Bản đồ hành chính nước Indonesia giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn nước Indonesia chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính nước Indonesia khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Thông tin sơ lược giới thiệu về nước Indonesia
Nước Indonesia, tên đầy đủ là Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia là Republik Indonesia) có thủ đô là Jakarta. Quốc khánh là ngày 17/8/1945.
Chữ Indonesia xuất phát từ từ Indus trong tiếng Latinh, có nghĩa "Ấn Độ", và từ nesos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa "hòn đảo". Tên gọi này đã có từ thế kỷ 18, rất lâu trước khi nhà nước Indonesia độc lập hình thành. Đây là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa lục địa Châu Á và Châu Đại Dương, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, phía Bắc giáp với Malaysia, Singapore, Philipine và Biển Đông; phía Nam giáp với Australia và Ấn Độ Dương; phía Tây giáp với Ấn Độ Dương; phía Đông giáo với Papa New Guinea, Timo Leste và Thái Bình Dương. Diện tích phần đất liền rộng 1,9 triệu km2 (thứ 15 thế giới), phần nước rộng 9,9 triệu km2. Quốc gia được phân chia thành 34tỉnh và đặc khu.
Indonesia được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo" vì lãnh thổ của nước này bao gồm 13.487 hòn đảo với dân số ước tính đạt hơn 274,1 triệu người (năm 2020), xếp thứ 4 thế giới và đứng thứ 3 châu Á.
Indonesia là quần đảo ở Đông Nam Á nằm giữa Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, giáp Ma-lai-xi-a ở phía tây bắc, Đông Ti-mo và Pa-pua Niu Ghi-nê ở phía đông. Là một quần đảo lớn nhất thế giới; có vị trí chiến lược dọc theo các tuyến đường biển chính từ Ấn Độ Dương đến Nam Thái Bình Dương. Tọa độ nằm ở 5000 vĩ nam, 120000 kinh đông.
Tên chính thức | Cộng hòa Indonesia |
Tên tiếng Anh | Indonesia |
Thủ đô | Jakarta |
Diện tích | 1.907.540 km² (741.050 dặm vuông). Đứng thứ 14 trên thế giới về diện tích đất liền |
Vị trí địa lý | Là quần đảo ở Đông Nam Á nằm giữa Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, giáp Ma-lai-xi-a ở phía tây bắc, Đông Ti-mo và Pa-pua Niu Ghi-nê ở phía đông. Nằm dọc theo các tuyến đường biển chính từ Ấn Độ Dương đến Nam Thái Bình Dương. |
Địa hình | Phần lớn là vùng đất thấp ven biển, các đảo lớn có núi ở giữa trung tâm |
Khí hậu | Nhiệt đới; nóng, ẩm; ở vùng núi khí hậu dịu hơn. Với 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình: 260C (với điểm cao nhất là 330C và thấp nhất là 210C). |
Loại chính phủ | Cộng hòa độc lập |
Tên miền quốc gia | .id |
Dân số | 277.663.941 người (Năm 2021) |
Ngôn ngữ chính | Tiếng In-đô-nê-xi-a Bahasa (ngôn ngữ phổ thông bắt nguồn từ tiếng Ma-lai-xi-a); tiếng Anh, Hà Lan, các thổ ngữ địa phương được sử dụng rộng rãi. |
Tôn giáo | Đạo Hồi (88%), đạo Tin lành (5%), đạo Thiên chúa (3%), đạo Hin-du (2%), đạo Phật (1%), các tôn giáo khác (1%). |
Đơn vị tiền tệ | Rupia Indonesia (IDR) |
Thành phố lớn | Surabaya, Bandung, Meclan, Palembang... |
Múi giờ | UTC+7 đến +9 (nhiều múi giờ) |
Mã điện thoại: | +62 |
Giao thông bên | Trái |
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam | Ngày 10/8/1964 |
Diện tích nước Indonesia bao nhiêu?
Nước Indonesia có tổng diện tích tự nhiên 1.907.540 km² (741.050 dặm vuông), Indonesia là quốc gia đứng thứ 14 trên thế giới về diện tích đất liền. Trong đó, 56,64% dân số sống ở thành thị (154.926.514 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình là 30,0 tuổi.
Đơn vị hành chính
Tỉnh của Indonesia là cấp hành chính địa phương cao nhất trực thuộc trung ương ở Indonesia. Mỗi tỉnh có chính quyền địa phương (Pemerintah Daerah Provinsi), do tỉnh trưởng (gubernur) đứng đầu; và hội đồng (Dewan Perwakilan Rakyat Daerah).
Hiện nay, Indonesia được chia ra 34 tỉnh và đặc khu. Trong đó, có 8 tỉnh được lập kể từ năm 2000. Tỉnh cuối cùng được lập là Bắc Kalimantan.
Dân số
Tính đến năm 2021, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của nước Indonesia là 277.663.941 người. Tổng dân số các nước nước Indonesia hiện chiếm chiếm 3,51% dân số thế giới.
Nước Indonesia đang đứng thứ 04 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số đạt 142 người/km2 (đứng thứ 80 trên thế giới).
Vị trí địa lý
Indonesia thuộc Châu Á có biên giới trên đất liền với Papua New Guinea ở đảo New Guinea, Đông Timor ở đảo Timor và Malaysia ở đảo Borneo, ngoài ra vùng biển giáp các nước Singapore,Việt Nam, Philippines, Úc, và lãnh thổ Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ.
Indonesia gồm 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi.
Địa hình
Indonesia có địa hình Đồng bằng ở Kalimantan, nam New Guinea, đông Sumatra và bắc Java; Địa hình núi lửa ở Sulawesi, tây Sumatra, nam Java, Quần đảo Sunda Nhỏ và Quần đảo Maluku; núi ở trung và tây nam New Guinea cùng với bắc Kalimantan
Quốc kỳ của nước Indonesia
Quốc kỳ Indonesia là lá cờ có hai màu đỏ và trắng tạo thành hai băng ngang bằng nhau. Băng màu đỏ ở trên, băng màu trắng ở dưới. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm. Màu trắng tượng trưng cho tinh thần.
- Thiết kế: Cờ ngang hai màu đỏ và trắng
- Ngày phê chuẩn: Ngày 17 tháng 8 năm 1945
Bản đồ hành chính nước Indonesia khổ lớn năm 2022
Bản đồ du lịch Indonesia
Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại nước này như: Đảo Ba-li, thủ đô Gia-các-ta, hồ Tô-ba, đảo Su-ma-tra, đảo Nusa Tenggara,đền Bogor, Rừng nguyên thủy ở Kalimantan, các đền thờ, lăng mộ,....
Tóm tắt lịch sử của đất nước Indonesia
Lịch sử Indonesia là dải thời gian rất dài, bắt đầu từ thời Cổ đại khoảng 1.7 triệu năm trước dựa trên phát hiện về Homo erectus Java. Các giai đoạn lịch sử của Indonesia có thể chia thành 5 kỷ:
- Thời đại tiền thực dân: Sự xuất hiện của các vương quốc theo đạo Hindu, đạo Phật, đạo Hồi tại đảo Java và Sumatra. Các quốc gia này phát triển dựa trên thương mại, buôn bán hàng hải.
- Thời đại thuộc địa: Chịu sự kiểm soát của người châu Âu, đặc biệt là người Hà Lan với sự kiểm soát của Công ty Đông Ấn Hà Lan, họ đã chiếm vùng đất này để kiểm soát con đường gia vị, hương liệu. Khoảng 3,5 thế kỷ là thuộc địa, bắt đầu từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 20.
- Thời đại mới dành độc lập: Cột mốc là Tuyên bố độc lập của người Indonesia (1945) đến sự sụp đổ của chính quyền Sukarno (1966).
- Thời đại trật tự mới: 32 năm dưới sự thống trị của Suharto (1966-1988).
- Thời đại cải tổ: Sụp đổ của Suharto đến hiện tại.
Các di tích hoá thạch của người Java cho thấy quần đảo Indonesia đã có người ở từ hai triệu năm tới 500.000 năm trước. Người Nam Đảo, cộng đồng dân cư đa số hiện tại, đã di cư tới Đông Nam Á từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, và đẩy người bản xứ về các vùng xa xôi phía đông.
Sản xuất nông nghiệp, và văn minh lúa nước xuất hiện từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, cho phép các làng mạc, thị trấn và các vương quốc nhỏ dần phát triển từ thế kỷ thứ nhất. Vị trí đường biển chiến lược của Indonesia giúp thương mại nội địa và với nước ngoài phát triển, tuyến đường thương mại nối với vương quốc Ấn Độ và Trung Quốc đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên. Từ thế kỷ thứ bảy, các ảnh hưởng của Hindu giáo cùng Phật giáo được du nhập vào cùng thương mại.
Từ thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ thứ 10, các triều đại nông nghiệp Phật giáo và Hindu giáo phát triển và để lại các công trình tôn giáo lớn như Borobudur của Sailendra vàPrambanan của Medang. Vương quốc Hindu Majapahit được thành lập ở phía đông Java hồi cuối thế kỷ 13, ảnh hưởng của nó đã lan rộng tới hầu hết Indonesia; giai đoạn này thường được coi là một "Thời kỳ Huy hoàng" trong lịch sử Indonesia.
Những người châu Âu đầu tiên tới Indonesia năm 1512 là các thương gia Bồ Đào Nha. Các thương gia Hà Lan và Anh nhanh chóng theo chân. Trong hầu hết thời kỳ thuộc địa, Hà Lan chỉ kiểm soát vùng đất này lỏng lẻo; chỉ tới đầu thế kỷ 20 Hà Lan mới thực sự kiểm soát toàn bộ vùng đất lãnh thổ Indonesia hiện tại. trong Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng Indonesia.
Hai ngày sau khi Nhật Bản đầu hàng tháng 8 năm 1945, Sukarno, một lãnh đạo ảnh hưởng theo chủ nghĩa quốc gia, tuyên bố độc lập và được chỉ định làm tổng thống. Người Hà Lan đã tìm cách tái lập quyền cai trị, và cuộc tranh giành ngoại giao và vũ trang đã chấm dứt vào tháng 12 năm 1949, khi đối mặt với sức ép quốc tế, Hà Lan chính thức công nhận nền độc lập của Indonesia.
Năm 1999, Đông Timor bỏ phiếu ly khai khỏi Indonesia, thành lập nước Cộng hòa Đông Timor (Timor Lester).
Địa chỉ đại sứ quán của Indonesia
Đại sứ quán In-đô-nê-xi-a tại Việt Nam:
Địa chỉ: 50 Ngô Quyền, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04-38253353/38257969
Fax: 04-38259274
Email: komhan@hn.vnn.vn
Website: www.indonesia-hanoi.org.vn
Đại sứ quán Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a:
Địa chỉ: Jl. Teuku Umar, No 25, Menteng, Jakarta Pusat 10350, Indonesia.
Điện thoại: +62-21-310035/62-21-3149615
Fax : +62-21-3149615
Email: jakarta@mofa.gov.vn
Website: ww.vietnamembassy-indonesia.org
Bản đồ Google Maps của đất nước Indonesia
Bên trên là những hình ảnh bản đồ nước Indonesia khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.