Bản đồ hành chính Quận Hải Châu giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn Quận Hải Châu chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính Quận Hải Châu khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Giới thiệu Quận Hải Châu tại TP Đà Nẵng
Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, được thành lập từ tháng 01/1997, nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõ ra Biển Đông. Tổng diện tích toàn quận 23,3 km², dân số hiện khoảng hơn 221 ngàn người, chia làm 13 phường, gồm: Bình Hiên, Bình Thuận, Hải Châu I, Hải Châu II, Hòa Cường Bắc, Hòa Cường Nam, Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây, Nam Dương, Phước Ninh, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước.
Với một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng thời là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của thành phố, tập trung đông dân cư và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng về tất cả mọi mặt.
Ngoài ra, trên địa bàn quận Hải Châu có sân bay quốc tế Đà Nẵng, đây là cảng hàng không lớn nhất miền Trung Việt Nam, nằm cách trung tâm quận Hải Châu khoảng 3 km.
Tiếp giáp địa lý: Quận Hải Châu nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp các quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn bởi ranh giới là sông Hàn
- Phía tây giáp quận Thanh Khê
- Phía nam giáp quận Cẩm Lệ
- Phía bắc giáp vịnh Đà Nẵng.
Bản đồ hành chính Quận Hải Châu mới nhất
Thông tin quy hoạch Quận Hải Châu mới nhất
Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quận Hải Châu được xác định là khu vực trung tâm phát triển của Đà Nẵng.
Quận Hải Châu là địa bàn trọng điểm về phát triển đô thị, kinh tế, văn hoá… Do vậy, việc xây dựng và phát triển quận Hải Châu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu mà Đề án đã đã đặt ra.
Xác định được vai trò và vị thế của mình, Quận Hải Châu đang nỗ lực tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm là triển khai, hoàn chỉnh các bước quy hoạch đô thị tiếp theo (quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết); triển khai các Đề án tái thiết đô thị quận theo mô hình đô thị nén hiện đại, kiểu mẫu; Đề án xây dựng đô thị khu vực trung tâm theo hướng văn minh – xanh – bền vững.
Một số những dự án trọng điểm: Quy hoạch cảnh quan bờ Tây sông Hàn; Quy hoạch đầu tư xây dựng dự án Cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi và công viên 02 đầu cầu; …
Theo Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, khu vực trung tâm đô thị gắn liền với trung tâm thành phố được xác định với diện tích khoảng 631 ha bao gồm khu vực hành chính cốt lõi nằm tại quận Hải Châu.
Tái thiết Khu dân cư
Qua nghiên cứu, Trên địa bàn quận Hải Châu, UBND quận đã đề xuất nghiên cứu 04 vị trí, trình UBND thành phố xem xét, quyết định bổ sung vào Đề án tái thiết đô thị trên địa bàn thành phố và bổ sung vào điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030.
- Khu vực Bình Hiên: Ranh giới khu vực nghiên cứu là K2 Trưng Nữ Vương – đường 2/9 – K46 đường 2/9 – Trưng Nữ Vương. (diện tích khoảng 3,2 ha), dự kiến tổng kinh phí khoảng 350 tỷ đồng.
- Khu vực Thanh Bình – Thuận Phước: Ranh giới khu vực nghiên cứu là Thanh Thủy
- 3/2 – Đống Đa – Ông Ích Khiêm (tái thiết lại hệ thống giao thông của khu vực). (diện tích khoảng 60 ha) dự kiến tổng kinh phí khoảng 6.000 tỷ đồng.
- Khu vực Hòa Thuận Đông – Nam Dương – Bình Hiên – Bình Thuận: Ranh giới khu vực nghiên cứu là Hoàng Diệu – Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hoàng – Nguyễn Tri Phương – Trưng Nữ Vương. (diện tích khoảng 50 ha), dự kiến tổng kinh phí khoảng 5.000 tỷ đồng.
- Khu vực đối diện chợ Mới Hòa Thuận: Ranh giới khu vực nghiên cứu là Hoàng Diệu – Duy Tân – Núi Thành – Trưng Nữ Vương (diện tích khoảng 12 ha), dự kiến tổng kinh phí khoảng 1.200 tỷ đồng.
Cho đến nay, Quận Hải Châu đã và đang triển khai dự án điển hình tái thiết đô thị tiêu biểu: Khu vực Nại Hiên B – phường Bình Hiên, quận Hải Châu để đúng rút kinh nghiệm triển khai tái thiết tại các khu vực còn lại.
Tái thiết hạ tầng hạ tầng kỹ thuật, giao thông
Quận Hải Châu tập trung nâng cấp đồng bộ hệ thống đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cu thể các dự án tái thiết HTKT cụ thể như:
- Các tuyến đường ven sông: nghiên cứu các tuyến hầm đi bộ qua đường dành cho người dân và du khách. Khuyến khích không gian đi bộ kết nối các công trình phát triển ngầm, nhằm bảo vệ các tuyến hành lang chính cho người đi bộ.
- Mở rộng các tuyến đường có mặt cắt lòng đường dưới 4m, cải tạo, đầu tư, nâng cấp kiệt, hẻm: Để đáp ứng phát triển giao thông, lưu thông, đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.
- Quy hoạch giao thông tĩnh: Xây dựng thêm các bãi đỗ xe với các loại ngầm, nổi, thông minh để phục vụ nhu cầu đậu đỗ cho người dân.
- Cải tạo cảnh quan, cây xanh: Đầu tư xây dựng mới công viên, vườn dạo, các thiết chế văn hóa cho người dân.
Tái thiết không gian công cộng, kinh tế, hạ tầng xã hội
Tổ chức tuyến phố đi bộ vào trung tâm quận Hải Châu:
Tuyến đường Thái Phiên bắt đầu từ nút giao với đường Nguyễn Chí Thanh đến nút giao đường Trần Phú, có chiều dài 300m.
Tuyến đường Yên Bái bắt đầu từ nút giao với đường Lê Hồng Phong đến nút giao đường Trần Quốc Toản có chiều dài 250m.
Tuyến vành đai: Tuyến vành đai gồm 4 tuyến đường Lê Hồng Phong, Nguyễn Chí Thanh, Trần Quốc Toản, Trần Phú có chiều dài tổng cộng 1.650m
Tuyến đường dẫn: Tuyến đường dẫn tuyến Yên Bái đoạn Trần Quốc Toản đến Hùng Vương, tuyến Trần Quốc Toản từ Trần Phú ra Bạch Đằng, tuyến Thái Phiên từ Trần Phú ra Bạch Đằng, tuyến Lê Hồng Phong đoạn giao Lê Hồng Phong – Yên Bái ra Bạch Đằng.
Mô hình đô thị nén gắn với TOD
Mô hình đô thị nén gắn với TOD (Transit Oriented Development), tăng hệ số sử dụng đất, bổ sung không gian mở, không gian công cộng, công trình tiện ích đô thị, hướng đến chất lượng sống cho cộng đồng dân cư
Quận Hải Châu – TP Đà Nẵng được định hướng tái phát triển hình thành đô thị nén, khai thác hiệu quả các dịch vụ và cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo ra một trung tâm thành phố có giao thông thuận lợi, thân thiện và đáng sống cho người dân và du khách, phát triển bền vững, phù hợp với tầm nhìn Đà Nẵng. Hầu hết các khu vực đô thị hiện tại có mật độ dân số thấp sẽ được tái phát triển thành đô thị nén có mật độ dân số cao tích hợp với hệ thống giao thông công cộng.
- Khu vực trung tâm đô thị được phát triển theo định hướng trung chuyển giao thông (Transit Oriented Development – TOD). Những phát triển TOD này sẽ là các Đầu mối trung chuyển giao thông, cho phép chuyển tiếp giữa các phương thức giao thông một cách liền mạch; tạo điểm tiếp cận tốt cho người đi bộ, xe đạp và cung cấp các tiện ích đa dạng khác cho khu vực. Bãi đậu xe công cộng chung cũng sẽ nằm gần kề các phát triển TOD này nhằm khuyến khích người dân đỗ phương tiện giao thông cá nhân tại đây để chuyển sang phương tiện công cộng.
- Tăng cường việc sử dụng không gian ngầm để xây dựng công trình ngầm nhằm đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất khu vực trung tâm thành phố, bảo vệ môi trường và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
- Khu vực trung tâm thành phố được xác định mục đích sử dụng đất đa năng với đặc trưng phần lớn là đất đơn vị ở kết hợp với thương mại dịch vụ (khu vực có chức năng chính phục vụ thương mại dịch vụ và nhu cầu ở).
Dự án chiến lược, điểm nhấn cho đô thị Đà Nẵng hiện đại và giàu bản sắc.
Quảng trường trung tâm: Được định hướng là không gian công cộng phục vụ người dân Đà Nẵng. Đây là khu vực có diện tích khoảng 9ha nằm trong một cảnh quan độc đáo, sát mặt sông Hàn, Trung tâm hành chính và Thành Điện Hải. Sau khi hoàn thành dự án này, Quảng trường trung tâm sẽ trở thành không gian công cộng biểu tượng cho người dân và tầm nhìn đô thị bản sắc của Đà Nẵng.
Dự án tiếp giáp đường Bạch Đằng, Trần Phú, Quang Trung và Lý Tự Trọng. Để triển khai dự án, sẽ có một tuyến đường ngầm đoạn tại đường Trần Phú (đoạn Quang Trung – Lý Tự Trọng) và bãi đỗ xe ngầm sẽ thay thế cho bãi đỗ xe ngoài trời hiện tại. Điều này sẽ tạo nên một không gian công cộng rộng lớn. Bên cạnh đó, các tòa nhà xung quanh như tòa nhà Trung tâm hành chính Thành phố được khuyến khích chuyển đổi thành các công năng phù hợp để tích hợp tốt hơn với Quảng trường trung tâm.
Quảng trường thành phố được đặc trưng bởi các công trình kiến trúc đại diện cho sự phát triển hiện đại và cấp tiến gắn liền với bề dày lịch sử và văn hóa của Đà Nẵng. Các công trình kiến trúc điểm nhấn là: Thành Điện Hải (1); Bảo tàng Đà Nẵng (2, 6); Trung tâm Hành chính Đà Nẵng (3); Khách sạn Novotel (4); Trung tâm triển lãm quy hoạch kiến trúc thành phố (bến du thuyền cũ) (5); Hầm đậu xe (7); Đường ngầm (8); Cảng sông Hàn (9).
Khu Bảo tàng sống
Diễn họa một góc đường bảo tàng sống
Các làng đô thị truyền thống tại Đà Nẵng được ưu đãi với các con đường có quy mô phù hợp với tầm mắt là các con hẻm sôi động, tràn ngập cuộc sống đường phố. Một khu Bảo tàng sống được định hướng để bảo vệ kết cấu hiện tại của những làng đô thị này, và để giới thiệu về lịch sử và lối sống tại Đà Nẵng. Đồng thời khu Bảo tàng sống sẽ trở thành một điểm đến du lịch độc đáo cho phép du khách trải nghiệm phong cách sống trong quá khứ và hiện tại của người dân địa phương trong một khung cảnh không gian đích thực.
Để dung hòa với các yêu cầu về các không gian mở hơn với mật độ cao hơn, một khu vực rộng 11ha, được giới hạn bởi các con đường Hùng Vương – Phan Châu Trinh – Hoàng Diệu – Lê Đình Dương – Trưng Nữ Vương – Trần Bình Trọng – Ngô Gia Tự, sẽ thực hiện phát triển sử dụng hỗn hợp và phát triển gia tăng. Điều này sẽ giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của các phát triển hiện tại và duy trì các đặc tính của đường phố, đồng thời xúc tác các hoạt động thương mại trong khu đô thị.
Khu vực Bảo tàng sống định hướng
- Làng đô thị được giữ gìn
- Các tòa nhà hiện trạng
- Các tòa nhà sử dụng hỗn hợp mới
- Đường đi bộ có mái che
- Bãi đậu xe
- Đình làng Hải Châu
Một bãi đậu xe nhiều tầng được khuyến nghị tại ranh giới của khu Bảo tàng sống để đáp ứng các nhu cầu đậu xe. Điều này cũng giảm các phương tiện chướng ngại dọc đường, khiến đường phố thân thiện hơn với người đi bộ và cho phép nhiều hoạt động sôi động hơn.
Khu Bảo tàng sống này bao gồm những địa điểm đặc trưng như Đình làng, chợ truyền thống,… kết nối với Quảng trường, công viên, nhà thờ, nhà hát… Thành công của Khu Bảo tàng sống sẽ là kinh nghiệm để tổ chức nhân rộng cho các địa phương khác của thành phố thực hiện gắn với các khu du lịch cộng đồng, làng nghề (nước mắm Nam Ô, làng chiếu Yến Nê, làng chài An Hải Bắc,…), tạo thêm những điểm du lịch hấp dẫn cho du khách khi đến Đà Nẵng.
Đà Nẵng được yêu cầu và định hướng phát triển đảm bảo vừa là thành phố công nghiệp, vừa là thành phố du lịch, dịch vụ; cao hơn cả là trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW.
Hải Châu – khu vực trung tâm của thành phố cũng cần phải được quan tâm đầu tư, quyết tâm sáng tạo, đổi mới thật sự để đáp ứng sự phát triển nhanh, bền vững, xanh – văn minh – hiện đại và nhất là mong muốn của người dân. Đây là không chỉ là thách thức cho việc tái cấu trúc đô thị hiện nay và trong thời gian tới của chính quyền các cấp mà còn là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy đảng, của tất cả đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong việc đồng lòng, đồng sức xây dựng quận Hải Châu xứng đáng là đô thị trung tâm, đầu tàu của cả thành phố Đà Nẵng.
Theo: ThS.KTS Vũ Quang Hùng/ Ủy viên BTV Thành ủy, Bí thư Quận ủy Hải Châu, TP Đà Nẵng
Thông tin cơ bản Quận Hải Châu tại Thành phố Đà Nẵng
Tháng 10 năm 1955, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập thị xã Đà Nẵng, trong đó quận I (tương ứng với địa bàn quận Hải Châu ngày nay) gồm 9 khu phố: Xương Bình, Phước Ninh, Thiệu Bình, Hải Châu, Thạch Thang, Nam Dương, Hòa Thuận, Bình Thuận, Nại Hiên.
Ngày 6 tháng 1 năm 1973, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa giải thể 9 khu phố thuộc quận I và chia lại thành 7 phường: Thiệu Bình, Xương Bình, Thạch Thang, Hải Châu, Nam Phước, Bình Hiên, Hòa Thuận.
Tháng 2 năm 1976, hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thị xã Đà Nẵng thời Việt Nam Cộng hòa sáp nhập thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Lúc này, 3 quận I, II, III của thị xã Đà Nẵng cũ tạm thời trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 228-CP. Theo đó, sáp nhập 3 quận I, II, III thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành một đơn vị hành chính là thành phố Đà Nẵng.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Thành phố Đà Nẵng có địa giới hành chính bao gồm thành phố Đà Nẵng cũ và hai huyện Hòa Vang, Hoàng Sa.
Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1997/NĐ-CP. Theo đó, thành lập quận Hải Châu trên cơ sở khu vực I thuộc thành phố Đà Nẵng cũ, gồm 12 phường: Hải Châu I, Hải Châu II, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Bình Thuận, Hòa Thuận, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Hiên, Hòa Cường, Khuê Trung.
Khi mới thành lập, quận có 2.373 ha diện tích tự nhiên và 203.264 người.
Ngày 2 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2005/NĐ-CP. Theo đó:
- Chia phường Hòa Cường thành hai phường Hòa Cường Bắc và Hòa Cường Nam
- Chia phường Hòa Thuận thành hai phường Hòa Thuận Đông và Hòa Thuận Tây.
- Ngày 5 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 102/2005/NĐ-CP. Theo đó, chuyển phường Khuê Trung về quận Cẩm Lệ mới thành lập.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, quận Hải Châu còn lại 2.059 ha diện tích tự nhiên và 198.829 người với 13 phường trực thuộc.
Bên trên là những hình ảnh bản đồ Quận Hải Châu khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.