Bản đồ Hành chính Quận 4 tại TPHCM khổ lớn phóng to 2022

Bản đồ hành chính huyện Quận 4 giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn huyện Quận 4 chi tiết nhất.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính huyện Quận 4 khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.

Sơ lược về Quận 4 tại TPHCM

Quận 4 là một trong những quận lỵ nội thành của TP.HCM nên nằm liền kề với các quận lớn khác như quận 1, quận 7 và quận 8. Khu vực này có khả năng kết nối nhanh nhờ cơ sở vật chất kiện toàn bao quanh. Ngoài ra, quận 4 còn có nhiều thế mạnh nổi trội khác thu hút đầu tư và du lịch.

Quận 4 có diện tích tự nhiên 4,18 km², dân số khoảng 176 ngàn người, được chia làm 13 phường: 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16, 18. Trên địa bàn của Quận 4 có các di tích như Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà thờ Xóm Chiếu...

Vị trí của Quận 4 nằm ở nội thành của TPHCM giữa quận 1 và quận 7 của thành phố, tiếp giáp với 3 mặt sông nên có hệ thống cảng, giao thông đường thủy nội địa phát triển.

“Nhất quận 4, nhì quận 8” là câu ví von về mức độ phức tạp lẫn giang hồ của hai khu vực này ở Sài Gòn trước kia. Trong đó, Quận 4 vốn ngay cảng, nhà ổ chuột trên kênh rạch nhiều, hẻm sâu tự phát… thu hút dân lao động nghèo tứ xứ đổ về kiếm sống… trở thành nơi quy tụ của các đại ca, băng nhóm giang hồ khiến dần dà mang tiếng đất dữ của Sài Gòn.

Tiếp giáp địa lý: có địa giới như một cù lao tam giác, bao quanh Quận 4 đều là sông và kênh rạch và có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 7 (qua kênh Tẻ)
  • Phía tây giáp Quận 1 và Quận 5 với ranh giới là rạch Bến Nghé
  • Phía nam giáp Quận 7 và Quận 8 với ranh giới là kênh Tẻ
  • Phía bắc giáp Quận 1 với ranh giới là rạch Bến Nghé.

Hiện nay, quận 4 đang từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa hoàn toàn. Quận hiện nay đã tiến hành giải tỏa khoảng hơn 20% đất để quy hoạch chung cư cao cấp. hiện nay dự án di dời Cảng Sài Gòn về Quận 7, nhường lại cơ sở hạ tầng để Quận đầu tư thành khu du lịch đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bản độ vệ tinh của Quận 4
Bản độ vệ tinh của Quận 4

 

Bản đồ hành chính Quận 4 khổ lớn

Bản đồ hành chính Quận 4 tiếp giáp với các quận lân cận
Bản đồ hành chính Quận 4 tiếp giáp với các quận lân cận
Bản đồ quy hoạch không gian tại Quận 4 TPHCM khổ lớn
Bản đồ quy hoạch không gian tại Quận 4 TPHCM khổ lớn
Bản đồ giao thông tại Quận 4 TPHCM khổ lớn
Bản đồ giao thông tại Quận 4 TPHCM khổ lớn
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận 4 đến năm 2022
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận 4 đến năm 2022

PHÓNG TO

Thông tin quy hoạch Quận 4 giai đoạn 2022- 2030

Phạm vi, tính chất lập quy hoạch quận 4

1. Vị trí ranh giới hạn và quy mô nghiên cứu

Phạm vi lập quy hoạch quận 4 TPHCM bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của quận 4, gồm 13 phường có diện tích 4,18 km², có vị trí tiếp giáp

  • Phía đông giáp thành phố Thủ Đức với ranh giới là sông Sài Gòn
  • Phía tây giáp Quận 5 với ranh giới là rạch Bến Nghé
  • Phía nam giáp Quận 7 và Quận 8 với ranh giới là kênh Tẻ
  • Phía bắc giáp Quận 1 với ranh giới là kênh Bến Nghé

2. Tính chất và chức năng quy hoạch quận 4: Theo quy hoạch chung quận 4: Quận 4 là một quận nội thành mang chức năng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ – thương mại và giao thông đường thủy với thế mạnh là dịch vụ Cảng.

Điều chỉnh quy hoạch chung: Quận 4 là một phần của trung tâm thành phố, mang chức năng dân dụng – thương mại – dịch vụ – tiểu thủ công nghiệp, trong đó ưu tiên đẩy mạnh phát triển dịch vụ – thương mại.

  • Khu trung tâm thành phố: cùng với quận 1, 2, 3 và quận Bình Thạnh, quận 4 sẽ có chức năng là một phần thuộc trung tâm thành phố.
  • Khu trung tâm thương mại – dịch vụ cấp khu vực: việc di dời cảng Sài Gòn tạo quỹ đất để bố trí khu cảng du lịch quốc tế – thương mại – dịch vụ.
  • Khu đô thị: khu dân cư hiện hữu và xây dựng mới với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

b. Thông tin quy hoạch sử dụng đất quận 4

Chỉ tiêu sử dụng đất: Chỉ tiêu sử dụng đất của kế hoạch sử dụng đất năm 2022 Quận 4 được xây dựng dựa trên nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, cá nhân và tổ chức đăng ký. Tuy nhiên, trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của Quận 4 có 5 chỉ tiêu sử dụng đất có chênh lệch so với chỉ tiêu phân bổ của Ủy ban nhân dân Thành phố. Cụ thể:

  • Đất thương mại, dịch vụ: Chỉ tiêu Thành phố phân bổ cho Quận 4 đến năm 2020 là 22 ha, chỉ tiêu Quận 4 xác định thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022 là 12 ha (thấp hơn 10 ha so với chỉ tiêu Thành phố phân bổ).
  • Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Chỉ tiêu Thành phố phân bổ cho Quận 4 đến năm 2020 là 9 ha, chỉ tiêu Quận 4 xác định thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022 là 10 ha (cao hơn 1 ha so với chỉ tiêu Thành phố phân bổ).
  • Đất phát triển hạ tầng: Chỉ tiêu Thành phố phân bổ cho Quận 4 đến năm 2020 là 149 ha, chỉ tiêu Quận 4 xác định thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022 là 114 ha (thấp hơn 35 ha so với chỉ tiêu Thành phố phân bổ).
  • Đất ở tại đô thị: Chỉ tiêu Thành phố phân bổ cho Quận 4 đến năm 2020 là 162 ha, chỉ tiêu Quận 4 xác định thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022 là 172 ha (cao hơn 10 ha so với chỉ tiêu Thành phố phân bổ).
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Chỉ tiêu Thành phố phân bổ cho Quận 4 đến năm 2020 là 4 ha, chỉ tiêu Quận 4 xác định thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022 là 2 ha (thấp hơn 2 ha so với chỉ tiêu Thành phố phân bổ).

Quy hoạch phát triển không gian tại quận 4

Phân bố dân cư: Điều chỉnh quy hoạch chung: dựa trên 2 trục giao thông chính đối ngoại của quận là Bắc – Nam, tuyến cầu và đường hướng qua quận 2 kéo dài từ đường Tôn Đản, dân cư trên địa bàn quận 4 được phân thành 3 cụm dân cư như sau:

  • Cụm dân cư I: là khu vực phía Tây quận 4, giới hạn bởi trục đường Bắc – Nam, kéo dài tới Cù lao phường 1, bao gồm phường 1, 2, 3, 4, 5 và một phần phường 6.
  • Cụm dân cư II: là khu vực phía Đông Bắc quận 4, giới hạn bởi đoạn phía Bắc đường Bắc – Nam, đường Tôn Đản kéo dài đến cầu bắc qua sông Sài Gòn nối quận 4 với Thủ Thiêm, bao gồm một phần phường 6, các phường 8, 9, 10, 12 và một phần phường 13.
  • Cụm dân cư III: là khu vực phía Đông Nam quận 4, giới hạn bởi đường Tôn Đản kéo dài đến cầu bắc qua sông Sài Gòn nối quận 4 với Thủ Thiêm và đoạn phía Nam đường Bắc – Nam, bao gồm một phần phường 13, các phường 14, 15, 16, 18.

Trung tâm quận và các công trình công cộng:

Trung tâm quận: Trung tâm hành chính quận bố trí dọc theo trục đường Đoàn Như Hải (đoạn từ Nguyễn Tất Thành đến Nguyễn Trường Tộ), không thay đổi so với quy hoạch chung được duyệt năm 1998, tuy nhiên có một số điều chỉnh nhỏ về vị trí cụ thể từng công trình. Mỗi phường đều có khu hành chính và các công trình công cộng phúc lợi cần thiết.

Trung tâm thương mại – dịch vụ: Trung tâm thương mại – dịch vụ thuộc địa bàn quận 4 tập trung chủ yếu dọc bờ sông Sài Gòn – trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành và phát triển dọc theo đường Hoàng Diệu đến trung tâm công cộng dự kiến tại phường 1. Hệ thống khu thương mại – dịch vụ này vừa phục vụ cho dân cư quận 4, vừa phục vụ cho nhu cầu chung của khu trung tâm thành phố. Việc di dời một loạt các kho bãi, chuyển đổi mục đích sử dụng thành cao ốc văn phòng, thương mại – dịch vụ góp phần làm tăng quỹ đất dành cho thương mại – dịch vụ của quận.

+ Khi Cảng Sài Gòn di dời và chuyển đổi mục đích sử dụng, việc bố trí xây dựng thêm các công trình thương mại – dịch vụ cần căn cứ theo đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm thành phố hiện hữu mở rộng (quy mô 930ha) đang được nghiên cứu.

Công trình giáo dục: Quỹ đất giáo dục của quận 4 đạt được chỉ tiêu đến năm 2023 là 19,38ha với chỉ tiêu bình quân 4,15m2/học sinh.

+ Thực hiện việc nâng cấp những trường đã có quy hoạch ổn định, xem xét mở rộng diện tích khi kết hợp các dự án cải tạo chỉnh trang xung quanh nhằm từng bước đạt chuẩn theo quy định.

+ Bổ sung thêm một số cơ sở trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non tại các phường trên cơ sở thu hồi đất kho tàng, xí nghiệp ô nhiễm trên địa bàn.

 Công trình y tế: Đảm bảo mỗi phường phải có trạm y tế cơ sở, để chăm lo sức khỏe cho người dân với quy mô đất 150 m2/trạm (theo Quyết định số 165/2004/QĐ-UB ngày 02 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở ngành y tế thành phố đến năm 2030).

+ Bảo trì, sửa chữa, nâng cấp để tận dụng hết công suất phòng ốc và mặt bằng sân bãi hiện có ở những cơ sở y tế thuộc khu dân cư đã được quy hoạch ổn định.

+ Xây dựng mới 3 cơ sở y tế dự phòng tại số 02 Lê Quốc Hưng – lầu 3 trong khuôn viên trung tâm y tế; 217 Khánh Hội, phường 6, quận 4 và tại phường 18.

+ Bệnh viện đa khoa quận 4 (chuyển đổi từ Trung tâm y tế quận 4): Củng cố cơ sở vật chất và mở rộng bệnh viện đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng. Bảo đảm đạt 130 giường bệnh vào năm 2025.

Trung tâm thể dục thể thao: Tập trung trên đường Khánh Hội và tại công viên Hồ Khánh Hội

+ Tăng cường các sân bãi thể dục thể thao tại các dự án khu dân cư mới, các trường phổ thông và trong khu hỗn hợp Nhà Rồng – Khánh Hội – cảng Sài Gòn.

Trung tâm văn hóa: Cải tạo, nâng cấp các cơ sở văn hóa hiện có.

+ Xây dựng mới một số công trình phục vụ văn hóa trong công viên Hồ Khánh Hội.

+ Tăng cường các điểm phục vụ cho nhu cầu văn hóa, giải trí cho nhân dân trong quận (như rạp chiếu phim, phòng triển lãm, phòng hòa nhạc …) vào các dự án khu phức hợp.

Khu công viên cây xanh: Đến năm 2030 quận 4 có các công viên: Công viên Hồ Khánh Hội, công viên Cù Lao phường 1, công viên phường 16, các công viên tại nút giao thông cầu Tân Thuận và các khu cây xanh dọc kênh Tẻ, Bến Nghé.

+ Công viên Hồ Khánh Hội là trung tâm vui chơi giải trí của toàn quận.

+ Công viên cây xanh dọc bờ kênh là những điểm vui chơi giải trí và là không gian sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.

+ Tăng cường thêm diện tích cây xanh tại khu vực Cảng Sài Gòn khi di dời, bố trí xen cài thêm cây xanh trong các khu dân cư xây mới, các khu phức hợp, khu thương mại – dịch vụ (đề nghị dành đất bố trí các mảng xanh với tỷ lệ tối thiểu là 15% tổng diện tích khu đất của từng dự án hoặc toàn bộ khu đất).

+ Diện tích cây xanh sẽ được bổ sung, thông qua các giải pháp chỉnh trang nâng cấp các khu chức năng khác nhau trên địa bàn quận. Trong đó sẽ dành khoảng 5% – 10% quỹ đất của các dự án cần ưu tiên dành cho tạo khoảng xanh đô thị.

Tiểu thủ công nghiệp: Toàn bộ các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm và kho bãi hiện có sử dụng không hợp lý sẽ được chuyển mục đích sử dụng để xây dựng các công trình hỗn hợp theo mục đích là dịch vụ, thương mại, văn phòng, nhà ở cao tầng và một phần dành cho việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như trường học, y tế…

+ Từng bước chuyển dịch sản xuất hiện có sang loại hình sản xuất với hiệu quả cao hơn trong sử dụng đất, không ô nhiễm môi trường, lao động và sản phẩm chứa hàm lượng chất xám và kỹ năng nghề nghiệp cao.

+ Duy trì tiểu thủ công nghiệp truyền thống gia đình như dệt chiếu, sản xuất hàng mây tre lá, hàng mỹ nghệ bằng bạc, làm đàn… là loại ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường.

Cảng: Cảng Sài Gòn sẽ được di dời và chuyển đổi công năng phù hợp với đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm thành phố hiện hữu mở rộng. Khu vực Nhà Rồng và Khánh Hội (khu vực gần cầu K9 – K10, phía hạ lưu cầu qua Thủ Thiêm khu kho số 5) sẽ bố trí một ga hành khách phục vụ du lịch trong nước và quốc tế. Phần lớn quỹ đất còn lại của Cảng Sài Gòn dành xây dựng khu hỗn hợp các công trình thương mại – dịch vụ cao cấp kết hợp dải cây xanh dọc bờ sông và các không gian mở, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong quận cũng như của cả thành phố.

Quy hoạch giao thông tại quận 4

Tổ chức giao thông theo hướng cải tạo mở rộng đường đúng lộ giới quy định, kết hợp với việc xây mới một số tuyến đường tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.

Quy hoạch nút giao thông đường trục Bắc Nam – Hoàng Diệu giai đoạn II với đảo tròn được xây dựng có bán kính là D = 40m, phần xe chạy quanh đảo 16m tương đương 4 làn xe cơ giới, diện tích chiếm dụng đất 1,46ha.

Toàn thành phố có 4 tuyến đường trên cao, trong đó có 1 tuyến đường trên cao thành phố (tuyến số 3) đi trên hành lang đường Nguyễn Văn Cừ nối dài trong ranh địa bàn quận 4 với chiều dài khoảng 170m, dự kiến 4 làn xe, lộ giới 40m.

Toàn thành phố có 6 tuyến xe điện ngầm (Metro), trong đó có 1 tuyến xe điện ngầm thành phố (tuyến số 4) đi dưới hành lang đường Bắc Nam trong ranh địa bàn quận 4 với chiều dài khoảng 1.492m với lộ giới 40m.

Đường Bến Vân Đồn: lộ giới cũ là 20m, điều chỉnh lộ giới mới là 25m, dự kiến mở rộng thêm 5m về phía kênh Bến Nghé.

Đường Tôn Thất Thuyết: lộ giới cũ là 20m, điều chỉnh lộ giới mới là 25m, dự kiến mở rộng thêm 5m về phía Kênh Tẻ.

Đường Tôn Đản: lộ giới cũ là 20m, điều chỉnh lộ giới mới đoạn trùng với trục đường Bắc Nam mới là 46m; điều chỉnh lộ giới mới đoạn trùng với trục đường nối Thủ Thiêm là 30m; đoạn còn lại (Đoàn Văn Bơ – Nguyễn Tất Thành): giữ nguyên lộ giới là 20m.

Đường Đoàn Văn Bơ: đoạn từ đường Xóm Chiếu đến đường Tôn Thất Thuyết lộ giới cũ là 16m, điều chỉnh lộ giới mới là 25m; đoạn còn lại giữ nguyên lộ giới là 25m. Riêng đoạn đường vào cầu Calmette điều chỉnh lộ giới mới là 39m.

Đường Xóm Chiếu: lộ giới cũ 14m, điều chỉnh lộ giới mới 25m đảm bảo điều kiện xây dựng 4 làn xe, vỉa hè mỗi bên 5m.

Bãi đậu xe ngầm: Số 1 Đinh Lễ, phường 1: diện tích hiện trạng 2.225m2.

  • Đường 48, phường 4 (gần công viên hồ Khánh Hội): diện tích hiện trạng 2.046m2.
  • Khu trung tâm thương mại dịch vụ phường 1: diện tích hiện trạng: 4.500m2.

Hành lang bảo vệ sông, rạch: thực hiện quản lý theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định hành lang bảo vệ sông rạch của quận 4 như sau:

  • Sông Sài Gòn: thuộc cấp I, chiều rộng phạm vi hành lang là 50m/mỗi bên.
  • Kênh Bến Nghé: thuộc cấp V, chiều rộng phạm vi hành lang là 20m/mỗi bên.

Kênh Tẻ: thuộc cấp II; chiều rộng phạm vi hành lang là 50m/mỗi bên. Thống nhất hướng xác định hành lang an toàn Kênh Tẻ trùng với ranh lộ giới đường Tôn Thất Thuyết nhằm hạn chế việc giải tỏa nhà dân hiện hữu, theo như đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc.

Bên trên là những hình ảnh bản đồ Quận 4 khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.

Xem thêm: