Bản đồ hành chính nước Đức (Germany Map) khổ lớn 2022

Bản đồ hành chính nước Đức giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn nước Đức chi tiết nhất.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính nước Đức khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.

Germany hay còn gọi là nước Đức, một đất nước xinh đẹp nằm ngay trung tâm của Châu Âu, mang một vẻ đẹp đầy cổ kính, yên bình với nền văn hóa lâu đời của nhân loại. Cũng như là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Chính vì vậy đây là đất nước được rất nhiều các bạn du học sinh nước ngoài quan tâm và lựa chọn cho con đường học tập và làm việc của mình, cũng như là nơi thu hút đông du khách nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu.

Thông tin sơ lược giới thiệu về nước Đức

Lãnh thổ Đức trải rộng 357.021 km vuông và có khí hậu ôn đới. Với gần 82 triệu người, Đức là nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới. Danh xưng "Đức" trong tiếng Việt là giản xưng của Đức Ý Chí (Trung văn: 德意志), dịch danh Trung văn của quốc hiệu nước Đức.

Nước Đức nằm trong Trung Âu, giữa 47°16′15″ và 55°03′33″ vĩ độ bắc và 5°52′01″ và 15°02′37″ kinh độ đông. Về phía bắc Đức có ranh giới với Đan Mạch (có chiều dài 67 km), về phía đông-bắc là Ba Lan (442 km), về phía đông là Séc 811 km), về phía đông nam là Áo (815 km không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía nam là Thụy Sĩ (316 km, với biên giới của lãnh thổ bên ngoài (tiếng Anh: exclave) Büsingen nhưng không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía tây nam là Pháp (448 km), về phía tây là Luxembourg (135 km) và Bỉ (156 km) và về phía tây bắc là Hà Lan (567 km). Chiều dài ranh giới tổng cộng là 3.757 km. Trong khi ở phía Tây-Bắc bờ biển của biển Bắc và ở phía Đông-Bắc là biển Baltic tạo thành biên giới quốc gia tự nhiên thì về phía Nam nước Đức là một phần của dãy núi Anpơ.

Nước Đức: tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland.)

Thủ đô: tọa lạc tại Berlin

Các Thành phố lớn ở Đức: Hamburg, Frankfurt, Stuttgart, Düsseldorf, München, Köln.

Quốc kỳ: cờ có 3 sọc ngang với 3 màu: đen, đỏ, vàng.

Vị trí địa lý: Trung Âu, Đức nằm giữa lòng Châu Âu và xung quanh là  9 nước láng giềng: Pháp, Áo, Thuỵ Sĩ, Séc, Ba Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg.

Diện tích: 357.021 km2

Khí hậu: Khí hậu nước Đức ôn hòa và mang khí hậu biển, với mùa đông lạnh, nhiều mây và ẩm ướt, và mùa hè ấm áp vừa phải và mang theo gió nam ấm áp không thường xuyên. Phần lớn nước Đức nằm trong khu vực khí hậu mát mẻ / ôn đới, trong đó gió tây ẩm ướt chiếm ưu thế. 

Hành chính: Đức bao gồm 16 bang được gọi là Länder. Mỗi bang đều có hiến pháp riêng và phần lớn được tự trị về mặt tổ chức nội bộ. Đến năm 2009, Đức được chia thành 403 Kreise ở cấp khu tự quản, trong đó có 301 huyện và 102 quận.

Đức là quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh

Đức là trung tâm của châu Âu, không chỉ về mặt địa lý mà còn về chính trị và kinh tế. Đây là đất nước đông dân thứ 2 ở châu Âu chỉ sau Nga với dân số hơn 80 triệu người. 91,5% dân số ở Đức là người Đức, 2,4% là người Thổ Nhĩ Kì và 6,1% còn lại là người gốc Hy Lạp, Nga, Ý, Ba Lan, Croatia và Tây Ban Nha. Số dân thành thị chiếm 75,5% dân số cả nước. 

Bản đồ hành chính nước Đức khổ lớn năm 2022

PHÓNG TO

PHÓNG TO | PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO | PHÓNG TO

Tóm tắt lịch sử của đất nước Đức

Từ thời kỳ cổ đại, Đức (lúc đó được người La Mã gọi là vùng đất Germania) đã có các bộ lạc người German (tổ tiên trực tiếp của người Đức) chính thức cư ngụ ở tại đó. Quân dân German hết mực là can trường, mãnh liệt, chân chất, yêu nước và dưới sự lãnh đạo tài ba của tù trưởng Arminius, họ tiêu diệt hoàn toàn ba binh đoàn Lê dương La Mã vào năm 9, làm vỡ mộng xâm lược của Đế quốc La Mã. Dần dần, các bộ tộc Giéc-man xâm nhập La Mã, dẫn đến sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476.

Vua Frank là Chlodwig I nhất thống các bộ lạc German và chuyển sang Ki-tô giáo. Đời vua Karl Đại Đế, nước Frank khuếch trương mở cõi, và vào năm 800 ông được tấn phong Hoàng đế, tái lập Đế quốc Tây La Mã. Đế quốc bị chia cắt sau khi Karl Đại Đế mất, trong đó vua Ludwig Đức nhận phần đất phía Đông và khởi lập nước Đức Trung Cổ. Quận công Heinrich xứ Sachsen xưng làm vua Heinrich I, lập triều Sachsen vào năm 919 nước Đức khuếch trương mở mang cương thổ. Đế quốc La Mã Thần thánh phục hồi khi vua Đức là Otto I xưng đế. Các Vương hầu trong Đế quốc chia cắt nước Đức và chẳng vua nào thống nhất được đất nước.

Từ giữ thế kỷ 15, các Hoàng đế thường là người Áo nhà Habsburg. Vào thời kỳ cận đại, để chống lại ách thống trị của Hoàng đế và Giáo hội Công giáo La Mã, giáo sĩ Martin Luther tiến hành công cuộc cải cách Kháng Cách vĩ đại, do đó Triều đình Karl V loại bỏ đức tin của ông ra khỏi vòng pháp luật. Cuộc Chiến tranh Nông dân nổ ra để hưởng ứng Luther, nhưng bị Hoàng đế đàn áp. Cuộc Chiến tranh Ba Mươi Năm (1618 - 1648) bùng nổ giữa hai phe Kháng Cách và Công giáo, trong đó có khi vua Thụy Điển là Gustav II Adolf kéo binh vào đánh bại quân của Hoàng đế. Hòa ước Westfalen làm tiêu tan giấc mộng thống nhất nước Đức thành một quốc gia quân chủ chuyên quyền của Hoàng đế, giấc mộng thống nhất đất nước thêm xa vời.

Ngay từ năm 1525, Quận công xứ Phổ là Albrecht theo Kháng Cách, sau Phổ hợp nhất với Brandenburg. Sau chiến tranh, dù lãnh địa bị tàn phá nặng nề nhưng Tuyển hầu tước Vĩ đại Friedrich Wilhelm I đã gầy dựng quân đội Phổ - Brandenburg tinh nhuệ, bách chiến bách thắng, dùng chính sách ngoại giao liên minh với triều Habsburg chống ngoại bang là nước Pháp.

Với các vua Friedrich I và Friedrich Wilhelm I, Vương quốc Phổ ra đời và mạnh lên hẳn. Sau khi lên ngôi vào năm 1740, ông vua thiên tài Friedrich II Đại Đế tiến hành bảo trợ nền văn nghệ rực rỡ tại kinh kỳ Bá Linh; ngoài ra, ông lập tức điều binh đánh chiếm tỉnh Silesia của triều Habsburg, tiếp theo đó đại thắng liên quân Áo - Sachsen trong cuộc Chiến tranh Silesia lần thứ hai, và rồi đó đánh tan tác liên quân Áo - Nga - Pháp - Thụy Điển và phần lớn các Vương hầu của Đế quốc La Mã Thần thánh trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm. Chiến thắng vẻ vang của người Phổ trong những cuộc chiến này đã đưa nền văn hóa dân tộc Đức trở nên phát triển vinh quang.

Với những danh sĩ như J. W. Von Goethe, F. G. Klopstock nền văn chương Đức nở rộ độc lập khỏi sự bá đạo về văn hóa của Pháp. Hoàng đế Joseph II toan lập lại sức mạnh của Vương triều Habsburg, nhưng không thành công do các Vương hầu liên minh với vị vua anh hùng Friedrich II Đại Đế.

Vào năm 1804, Hoàng đế Franz II xưng đế nước Áo, hai năm sau từ bỏ ngôi Hoàng đế La Mã Thần thánh trong cuộc xâm lược của quân Pháp do Napoléon Bonaparte chỉ huy. Quân xâm lược cũng đánh bại quân Phổ vào năm 1806.

Tuy nhiên, trong các năm 1813 - 1815 người Phổ đã chặn đứng và đại phá tan tành đại quân của Napoléon, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Napoléon và giải phóng nước Đức. Trong khi nước Phổ trở nên hùng mạnh, chiến thắng vang dội này làm gia tăng tinh thần dân tộc chủ nghĩa và tự do chủ nghĩa với khát vọng một nước Đức thống nhất nước Đức. Một cuộc Cách mạng dân tộc - tự do của nhân dân Đức bùng nổ vào năm 1848, bị nhóm thống trị bảo thủ và phản động đàn áp.

Dù sao đây nữa thì Triều đình Phổ cũng phải ban hành bản Hiến pháp năm 1850, theo đó nước Phổ vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế quân sự như dưới triều vị đại anh quân Friedrich II Đại Đế, song có cải tiến hơn, với công cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng. Nhà quý tộc Otto von Bismarck lên làm Thủ tướng Phổ vào năm 1862, và đã tiến hành một cuộc Cách mạng làm nên thay đổi hết sức lớn lao trong lịch sử Âu châu, mà kết thúc với thắng lợi vang dội về chính trị và ngoại giao: nước Phổ đánh thắng Đan Mạch vào năm 1864, đánh thắng Áo vào năm 1866 và đè bẹp Pháp trong các năm 1870 - 1871. Đây là một đòn giáng sấm sét vào Pháp, mở mang đất nước Đức.

Với Hoàng đế Wilhelm I và Thủ tướng Bismarck, đất nước được thống nhất, Đế chế Đức ra đời, đề cao tinh thần quân phiệt Phổ và niềm tự hào dân tộc Đức.[20] Cho đến năm 1914, nước Đức là siêu cường kinh tế của cả thế giới. Nhân dân Đức trở nên kỷ cương và tài năng hơn hẳn dân Pháp và các nước khác. Trong các ngành khoa học - kỹ nghệ, Đế chế Đức dẫn đầu thế giới, với hàng hóa chất lượng siêu việt, trong khi lực lượng Quân đội và Hải quân thật hùng hậu. Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), tuy thật ít đồng minh nhưng nước Đức vẫn kháng cự được trong suốt bốn chống lại quân Đồng Minh bao gồm Anh - Pháp - Ý - Nga - Hoa Kỳ - Bỉ và hầu hết cả thế giới. Nước Đức thất thế, vào tháng 3 năm 1918, dần đến một cao trào Cách mạng khắp cả nước lật đổ vị Hoàng đế Wilhelm II, khiến nước Đức lần đầu tiên có nền cộng hòa và dân chủ lãnh đạo: nước Cộng hòa Weimar ra đời vào năm 1919.

Lúc chiến sự chấm dứt, đất nước bị mất đất, gây làn sóng phẫn nộ của nhân dân trước kẻ thù ôn dịch. Nhờ có nhà chính khách đại tài Gustav Stresemann, nước Đức vẫn giữ vững sự nhất thống của dân tộc và ổn định lại tình hình với những thành công ngoại giao rục rỡ. Nền kinh tế đất nước được hồi phục, nền văn nghệ trở nên hưng thịnh và nhiều ngành công nghiệp trỗi dậy mạnh mẽ. Nhưng rồi cuộc Đại Khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1929 đã gây nhiều hậu quả cho đất nước, thể hiện sự yếu kém của Chính phủ dân chủ Weimar.

Vào năm 1933, sau khi Tổng thống cuối cùng của Cộng hòa Weimar mất, lãnh tụ Đảng Quốc xã là Adolf Hitler lên nắm quyền bính, thành lập lực lượng SS để thanh trừng các phe cánh đối lập. Không những thế nước Đức Quốc xã còn làm nên một thành tựu quan trọng là nhanh chóng khôi phục nền kinh tế nước nhà. Hitler cho quân tấn công Ba Lan vào năm 1939, làm Anh Quốc và Pháp tuyên chiến với nước Đức và mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau chiến thắng ban đầu của mình, vị lãnh tụ dễ dàng chiếm lĩnh hàng loạt quốc gia châu Âu, trong đó có Pháp và Bỉ. Quân Anh cũng đại bại tại châu Phi, nhưng quân Đức không diệt nổi Liên bang Xô viết và quân Mỹ nhảy vào tham chiến. Cho đến năm 1945, đất nước bại trận.

Chia Đức thành 4 khu chiếm đóng với 2 ý thức hệ của quân Đồng Minh, và bọn họ thực hiện chính sách Phi Quốc xã hóa (de-Nazification), đồng thời Hoa Kỳ viện trợ cho Đức hồi phục kinh tế. Nước Đức được độc lập vào năm 1949, và cuộc Chiến tranh Lạnh dẫn đến việc hình thành Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức theo chế độ dân chủ và Cộng hòa Dân chủ Đức theo chủ nghĩa cộng sản. Nhiều người Đức tỵ nạn khỏi phía Đông được Cộng hòa Liên bang Đức hỗ trợ, đồng thời Nhà nước này cũng tiến hành khôi phục kinh tế đến mức thần kỳ, đưa đất nước trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới. Nhờ có Thủ tướng Konrad Adenauer, nước Cộng hòa Liên bang Đức đạt thành tựu ngoại giao vang dội, nhờ đó tích cực tham gia chính trường Âu châu.

Thủ tướng Helmut Kohl cũng tiếp tục đưa đất nước trở nên gắn bó với các quốc gia châu Âu khác, và đạt thành tựu to lớn là thỏa thuận tái thống nhất đất nước: nhờ đó vào năm 1990 dưới sự lãnh đạo của Kohl, Đức được thống nhất chỉnh chu cả giang sơn như xưa và trở thành đại cường quốc trên toàn thế giới.

Bản đồ Google Maps của nước Đức

Bên trên là những hình ảnh bản đồ nước Đức khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.