đến năm 2030 khổ lớn

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Thuận An đến năm 2030

 Bản đồ khổ lớn quy hoạch sử dụng đất thành phố Thuận An đến năm 2030
Bản đồ khổ lớn quy hoạch sử dụng đất thành phố Thuận An đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Bến Cát đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thị xã Bến Cát năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thị xã Bến Cát năm 2030 khổ lớn

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Tân Uyên đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Tân Uyên đến năm 2030 khổ lớn
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Tân Uyên đến năm 2030 khổ lớn

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bàu Bàng tầm nhìn đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bàu Bàng tầm nhìn đến năm 2030

Bàn đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Dầu Tiếng đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bắc Tân Uyên thời kỳ 2021-2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Giáo đến năm 2030

Bình Dương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai

Thời gian qua, Bình Dương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai, góp phần cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ, hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp nhanh hơn, chính xác hơn. Nhằm phục vụ công tác quản lý đất đai được chặt chẽ và hoàn thiện, Bình Dương đã đề xuất đề tài khoa học cấp bộ về nâng cấp cơ sở dữ liệu đất đai từ không gian 2D lên 2,5D.

Trong cơ sở dữ liệu địa chính, việc tạo mô hình không gian 2,5D cho các đối tượng cần quản lý là điều tối cần thiết, đúng với bản chất của cơ sở dữ liệu địa chính. Liên quan đến thửa đất có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định tính đến thời điểm hiện tại. Riêng đối với phần nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quy định còn thiếu, sơ sài, chưa chặt chẽ mặc dù theo xu thế phát triển đô thị thì theo thời gian sẽ xuất hiện nhiều chung cư, nhà ở cá nhân nhiều tầng…

Tính đến thời điểm hiện tại, sau 06 năm hoạt động, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương cơ bản hoạt động ổn định và hiệu quả.
Tính đến thời điểm hiện tại, sau 06 năm hoạt động, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương cơ bản hoạt động ổn định và hiệu quả.

Theo Thông tư 75/2015/TT-BTNMT ngày 28-12-2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai chưa quy định xây dựng được mô hình không gian 2,5D cho các đối tượng quản lý, như: Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (căn hộ chung cư, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm, nhà xưởng, công trình ngầm…). Nhằm phục vụ công tác quản lý đất đai được chặt chẽ và hoàn thiện, Bình Dương đã đề xuất đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về nâng cấp cơ sở dữ liệu đất đai từ không gian 2D lên 2,5D.

Ông Trần Đức Thuận khẳng định: “Việc lập phần mềm cơ sở dữ liệu thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong không gian 2,5D và vận hành thử nghiệm là cơ sở thực tiễn giúp văn bản quy phạm pháp luật ban hành nhanh chóng đi vào thực tế. Xây dựng phần mềm vào quản lý cơ sở dữ liệu địa chính không gian 2,5D là phù hợp và bảo đảm được mục tiêu quản lý đất đai. Nếu chuyển sang 3D thì lãng phí công sức cũng như kinh phí”.

Đánh giá thị trường bất động sản Bình Dương năm 2022

Hết năm 2020, Bình Dương tiếp tục giữ vị trí thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (3.908 dự án và 35,2 tỷ USD vốn đầu tư), sau Tp.HCM (9.826 dự án và 47,9 tỷ USD) và Hà Nội (6.363 dự án và 35,9 tỷ USD). Trong đó, ngành công nghiệp của tỉnh có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, toàn tỉnh có hơn 30 khu, cụm công nghiệp với hạ tầng được đầu tư đồng bộ, trong đó có những khu công nghiệp kiểu mẫu của cả nước.

Mới đây, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã thống nhất chủ trương xây dựng đề án thành lập thêm 2 thành phố là thành phố Tân Uyên và Bến Cát. Dự kiến, đến năm 2023, Bình Dương sẽ có 5 thành phố gồm: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên. Thông tin này ngay lập tức tạo nên những hiệu ứng tích cực cho thị trường Bất động sản khu vực Tân Uyên và Bến Cát nói riêng, Bình Dương nói chung.

Điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giảm diện tích 141 ha tại phía Bắc và 120 ha tại phía Tây, bổ sung diện tích 261 ha theo phía Đông của khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III. Vị trí khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III sau khi điều chỉnh tại xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Đưa khu công nghiệp Cây Trường với quy mô diện tích 700 ha tại xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng ra khỏi quy hoạch phát triển các khu công nghiệp.

Đồng thời, bổ sung khu công nghiệp Cây Trường với quy mô diện tích 700 ha tại xã Cây Trường II và thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp.

Các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt tại công văn số 173/TTg-KTN ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ không thay đổi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm về tính chính xác về số liệu báo cáo; xác định vị trí quy hoạch khu công nghiệp và quy mô diện tích, vị trí đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III và khu công nghiệp Cây Trường; sự phù hợp, tính khả thi, liên kết, đồng bộ, kế thừa và khả năng tích hợp của phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh trong nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2022 - 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Đảm bảo không để xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch. Tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chỉ đạo các cơ quan liên quan cập nhật nhu cầu sử dụng đất của khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III và khu công nghiệp Cây Trường vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan để tổ chức thực hiện. Phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan để thực hiện việc điều chỉnh phương án sử dụng đất của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch phát triển khu công nghiệp và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong trường hợp việc điều chỉnh phương án sử dụng đất của Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Becamex IDC có sự thay đổi về quy mô diện tích đất được phép chuyển mục đích sử dụng đất của cấp có thẩm quyền.

Chịu trách nhiệm đảm bảo việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm (trồng cây cao su) trong chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất được Chính phủ cho phép tại Nghị quyết số 59/NQ-CP và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công; xử lý tài sản công và thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Quản lý, sử dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án tại diện tích đất đưa ra ngoài quy hoạch khu công nghiệp theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật, không làm thất thoát tài sản nhà nước; đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên có liên quan khi chuyển đổi đất khu công nghiệp đã đền bù giải phóng mặt bằng sang phát triển đất khác; thực hiện công khai, minh bạch; không để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện; các dự án chỉ được thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận; đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, đất đai, nhà ở, đầu tư và pháp luật khác có liên quan.

Tỉnh Bình Dương chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải theo quy định pháp luật; thực hiện đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thủy lợi và Luật Tài nguyên nước của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp; thực hiện lấy ý kiến cộng đồng khu vực chịu ảnh hưởng của các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp trong trường hợp dự án có quy mô khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định…

Bài viết trên là những hình ảnh Bản đồ quy hoạch của tỉnh Bình Dương khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.