Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Châu Thành đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực Huyện Châu Thành chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Châu Thành, tiết kiệm thời gian đi lại.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Châu Thành đến năm 2030 chi tiết.
Huyện Châu Thành có diện tích đất 140,90 km² nằm ngay cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, cách trung tâm tỉnh 25 km về hướng đông bắc và cách trung tâm thành phố Cần Thơ 10 km và có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
- Phía Nam giáp thành phố Ngã Bảy
- Phía Tây giáp các huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp
- Phía Đông bắc giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
- Phía Đông Nam giáp huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Huyện Châu Thành có 8 đơn vị hành chính cấp, gồm 2 thị trấn: Ngã Sáu (huyện lỵ), Mái Dầm và 6 xã: Đông Phú, Đông Phước, Đông Phước A, Đông Thạnh, Phú Hữu, Phú Tân với 59 ấp.
Quy hoạch giao thông huyện Châu Thành tại tỉnh Hậu Giang
Huyện Châu Thành nằm giữa thành phố Cần Thơ và thành phố Ngã Bảy, đồng thời phía đông là sông Hậu nên thuận lợi về mặt giao thông.
Quốc lộ 1A bao bọc phần phía tây nối liền Cần Thơ và thành phố Ngã Bảy qua xã Đông Phước A, còn phía đông là đường Nam Sông Hậu chạy qua địa bàn huyện và dọc theo sông Hậu.
Đường tỉnh có 02 tuyến:
Tuyến ĐT 925, đoạn qua huyện có chiều dài 11,2km, mặt láng nhựa rộng 5,5m, nền đường rộng 9,0m. Hiện nay tuyến này đang được đầu tư nâng cấp, trong tương lai sẽ là trục trung tâm để phát triển mạng lưới giao thông của huyện.
Tuyến ĐT 927C đoạn qua huyện có chiều dài 8,2km, có trục giao thông huyết mạch kết nối thành phố Ngã Bảy và thành phố Cần Thơ; kết nối với Quốc lộ 1A với Quốc lộ Nam Sông Hậu.
Mặt khác, với vị trí tuyến đường song song và cách sông Cái Côn khoảng 200m, tạo điều kiện kết nối giao thông thủy – bộ liên hoàn, là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển công nghiệp, xây dựng, đô thị, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần tạo động lực cho sự phát triển của huyện.
Giao thông thủy của huyện bao gồm các tuyến như sông Hậu, sông Mái Dầm, sông Cái Dầu và nhiều tuyến kênh, rạch vừa và nhỏ như Cái Cui, kênh Thầy Cai, rạch Vàm Gỗ,… góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân.