Bản đồ hành chính huyện Tịnh Biên giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn huyện Tịnh Biên chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính huyện Tịnh Biên khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Giới thiệu sơ lược huyện Tịnh Biên tại tỉnh An Giang
Năm 1979 huyện Tịnh Biên được thành lập (năm 2018 công nhận, hiện đô thị Loại IV). Đây là một trong hai huyện miền núi của tỉnh An Giang, nằm về phía tây bắc của tỉnh với diện tích đất tự nhiên 354,67 km2, dân số khoảng hơn 109 ngàn người, chia làm 14 đơn vị hành chính cấp, gồm 3 thị trấn: Tịnh Biên (huyện lỵ), Chi Lăng, Nhà Bàng và 11 xã: An Cư, An Hảo, An Nông, An Phú, Nhơn Hưng, Núi Voi, Tân Lập, Tân Lợi, Thới Sơn, Văn Giáo, Vĩnh Trung được chia thành 61 khóm - ấp.
Huyện Tịnh Biên có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài gần 20 km, nên có lợi thế và tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch thông qua cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên và tuyến quốc lộ 91, quốc lộ N1 chạy ngang địa bàn. Đây là cầu nối giao thương quan trọng nối huyện Tịnh Biên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời đây cũng là bàn đạp vững chắc để huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực trong tương lai.
Về tiếp giáp địa lý: huyện Tịnh Biên là huyện miền núi của tỉnh An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh miền tây) có vị trí kéo dài 0026’15”B đến 10040’30”B, 104054’Đ đến 10507’, tiếp giáp địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Châu Đốc và huyện Châu Phú.
- Phía tây nam giáp huyện Tri Tôn
- Phía bắc và tây bắc giáp huyện Kiri Vong, tỉnh Takéo, Campuchia
- Phía nam giáp huyện Tri Tôn
Bản đồ hành chính huyện Tịnh Biên mới nhất
Thông tin quy hoạch huyện Tịnh Biên mới nhất
(Đang cập nhật)
Thông tin cơ bản huyện Tịnh Biên tại tỉnh An Giang
Tịnh Biên là vùng đất có bề dầy lịch sử khai phá; nhân dân giàu lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng đã không ngừng đứng lên chống ngoại xâm trong suốt quá trình hàng trăm năm mở đất và giữ đất. Kể từ khi tên gọi Tịnh Biên với tư cách là một đơn vị hành chính được hình thành cho đến nay về địa giới có nhiều thay đổi.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 56-CP hợp nhất huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên thành một huyện lấy tên là huyện Bảy Núi.
Ngày 25 tháng 04 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 181-CP, điều chỉnh địa giới và đổi tên một số xã và thị trấn huyện Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang:
- Tách các ấp Hòa An, Bình An của xã Tà Đảnh, một phần đất của xã Tú Tề lập thành một xã mới lấy tên là xã Tân Lập.
- Tách ấp Huệ Đức của xã Cô Tô lập thành một xã mới lấy tên là xã Tân Tuyến.
- Tách các ấp Voi 1, Voi 2 của xã Tú Tề lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn Chi Lăng.
- Tách các ấp Cây Me, Xoài Tòng A, Xoài Tông B, Cơray Ven và một phần các ấp kinh Ô Bà Lẫy của xã Tri Tôn lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn Bảy Núi.
- Xã Tri Tôn đổi tên thành xã Núi Tô.
- Xã Ô Lâm đổi tên thành xã An Phước
- Xã An Tức đổi tên thành xã An Ninh
- Xã Châu Lăng đổi tên thành xã An Lạc.
- Xã Lê Trì đổi tên thành xã An Lập
- Xã Tà Đảnh đổi tên thành xã Tân Cương
- Xã Lương Phi đổi tên thành xã An Thành
- Xã Trác Quan đổi tên thành xã An Hảo
- Xã Văn Giáo đổi tên thành xã Thới Thuận
- Xã Tú Tề đổi tên thành xã Tân Lợi
Ngày 23 tháng 08 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 300-CP chia huyện Bảy Núi thành hai huyện lấy tên là huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.
Huyện Tịnh Biên gồm có các xã An Cư, An Hảo, An Nông, An Phú, Nhơn Hưng, Tân Lập, Tân Lợi, Thới Sơn, Thới Thuận, Vĩnh Trung, Xuân Tô và thị trấn Chi Lăng.
Ranh giới giữa hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên quy định như sau: Bắt đầu từ cột mốc số 115 (biên giới với Cam-pu-chia) thẳng hướng đông nam đến trụ đá số 1 trên lộ Lê Trì - Tịnh Biên (cách ngã ba Sóc Tức 150 mét) rồi quẹo xuống phía nam song song với lộ Tịnh Biên – Tri Tôn theo đường mòn về phía đông ven chân núi Nam Quy, vòng lên phía bắc đi thẳng đến ngã tư Kinh Tri Tôn - Mạc Cần Dưng (cầu sắt số 13) theo giữa lòng kinh đến giáp ranh huyện Châu Thành (cầu sắt số 10).
Địa bàn các huyện Tịnh Biên và Tri Tôn sau khi được tái lập khác hẳn với trước năm 1977.
Ngày 10 tháng 5 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 56-HĐBT thành lập thị trấn Nhà Bàng (thị trấn huyện lỵ Tịnh Biên) trên cơ sở 227,5 ha diện tích tự nhiên với 4.673 người của xã Thới Sơn và 311,5 hécta tự nhiên với 2. 548 người của xã Nhơn Hưng cùng huyện.
Thị trấn Nhà Bàng có tổng diện tích tự nhiên 539 ha với 7.221 người.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Thới Sơn còn 1.762,5 ha tự nhiên với 4.334 người.
Xã Nhơn Hưng còn 2.328 ha diện tích tự nhiên với 3.547 người.
Ngày 17 tháng 10 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2003/NĐ-CP thành lập xã Núi Voi trên cơ sở 1.225 ha diện tích tự nhiên và 4.387 người của thị trấn Chi Lăng.
Ngày 12 tháng 04 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2005/NĐ-CP thành lập thị trấn Tịnh Biên trên cơ sở toàn bộ 1.938 ha diện tích tự nhiên và 12.850 người của xã Xuân Tô.
Từ đó, huyện Tịnh Biên có 3 thị trấn và 11 xã như hiện nay.
Ngày 19 tháng 4 năm 2012, huyện lỵ huyện Tịnh Biên được dời từ thị trấn Nhà Bàng sang thị trấn Tịnh Biên.
Ngày 30 tháng 4 năm 2012, thị trấn Tịnh Biên được công nhận là đô thị loại IV.
Ngày 25 tháng 5 năm 2018, huyện Tịnh Biên được công nhận là đô thị loại IV.
Bên trên là những hình ảnh bản đồ huyện Tịnh Biên khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.