Bản đồ hành chính nước Malaysia giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn nước Malaysia chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính nước Malaysia khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Thông tin sơ lược giới thiệu về nước Malaysia
Malaysia (tiếng Mã Lai: Malaysia; tiếng Hán: 马来西亚, âm Hán Việt: Mã Lai Tây Á) là một liên bang gồm mười ba bang tại Đông Nam Á. Nước này gồm hai vùng địa lý bị chia tách bởi Biển Đông.
Bán đảo Malaysia (hay Tây Malaysia) trên Bán đảo Malay có biên giới trên bộ ở phía bắc với Thái Lan và thông qua Đường nổi Johor-Singapore và Đường nối Malaysia - Singapore thứ hai ở phía nam nối với Singapore. Nó gồm chín lãnh thổ quốc vương hồi giáo (Johor, Kedah, Kelantan, Negeri Sembilan, Pahang, Perak, Perlis, Selangor và Terengganu), hai bang dưới sự lãnh đạo của Thống đốc (Malacca và Penang), và hai lãnh thổ liên bang (Putrajaya và Kuala Lumpur).
Đông Malaysia (hay Borneo thuộc Malaysia) chiếm phần phía bắc đảo Borneo, giáp biên giới với Indonesia và bao quanh Vương quốc Hồi giáo Brunei. Nó gồm các bang Sabah và Sarawak lãnh thổ liên bang Labuan.
Cái tên "Malaysia" được chấp nhận năm 1963 khi Liên bang Malaya (tiếng Malay: Persekutuan Tanah Melayu), Singapore, Sabah và Sarawak hình thành một liên bang 14 bang. Singapore đã rời khỏi liên bang năm 1965 và sau đó trở thành một quốc gia độc lập.
Dù chính trị thuộc quyền thống trị của người Malay, xã hội Malaysia hiện đại không đồng nhất, với cộng đồng người Trung Quốc và Ấn Độ khá lớn. Chính trị Malaysia đáng lưu ý ở cái gọi là tính cộng đồng của nó; ba thành phần chính của Barisan Nasional đều giới hạn đảng viên trong sắc tộc của mình.
Tuy nhiên, cuộc tranh giành bạo lực lớn duy nhất giữa các cộng đồng từ khi giành được độc lập là vụ náo loạn chủng tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969 xảy ra khi chiến dịch vận động của một tranh cử bị các vấn đề sắc tộc gây ảnh hưởng.
"Ma Lay" theo tiếng Mã Lai là "hoàng kim".
Diện tích và dân số nước Malaysia
Nước Malaysia có diện tích 30,803 km². Trong đó, 77,70% dân số sống ở thành thị (25.307.749 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình là 31,0 tuổi.
Tính đến năm 2022, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Malaysia là 33.019.513 người. Tổng dân số các nước nước Malaysia hiện chiếm 0,42% dân số thế giới.
Nước Malaysia đang đứng thứ 45 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số đạt 101 người/km2.
Quốc kỳ: Quốc kỳ của Malaysia hình chữ nhật với nền trắng và 14 sọc đỏ cùng một hình vuông xanh đậm bên góc trái trên cùng. Những đường sọc đỏ đại diện cho 13 tiểu bang và lãnh thổ liên bang của Kuala Lumpur, Labuan và Putra Jaya. Bên trong hình vuông, sắc xanh tượng trưng cho sự hài hòa của người dân Malaysia, còn mặt trăng màu vàng đại diện cho đạo Hồi của nước này. Ngôi sao vàng với 14 góc nhọn tượng trưng cho 14 bang và lãnh thổ của đất nước này.
Nguồn gốc quốc kỳ Malaysia: Năm 1947, một kiến trúc sư tên Mohamed Hamzah đã tham gia một thi thiết kế quốc kỳ Malaysia. Với những ảnh hưởng từ các thiết kế cờ của công ty Đông Ấn Anh với quốc kỳ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, anh đã cho ra đời lá cờ ẩn chứa thông điệp về đất nước Malaysia. Bằng việc bỏ phiếu, thiết kế lá cờ của Mohamed Hamzah đã vượt qua tác phẩm của 373 người khác và được đưa vào ứng dụng.
Theo nhiều người, cờ của Malaysia có những điểm tương đồng với quốc kỳ của Mỹ nhưng điều này có lẽ là do ngẫu nhiên. Malaysia treo quốc kỳ lần đầu vào 16 tháng 9 năm 1963. Sau tuyên bố của Liên bang Malaya, Bắc Borneo (Sabah), Sarawak và Singapore, quốc kỳ của Malaysia được công nhận. Cựu Thủ tướng Malaysia là Mahathir Mohammad đã yêu cầu nước này đặt tên cho quốc kỳ vào năm 1997. Công chúng đã chọn tên “Jalur Gemilang” hay còn gọi là “Stripes of Glory” trong tiếng Anh.
Ngôi sao trên quốc cờ của Malaysia ban đầu chỉ có 11 góc nhọn. Nhưng từ khi có thêm Sabah, Sarawak và Singapore gia nhập Malaya thì ngôi sao được thiết kế thành 14 góc nhọn. Tuy nhiên, vào năm vào năm 1965, Singapore rời Malaysia trở thành một quốc gia độc lập. Một thập kỷ sau, Kuala Lumpur trở thành Lãnh thổ Liên bang cùng với Labuan và Putra Jaya. Góc nhọn thứ 14 trên ngôi sao quốc kỳ được cho là tượng trưng cho Chính phủ Liên bang chứ không phải là bất kỳ lãnh thổ riêng lẻ nào.
Tên chính thức | Liên bang Malaysia |
Tên tiếng Anh | Malaysia |
Loại chính phủ | Dân chủ nghị viện liên bang |
Đơn vị tiền tệ | Ringgit (M$); 1 M$ - 100 sen |
Thủ đô | Kuala Lumpur |
Ngày Quốc Khánh | 31/8 (1957) |
Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam | Ngày 30/3/1973 |
Thành phố lớn | Ipoh, Johor, Baharu, George, Town... |
Diện tích | 329.750 km2 |
Vị trí địa lý |
Ở Đông Nam Á, gồm một bộ phận trên bán đảo Mã Lai và một bộ phận ở phía bắc đảo Calimantan. Ma-lai-xi-a giáp Thái Lan, biển Đông, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, eo Ma-lac-ca và biển A-đa-man. Tọa độ: 2o30 vĩ bắc, 112o30 kinh đông. |
Địa hình |
Có đồng bằng ở ven biển tiếp giáp các dải núi phía trong. |
Tài nguyên thiên nhiên | Thiếc, dầu mỏ, gỗ, đồng, quặng sắt, khí tự nhiên, bôxit. |
Dân số | 33.019.513 người |
Ngôn ngữ chính | Tiếng Bahasa Melayu; tiếng Anh và các thổ ngữ Trung Quốc, Malalalam, Panjabi cũng được sử dụng. |
Tên miền quốc gia | .my |
Tôn giáo | Đạo Hồi (53%), đạo Phật (17%), đạo Hindu (7%); ngoài ra còn có đạo Thiên chúa, đạo Sikh, v.v.. |
Múi giờ | +8:00 |
Mã điện thoại | +60 |
Bản đồ hành chính nước Malaysia khổ lớn năm 2022
Ngày nay, Malaysia sở hữu một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới tiệm cận mức phát triển, duy trì, giữ vững quy mô GDP danh nghĩa lớn thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Thái Lan và Indonesia qua nhiều năm.
Malaysia là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Hội nghị cấp cao ASEAN - Đông Á, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Liên Hợp Quốc, WTO, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Khối Thịnh vượng chung các quốc gia và Phong trào không liên kết.
Bản đồ đất nước Malaysia trên Đông Nam Á
Tóm tắt lịch sử của đất nước Malaysia
Malaysia là một quốc gia tại Đông Nam Á, vị trí hàng hải chiến lược của nó có những ảnh hưởng căn bản đối với lịch sử quốc gia. Văn hóa Ấn Độ giáo và Phật giáo du nhập từ Ấn Độ chi phối lịch sử ban đầu của Malaysia. Những văn hóa này phát triển đến đỉnh điểm trong văn minh Srivijaya có nền tảng tại Sumatra, với ảnh hưởng trải rộng suốt Sumatra, Java, bán đảo Mã Lai và phần lớn Borneo từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14. Hồi giáo qua Malaysia ngay từ thế kỷ 10, song đến thế kỷ 14 và 15 thì tôn giáo này mới lần đầu thiết lập nền tảng trên bán đảo Mã Lai. Việc tiếp nhận Hồi giáo kéo theo sự xuất hiện của những vương quốc Hồi giáo, nổi bật nhất trong số đó là Malacca. Văn hóa Hồi giáo có ảnh hưởng sâu sắc đối với người Mã Lai.
Bồ Đào Nha là cường quốc thực dân châu Âu đầu tiên thiết lập căn cứ tại Malaysia, chiếm Malacca năm 1511, tiếp theo họ là người Hà Lan. Anh Quốc ban đầu thiết lập các căn cứ tại Jesselton, Kuching, Penang, và Singapore, cuối cùng đảm bảo được quyền bá chủ của mình tại lãnh thổ nay là Malaysia. Hiệp định Anh-Hà Lan năm 1824 xác định ranh giới giữa Malaya thuộc Anh và Đông Ấn Hà Lan. Giai đoạn thứ tư của quá trình tiếp nhận ảnh hưởng ngoại quốc là sự nhập cư của những công nhân người Hoa và người Ấn nhằm đáp ứng nhu cầu của kinh tế thuộc địa do Anh Quốc thiết lập trên bán đảo Mã Lai và Borneo.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản xâm chiếm Malaysia, chấm dứt quyền thống trị của Anh Quốc. Chủ nghĩa dân tộc được giải phóng trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng Malaya, Bắc Borneo và Sarawak từ 1942 đến 1945. Tại Malaysia bán đảo, Đảng Cộng sản Malaya tiến hành nổi dậy vũ trang chống Anh Quốc, song bị dập tắt bằng quân sự. Sau đó, Liên bang Malaya độc lập đa dân tộc được thành lập vào năm 1957. Đến ngày 31 tháng 8 năm 1963, các lãnh thổ của Anh Quốc tại miền bắc đảo Borneo và Singapore được trao quyền độc lập và cùng các bang trên Bán đảo lập nên Malaysia vào ngày 16 tháng 9 năm 1963. Hai năm sau, Quốc hội Malaysia tách Singapore khỏi liên bang.
Đầu thập niên 1960, Malaysia và Indonesia xảy ra đối đầu. Bạo loạn dân tộc trong năm 1969 dẫn đến áp đặt luật tình trạng khẩn cấp, cắt giảm sinh hoạt chính trị và tự do dân sự. Kể từ 1970, "liên minh Mặt trận Dân tộc" do Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) lãnh đạo là phe phái chính trị cầm quyền tại Malaysia. Tăng trưởng kinh tế nâng cao đáng kể chất lượng sinh hoạt trong thập niên 1990.
Bản đồ Google Maps của nước Malaysia
Bên trên là những hình ảnh bản đồ nước Malaysia khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.