Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thủy Nguyên đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực huyện Thủy Nguyên chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Thủy Nguyên, tiết kiệm thời gian đi lại.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thủy Nguyên đến năm 2030 chi tiết.
1. Giới thiệu sơ Lược về huyện Thủy Nguyên
Thủy Nguyên là huyện lớn nằm ở cửa ngõ phía bắc của Thành phố Hải Phòng, với diện tích đất tự nhiên 242,87 km², chia làm 37 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Núi Đèo (huyện lỵ), Minh Đức và 35 xã: An Lư, An Sơn, Cao Nhân, Chính Mỹ, Dương Quan, Đông Sơn, Gia Đức, Gia Minh, Hoa Động, Hòa Bình, Hoàng Động, Hợp Thành, Kênh Giang, Kiền Bái, Kỳ Sơn, Lại Xuân, Lâm Động, Lập Lễ, Liên Khê, Lưu Kiếm, Lưu Kỳ, Minh Tân, Mỹ Đồng, Ngũ Lão, Phả Lễ, Phù Ninh, Phục Lễ, Quảng Thanh, Tam Hưng, Tân Dương, Thiên Hương, Thủy Đường, Thủy Sơn, Thủy Triều, Trung Hà.
Tiếp giáp địa lý: huyện Thủy Nguyên nằm ở Phía Nam của thành phố Hải Phòng thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp Quảng Yên
- Phía tây giáp An Dương, Kinh Mô
- Phía nam giáp Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An
- Phía bắc giáp Đông Triều, Uông Bí
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thủy Nguyên là 242,87 km², dân số năm 2019 khoảng 333.810 người. Mật độ dân số đạt 1.374 người/km².
2. Thông tin quy hoạch huyện Thủy Nguyên Hải Phòng
Hiên nay, thành phố Hải Phòng đang cố gắng xây dựng và đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng lẫn giao thông để tạo đà phát triển cho huyện Thủy Nguyên phát triển kinh tế. Trong đó, chú trọng quy hoạch huyện Thủy Nguyên Hải Phòng vào đa dạng các hạng mục quan trọng như: quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông của huyện Thủy Nguyên.
Quy hoạch giao thông huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng
Theo bản đồ quy hoạch huyện Thủy Nguyên Hải Phòng, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình hạ tầng giao thông có quy mô được triển khai trên địa bàn của huyện. Đây là cơ hội lớn để góp phần tăng cường sự kết nối của huyện với khu vực khác, đồng thời đầy mạnh nhanh quá trình hiện đại hóa không gian đô thị tại huyện Thủy Nguyên.
Hiện nay, trên địa bàn của huyện Thủy Nguyên có các công trình và tuyến giao thông quan trọng như:
- Quốc lộ 10
- Tuyến ĐT 359
- Tuyến ĐT 352
Ngoài ra, huyện Thủy Nguyên còn có nhiều tuyến đường liên xã được thành phố Hải Phòng đầu tư xây dựng gần đây. Bên cạnh đó, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nhiều tuyến đường khác nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế của địa bàn và thuận tiện di chuyển cho người dân. Bản đồ quy hoạch huyện Thủy Nguyên Hải Phòng về quy hoạch giao thông sẽ giúp bạn nhận biết được những dự án giao thông nào sẽ được triển khai trên địa bàn của huyện như: Đường giao thông, độ rộng các tuyến đường, cầu vượt, …
Về quy hoạch giao thông huyện Thủy Nguyên, được xác định dựa theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất cho đến năm 2030 của thành phố Hải Phòng. Do đó, bản đồ quy hoạch giao thông huyện Thủy Nguyên cũng được xác định căn cứ theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện.
Thông tin quy hoạch đô thị huyện Thủy Nguyên
Đối với việc phát triển quy hoạch đô thị của huyện Thủy Nguyên, huyện tập trung quy hoạch và phát triển không gian đô thị tại khu đô thị VSIP Hải Phòng thuộc khu đại đô thị Bắc Sông Cấm – TP. Thuỷ Nguyên. Trên bản đồ quy hoạch huyện Thủy Nguyên Hải Phòng bạn có thể thấy vị trí khai thác dự án đô thị của huyện Thủy Nguyên:
Đối với hướng Bắc – Thuỷ Nguyên: Huyện sẽ tập trung khai thác và phát triển hệ thống đo thị gắn liền với sự phát triển đô thị tại hai bên bờ sông Cấm – Thuỷ Nguyên. Đặc biệt dồn nguồn lực để đầu tư và xây dựng hoàn thành khu trung tâm hành chính- chính trị của thành phố tại khu đô thị Bắc Sông Cấm. Đồng thời đẩy mạnh xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn lực, trung tâm thương mại, ngân hàng, tài chính, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng đảo Vũ Yên.
Thành phố cũng sẽ chứ trọng đầu tư và xây dựng hai bên bờ sông Cấm để trở thành địa điểm tham quan, du lịch và tạo cảnh quan diện mạo mới cho đô thị của huyện Thủy Nguyên.
Đối với hướng Tây Nam – Lạch Tray, Đồ Sơn: Thành phố tập trung quy hoạch phát triển các khu đô thị sinh thái ở hai bên bờ sông Lạch Tray và Đồ Sơn. Đặc biệt ưu tiên cho việc đầu tư các công trình các trung tâm thương mại, y tế, giáo dục, đào tạo, hoàn thành dự án bãi biển nhân tạo và khi nghỉ dưỡng của Tập đoàn Geleximco. Ngoài ra, huyện thực hiện việc quy hoạch lại, hiện đại hóa hạ tầng du lịch tại các khu 1, khu 2 và khu 3 Đồ Sơn.
Bản đồ hành chính huyện Thủy Nguyên mới nhất
Thông tin quy hoạch huyện Thủy Nguyên mới nhất
Theo kế hoạch sẽ phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, huyện Thủy Nguyên được xác định sẽ là một trong ba hướng phát triển đột phá về không gian đô thị của Hải Phòng, trung tâm chính trị, hành chính, trung tâm thương mại, đô thị, tài chính và ngân hàng,..
Xây dựng huyện Thủy Nguyên thành thành phố trực thuộc thành phố: Tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng nói chung và huyện Thủy Nguyên nói riêng.
Theo quy hoạch về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, huyện Thủy Nguyên được xác định là một trong ba hướng đột phá về không gian đô thị của thành phố Hải Phòng, là Trung tâm hành chính, chính trị thành phố, Trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, đô thị.
Theo quy hoạch, trong tương lai, huyện Thủy Nguyên cũng là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố, là đầu mối giao thông, cửa ngõ công nghiệp của Hải Phòng kết nối với hành lang công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc bộ. Do đó, việc lập đồ án quy hoạch chung cần bảo đảm hài hòa giữa kiến trúc không gian cũ và mới, giữa khu vực đô thị mới và cũ, giữa phát triển đô thị và bảo tồn thiên nhiên, văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương.
Những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên luôn vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra và duy trì ở mức cao. Huyện Thủy Nguyên có điều kiện tự nhiên, lợi thế về tài nguyên khoáng sản, phát triển kinh tế biển, du lịch, ngành nghề truyền thống; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống giao thông từng bước được hoàn thiện, đồng bộ.
Trên địa bàn huyện có nhiều công trình, di tích lịch sử, văn hóa là tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tâm linh như: di tích Bạch Đằng Giang (thị trấn Minh Đức), di tích bãi cọc Cao Qùy (xã Liên Khê), bãi cọc Đầm Thượng (xã Lại Xuân)... Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Theo quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2025 đô thị thành phố phát triển về phía Bắc (huyện Thủy Nguyên) để hình thành đô thị mới Bắc sông Cấm, đô thị mới Bến Rừng, hai đô thị vệ tinh là thị trấn Minh Đức và thị trấn Núi Đèo, 2 xã được nâng cấp đô thị loại 5 là Lưu Kiếm và Quảng Thanh...
Tại Kết luận số 101-KL/TU ngày 24/6/2020 Hội nghị Thành ủy lần thứ 26, khóa XV về Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND thành phố khóa XV, kỳ họp thứ 14 về việc thông qua Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định: “Phía Bắc (huyện Thủy Nguyên): là trung tâm hành chính, chính trị thành phố Hải Phòng; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch giải trí, y tế, giáo dục vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ; xây dựng huyện Thủy Nguyên thành thành phố trực thuộc thành phố”.
Tuy nhiên, huyện Thủy Nguyên hiện là đơn vị hành chính nông thôn, mô hình quản lý chính quyền nông thôn hiện không còn phù hợp và không đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Việc thành lập đơn vị hành chính đô thị tại huyện Thủy Nguyên để thiết lập chính quyền đô thị sẽ tạo điều kiện phát huy tốt hơn nữa các tiềm năng, lợi thế sẵn có của huyện Thủy Nguyên, đúng với tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26/11/2019 của Chính phủ và Chương trình hành động số 76- CTr/TU ngày 8/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ủa Bộ Chính trị.
Thành lập đơn vị hành chính đô thị tại huyện Thủỵ Nguyên phù hợp với các quy định hiện hành, hoàn toàn tương xứng với vị thế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phù hợp với xu thế phát triển của huyện Thủy Nguyên; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, mặt khác sẽ tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, khơi dậy tiềm năng du lịch, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng nói chung và huyện Thủy Nguyên nói riêng. Việc thành lập đơn vị hành chính đô thị tại huyện Thủy Nguyên là yêu cầu khách quan và cấp thiết.
Việc thành lập đơn vị hành chính đô thị tại huyện Thủy Nguyên trên cơ sở nguyên trạng 261,86 km2 diện tích tự nhiên, dân số 333.900 người và 37 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện đảm bảo đúng quy định và phù hợp với thực tiễn.
Sau khi thành lập thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng không thay đổi về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện; số đơn vị hành chính cấp xã sẽ giảm. Khắc phục việc một số xã không đáp ứng tiêu chuẩn nâng cấp thành phường; thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có cả xã và phường.
Thành lập đơn vị hành chính đô thị tại huyện Thủy Nguyên sẽ tạo tiền đề pháp lý cho việc thiết lập mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên địa bàn; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, phát huy lợi thế, tiềm năng sẵn có nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.
Thông tin cơ bản huyện Thủy Nguyên tại Thành phố Hải Phòng
Trước đây, huyện Thủy Nguyên thuộc tỉnh Quảng Yên.
Ngày 4 tháng 3 năm 1950, huyện Thủy Nguyên được trả về tỉnh Kiến An.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, tỉnh Kiến An được sáp nhập vào thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên trực thuộc thành phố Hải Phòng, khi đó huyện có 33 xã: An Lư, An Sơn, Cao Nhân, Chính Mỹ, Đông Sơn, Dương Quan, Hòa Bình, Hoa Động, Hoàng Động, Hợp Thành, Kênh Giang, Kiền Bái, Kỳ Sơn, Lại Xuân, Lâm Động, Lập Lễ, Liên Khê, Lưu Kiếm, Minh Đức, Minh Tân, Mỹ Đồng, Ngũ Lão, Phả Lễ, Phù Ninh, Phục Lễ, Quảng Thanh, Tam Hưng, Tân Dương, Thiên Hương, Thủy Đường, Thủy Sơn, Thủy Triều, Trung Hà.
Ngày 15 tháng 7 năm 1983, thành lập 2 xã Gia Đức và Gia Minh thuộc vùng kinh tế mới.
Ngày 18 tháng 3 năm 1986, thành lập thị trấn Núi Đèo - thị trấn huyện lị huyện Thủy Nguyên - trên cơ sở 55,62 ha đất với 2.615 nhân khẩu của xã Thủy Sơn và 36,55 ha đất với 620 nhân khẩu của xã Thủy Đường; chuyển xã Minh Đức thành thị trấn Minh Đức.
Ngày 10 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Lưu Kỳ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Lưu Kiếm.