Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Dương đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Dương đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực Thành phố Hải Dương chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Hải Dương, tiết kiệm thời gian đi lại.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Dương đến năm 2030 chi tiết

Thành phố Hải Dương có diện tích đất 111,64 km², nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ở vị trí trung tâm tỉnh Hải Dương, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Thanh Hà và huyện Kim Thành
  • Phía tây giáp huyện Cẩm Giàng
  • Phía nam giáp huyện Gia Lộc và huyện Tứ Kỳ
  • Phía bắc giáp huyện Nam Sách

Thành phố Hải Dương có diện tích đất tự nhiên 111,64 km², dân số năm 2019 khoảng 299.638 người. Mật độ dân số đạt 2.684 người/km².

Thành phố Hải Dương chia làm 25 đơn vị hành chính, gồm 19 phường: Ái Quốc, Bình Hàn, Cẩm Thượng, Hải Tân, Lê Thanh Nghị, Nam Đồng, Ngọc Châu, Nguyễn Trãi, Nhị Châu, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Tân Bình, Tân Hưng, Thạch Khôi, Thanh Bình, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Tứ Minh, Việt Hòa và 6 xã: An Thượng, Gia Xuyên, Liên Hồng, Ngọc Sơn, Quyết Thắng, Tiền Tiến.

Mục đích lập quy hoạch thành phố Hải Dương

Quy hoạch thành phố Hải Dương nhằm phát huy tối đa các tiềm năng riêng, thế mạnh khác biệt và nổi trội để phát triển toàn diện khu vực tỉnh Hải Dương thành tỉnh công nghiệp hiện đại, hướng tới trực thuộc Trung ương, có quy mô kinh tế lớn. Nâng cao vai trò của tỉnh Hải Dương trong việc là đầu mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng, vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với vùng Đông Bắc, vùng duyên hải Bắc bộ và cả nước.

Để thực hiện mục tiêu, thành phố Hải Dương nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung cần cơ cấu lại kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; cần có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng cao. Đồng thời công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được đảm bảo và quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Quy hoạch tỉnh Hải Dương sẽ phân bố, sắp xếp lại không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong các thời kỳ xác định.

Quy hoạch tỉnh là công cụ pháp lý quan trọng hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa các quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

Một số yêu cầu về nội dung lập quy hoạch:

  • Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế – xã hội, hướng đến tăng trưởng xanh, chuyển đổi số với 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; dịch vụ chất lượng cao; đô thị xanh, thông minh, hiện đại.
  • Đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành, các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tăng cường liên kết vùng; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
  • Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
  • Bảo đảm sự phát triển cân bằng giữa kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Dương đến năm 2030

Căn cứ theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi quy hoạch thành phố Hải Dương mở rộng thêm 8 xã Minh Tân, Đồng Lạc, xã Ngọc Sơn, xã Tiền Tiến, xã Quyết Thắng, xã Gia Xuyên, xã Liên Hồng, xã Thống Nhất.

Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố Hải Dương như sau:

  • Đất nông nghiệp 2.483,06 ha, chiếm 22,23% diện tích tự nhiên.
  • Đất phi nông nghiệp 8.685,12 ha, chiếm 77,77% diện tích tự nhiên.
  • Đất chưa sử dụng: 0 ha

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2030 như sau:

  • Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp là 2.082,80 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 85,07 ha.
  • Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở là 238,11 ha.

Căn cứ theo Quyết định số 748/QĐ-UBND về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Hải Dương, UBND tỉnh phê duyệt bổ sung danh mục 3 chợ vào kế hoạch sử dụng đất năm 2022, bao gồm: Chợ Thanh Bình (phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương); Chợ Chi Lăng (phường Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương); Chợ Phú Lương (phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương).

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Dương đến năm 2030

PHÓNG TO

Quy hoạch phát triển không gian thành phố Hải Dương

Quy hoạch phát triển không gian đô thị

Kế thừa và phát triển mô hình “Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh” lên thành mô hình “Đô thị đa trung tâm”, gồm ba hành lang cảnh quan (sông Cấm, sông Lạch Tray và sông Văn Úc), hai vành đai kinh tế (ven biển và ven quốc lộ 10), ba đô thị trọng điểm (Đô thị trung tâm, Đô thị hàng hải và Đô thị sân bay) và các đô thị mới.

Quy hoạch định hướng phát triển khu vực đô thị

Định hướng mở rộng đô thị theo năm hướng, trong đó ba hướng đột phá là:

  • Phía Bắc (huyện Thủy Nguyên): trung tâm hành chính, chính trị thành phố Hải Phòng; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch giải trí, y tế, giáo dục vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ; xây dựng huyện Thủy Nguyên thành Thành phố trực thuộc thành phố.
  • Phía Đông (huyện Cát Hải): trung tâm du lịch, công nghiệp công nghệ cao, cảng cửa ngõ và dịch vụ hàng hải tầm vóc quốc tế.
  • Phía Nam và Đông Nam (quận Hải An, Dương Kinh, Kiến An, Đồ Sơn, huyện Kiến Thuỵ): trung tâm dịch vụ hàng hải quốc tế; trung tâm thương mại, tài chính khu vực Bắc Bộ; trung tâm công nghiệp, du lịch giải trí, thể thao, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ.

Hai hướng còn lại đáp ứng cho nhu cầu phát triển mở rộng đô thị trong tương lai:

  • Phía Tây (huyện An Dương): trung tâm công nghiệp, dịch vụ logistics, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ.
  • Khu vực đô thị dự kiến mở rộng sau năm 2045, tầm nhìn đến năm 2050 (huyện Tiên Lãng): xây dựng dải đô thị mới từ đô thị Tiên Lãng đến đô thị Hùng Thắng gắn với xây dựng sân bay mới Tiên Lãng (sau năm 2045), phát triển cảng sông Văn Úc và logistics tại Tiên Lãng.

Quy hoạch định hướng phát triển khu vực nông thôn

Hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện, đạt 100% xã nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng các tiêu chí nông thôn mới tiệm cận với tiêu chí của đô thị, tạo điều kiện để nông thôn tham gia vào quá trình đô thị hoá.

Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Hải Dương

  • Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đường giao thông để hoàn chỉnh hệ thống giao thông đô thị. Xây dựng mới một số nút giao thông khác tại điểm giao giữa Quốc lộ 5 và đường trục chính đô thị. Xây dựng đường gồm 2 bên Quốc lộ 5 và đường sắt quốc gia.
  • Xây dựng mới 3 bến xe khách đối ngoại có diện tích 1,5 – 2 ha/1 bến xe. Bến xe hiện tại trong thành phố dự kiến trở thành bãi đỗ xe công cộng, taxi.
  • Nâng cấp và mở rộng cảng Cống Câu, cảng Tiêu Kiều, bến xếp dỡ Ngọc Châu, xây dựng mở rộng cảng hành khách.
  • Ngoài các hệ thống cầu hiện trạng, xây dựng bổ sung thêm 2 cầu mới qua sông Thái Bình.