Bản đồ hành chính Quận Hai Bà Trưng giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn Quận Hai Bà Trưng chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính Quận Hai Bà Trưng khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Giới thiệu vị trí địa lý Quận Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng là một quận nội thành nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên 9,2 km², chia làm 18 phường gồm: Bách Khoa, Bạch Đằng, Bạch Mai, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.
Hai Bà Trưng hay thường được gọi tắt là Hai Bà là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đó chính là Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Tiếp giáp địa lý: Quận Hai Bà Trưng nằm ở nội thành của thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp quận Hoàn Kiếm bởi ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du
- Phía đông giáp quận Long Biên bởi ranh giới là sông Hồng
- Phía tây giáp quận Đống Đa bởi ranh giới là đường Lê Duẩn và đường Giải Phóng
- Phía tây nam giáp quận Thanh Xuân bởi ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng
- Phía nam giáp quận Hoàng Mai.
Dân số Quận Hai Bà Trưng năm 2022 khoảng bao nhiêu?
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Hai Bà Trưng là 9,2 km², Theo số liệu thông kê mới nhất, năm 2019 dân số là 303.586 người. Mật độ dân số đạt 33.420 người/km².
+ Hiện nay, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có một số khu đô thị mới như khu đô thị cao cấp Times City, khu đô thị Đầm Trấu (phường Bạch Đằng), khu đô thị Green Pearl 378 Minh Khai (đều nằm trên địa bàn phường Vĩnh Tuy)...
Bản đồ hành chính Quận Hai Bà Trưng năm 2022
Thông tin quy hoạch Quận Hai Bà Trưng mới nhất
Theo thông tin quy hoạch quận Hai Bà Trưng chi tiết liên quan đến đất ở, giao thông có các nội dung cơ bản sau:
– Quy hoạch sử dụng đất quận
– Tổ chức không gian kiến trúc theo các định hướng: tôn tạo di tích, cải tạo làng xóm đang đô thị hóa,cấu trúc không gian cây xanh đường phố
– Tận dụng triệt để hệ thống cây xanh đường phố, cây xanh công viên, cây xanh cách ly, mặt nước, các cơ sở di chuyển, thay đổi chức năng để tăng thêm cây xanh sân chơi, bãi tập, bãi đỗ xe tạo thành hệ thống cây xanh chung bảo vệ môi trường sinh thái.
– Cải tạo, các khu nhà ở cũ, đảm bảo chỉ giới đường, hành lang kỹ thuật
– Quy hoạch mạng lưới giao thông với các tuyến đường xây dựng mới, điều chỉnh mở rộng và kéo dài như: Nguyễn Đình Chiểu – Đại Cồ Việt, Đồng Nhân – Lò Đúc, Yên Bái – Trần Khát Chân…
Phát triển quận Hai Bà Trưng là đô thị thông minh, hiện đại
Quận Hai Bà Trưng được coi là một “cực tăng trưởng” của thành phố Hà Nội, định hướng phát triển theo hướng đô thị thông minh kiểu mẫu, xanh, hiện đại gắn với phát triển kinh tế đô thị.
Ngày 20/1, tại cuộc làm việc với Quận ủy Hai Bà Trưng về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh quận Hai Bà Trưng có thể được coi là một “cực tăng trưởng” của thành phố với số thu ngân sách nhà nước lớn nhất trong các quận, huyện, thị xã.
Thành phố mong muốn thời gian tới, quận Hai Bà Trưng phải trở thành đô thị kiểu mẫu, một quận kiểu mẫu của thành phố. Mỗi phường phải trở thành phường tiêu biểu, mỗi đường phố phải trở thành đường phố tiêu biểu của Thủ đô.
Quận Hai Bà Trưng cần phát triển đô thị theo hướng đô thị thông minh, xanh, hiện đại gắn với phát triển kinh tế đô thị.
Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đại biểu thảo luận các giải pháp để giúp quận quản lý tốt Công viên Thống Nhất, giải quyết dứt điểm các vấn đề để quản lý tốt Công viên Tuổi trẻ Thủ đô; phát huy hơn nữa ưu điểm của quận là đầu tàu, gương mẫu trong công tác giải phóng mặt bằng của thành phố.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, quận Hai Bà Trưng là một trong 4 quận nội đô lịch sử nhưng có giao thoa 3 quy hoạch liên quan đến phân khu sông Hồng, nội đô lịch sử, các phường tiếp nhận từ nơi khác về.
Điều này tạo sự đa dạng cho quận Hai Bà Trưng nhưng cũng gây ra khó khăn, vướng mắc nhất định nếu phải điều chỉnh quy hoạch.
Trong nhiệm kỳ qua, quận Hai Bà Trưng đã có bước tiến vững chắc trên hầu hết các lĩnh vực, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, trong đó có 13 chỉ tiêu hoàn thành vượt định mức, 5 chỉ tiêu đi trước từ 1-2 năm.
Đặc biệt, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có một số khu đất được thành phố giao cho các nhà đầu tư từ nhiều năm nay, song vẫn chưa thực hiện như dự án xây dựng nhà tại dải đất Nam Đại Cồ Việt; để đất hoang hóa như dự án tại Nhà máy rượu 94 Lò Đúc; dự án tại Nhà máy Dệt kim Đông Xuân tại Ngô Thì Nhậm,... gây lãng phí đất đai và bức xúc trong nhân dân.
Quy hoạch phân khu đô thị H1 - 4 quận Hai Bà Trưng
Xây dựng các trung tâm công cộng lớn nằm trên đường Vành đai 1, Vành đai 2; khu vực không gian mở, cảnh quan trung tâm đặc biệt là khu công viên Thống Nhất, Tuổi Trẻ; tổ chức không gian văn hóa, tuyến phố đi bộ kết hợp với phát triển mô hình kinh tế ban đêm tại khu vực xung quanh hồ Thiền Quang và Công viên Thống Nhất… là những định hướng quan trọng trong quy hoạch phát triển quận Hai Bà Trưng tại đồ án phân khu H1-4 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt.
Nghiên cứu mô hình đô thị nén quanh ga đường sắt
Cùng đặc điểm với các quận lõi nội đô lịch sử, quận Hai Bà Trưng có mật độ dân số cao, diện tích nhỏ, do vậy công tác phát triển đô thị thời gian qua vẫn còn những khó khăn. Theo lãnh đạo quận Hai Bà Trưng, hiện 10 phường phía Nam quận cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nhiều ngõ ngách nhỏ, hẹp. Đặc biệt, hiện trên địa bàn quận có 293 chung cư cũ, trong đó 22 chung cư có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm nhưng việc đầu tư, cải tạo, sửa chữa còn nhiều khó khăn, bất cập về cơ chế chính sách, quy hoạch…
Trước thực tế này, đồ án quy hoạch phân khu H1 - 4 thuộc địa giới hành chính quận Hai Bà Trưng đã được TP Hà Nội phê duyệt sẽ là căn cứ quan trọng để các ngành chức năng của TP cùng với quận Hai Bà Trưng xem xét đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng lại các khu tập thể, chung cư cũ trên địa bàn.
Theo định hướng quy hoạch, đối với các khu chung cư cũ Bách Khoa, Thanh Nhàn, Quỳnh Mai..., quy mô dân số, chức năng sử dụng đất và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc sẽ được xác định theo dự án riêng.
Nguyên tắc là giảm mật độ xây dựng, tăng tầng cao công trình, ưu tiên bổ sung hệ thống hạ tầng đô thị, công trình công cộng, không gian xanh và môi trường sống tốt. Quá trình triển khai có thể nghiên cứu hoán đổi vị trí các chức năng sử dụng trong ô đất để phù hợp với thực tiễn...
Đối với khu chung cư cũ kề cận ga đường sắt đô thị (trong bán kính 500m), nghiên cứu tổ chức không gian đô thị theo mô hình đô thị nén, ngoài các khu nhà chung cư phục vụ nhu cầu khu vực, khuyến khích xây dựng thêm các công trình có chức năng: Văn phòng, dịch vụ, thương mại, trung tâm tài chính... nhằm hỗ trợ, khai thác hiệu quả theo mô hình TOD (quy hoạch gắn với định hướng giao thông).
Đối với các nhà ở chung cư cũ riêng lẻ nằm xen cài trong các khu dân cư hiện có, khi cải tạo xây dựng lại có thể nghiên cứu theo hướng giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh, tăng tầng cao, nhưng cần bảo đảm không tăng dân số...
Mở tuyến phố đi bộ kết hợp với phát triển kinh tế ban đêm
Điểm đáng chú ý tại đồ án quy hoạch phân khu H1- 4, về tổ chức không gian - kiến trúc cảnh quan sẽ phát triển đô thị quận Hai Bà Trưng theo hình thái tự nhiên, dựa vào cảnh quan hiện có. Đồng thời khai thác tối đa yếu tố cây xanh các tuyến phố, các khu vực công viên tập trung lớn trong đô thị như Công viên Thống Nhất, Tuổi Trẻ...
Liên kết hệ thống công viên Thành phố, lõi xanh trong các khu tái thiết, khu ở, đơn vị ở tạo nên đô thị mang tính chất đô thị xanh, có môi trường sống tốt kết nối với không gian sông Hồng.
Đặc biệt, đồ án đã đề xuất nghiên cứu không gian văn hóa, tuyến phố đi bộ kết hợp với phát triển mô hình kinh tế ban đêm tại khu vực xung quanh hồ Thiền Quang và Công viên Thống Nhất.
Với định hướng quy hoạch này, nhiều chuyên gia đô thị cho rằng, quận Hai Bà Trưng có thể vào cuộc triển khai ngay tuyến phố đi bộ gắn với phát huy giá trị cụm di tích chùa Quan Hoa, Pháp Hoa, Thiền Quang để thông qua đó phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ và cải thiện bộ mặt đô thị trên địa bàn.
Ngoài ra, không gian đô thị trên địa bàn quận được xác lập chủ yếu là công trình thấp tầng. Các công trình cao tầng được bố trí dọc những tuyến đường vành đai, đường hướng tâm, khu vực tái thiết đô thị... tạo điểm nhấn kiến trúc.
Các trung tâm công cộng lớn nằm trên đường Vành đai 1, Vành đai 2 tạo thành chuỗi hệ thống trung tâm công cộng liên kết theo hướng tâm vào những phân khu nội đô lịch sử cũng như theo vành đai liên kết với các phân khu nội đô mở rộng.
Hệ thống công cộng Thành phố được tổ chức với các công trình có không gian lớn, cao tầng kết hợp với quảng trường tạo nên những điểm nhấn đô thị, gắn kết với mô hình TOD tại khu vực xung quanh nhà ga đường sắt đô thị. Về khung cấu trúc đô thị, khu vực khu phố cũ (nằm phía Bắc) có tầng cao đặc trưng 4 - 6 tầng, cao 16 - 22m.
Khu vực hạn chế phát triển (khu vực còn lại) tầng cao đặc trưng 5 - 7 tầng (cao 22 - 25m)... Ngoài ra, cho phép xây dựng công trình cao tối đa 8 tầng (cao 30m) tại khu đất có chiều rộng từ 7m trở lên, chiều sâu so với chỉ giới đường đỏ từ 16m trở lên và nằm tiếp giáp các tuyến đường có mặt cắt ngang từ 13m trở lên.
Quy hoạch phân khu đô thị H1 - 4 thuộc quận Hai Bà Trưng có tổng diện tích khoảng 664,37ha, tổng quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 157.000 người. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 trên địa bàn TP Hà Nội và qua xác định sơ bộ, tính đến tháng 4/2019 dân số hiện trạng tại khu vực lập quy hoạch khoảng 225.000 người. Như vậy, quy mô dân số cần phải kiểm soát đến năm 2030 (giảm dân, dãn dân) tại khu vực này là khoảng 68.000 người.
Bên trên là những hình ảnh bản đồ Quận Hai Bà Trưng khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.