Bản đồ hành chính huyện Hàm Tân tại Bình Thuận khổ lớn phóng to 2022

Bản đồ hành chính huyện Hàm Tân giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn huyện Hàm Tân chi tiết nhất.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính huyện Hàm Tân khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.

Giới thiệu huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Giới thiệu huyện Hàm Tân

Vào cuối năm 2005 huyện Hàm Tân được điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định 114 của Thủ tướng Chính phủ. Là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Thuận, có vị trí thuận lợi trong giao lưu, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Với tổng diện tích tự nhiên 739,1 km2, dân số trên 70.697 nhân khẩu, bao gồm 10 đơn vị hành chính (8 xã và 2 thị trấn). Thị trấn Tân Nghĩa có dân số đông nhất, tập trung nhiều hoạt động văn hoá, kinh tế, trung tâm hành chính của huyện được đặt ở nơi đây.

Về vị trí địa lý, Phía đông của huyện Hàm Tân giáp huyện Hàm Thuận Nam; phía tây giáp huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) và huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu); phía nam giáp thị xã La Gi và Biển Đông; phía bắc giáp huyện Tánh Linh.

Trên địa bàn huyện Hàm Tân có nhiều dân tộc anh em sinh sống, tạo nên nét văn hóa đặc sắc của vùng đất. Người Chăm Tân Thắng giỏi múa hát, người Rắc lay Tân Hà giỏi đánh cồng chiêng. Vùng Cù Mi (xã Tân Thắng, Thắng Hải) còn lưu giữ nhiều dấu tích của người đi mở đất. Lễ hội ở Dinh Chúa Cậu Tân Xuân, Chúa Chàng Râu Tân Thắng có từ lâu đời, được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo du khách tham gia.

Hàm Tân là vùng đất có truyền thống đấu tranh cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp, Hàm Tân là căn cứ cách mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ, trên địa bàn Hàm Tân diễn ra nhiều trận đánh hay được ghi vào sử sách.

Khu Rừng Lá dọc theo Quốc lộ 1A là nơi được nhiều người biết đến với vai trò là căn cứ rộng lớn án ngữ tuyến đường huyết mạch tiến về Sài Gòn. Hàm Tân có hệ thống giao thông phát triển, kết nối thông suốt với các tỉnh lân cận như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh…Có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua Ga Sông Phan.

Các tuyến giao thông như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55 mở ra sự lưu thông thuận lợi tạo cho Hàm Tân có điều kiện giao lưu phát triển kinh tế – xã hội với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bên cạnh đó, Các công trình kiến trúc- xây dựng trước đây trên địa bàn Hàm Tân không nhiều. Tuy nhiên hiện nay nhiều công trình thủy lợi lớn đang được đầu tư xây dựng như đập dâng Sông Phan, hồ chứa nước Sông Dinh 3 chuẩn bị hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Huyện Hàm Tân nhìn từ Vệ Tinh

Tiềm năng trong phát triển ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhất là các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ khá lớn.

Hàm Tân có các khu công nghiệp được Chính phủ đưa vào danh mục quy hoạch phát triển đến năm 2015, như: Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ Sơn Mỹ, diện tích 656 ha; khu công nghiệp – dân cư dịch vụ công nghiệp Tân Đức, diện tích 300 ha và cụm công nghiệp Nghĩa Hoà, cụm công nghiệp Thắng Hải đang triển đầu tư xây dựng. Dọc theo 22 km bờ biển nối từ thị xã La Gi đến mũi Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu) là những dự án du lịch quy mô lớn, đang trong giai đoạn triển khai đầu tư. Đến với Hàm Tân, du khách có thể cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của biển cả mênh mông, hoang sơ và thơ mộng.

Những hình ảnh khá ấn tượng khi đến Hàm Tân đó là những hoạt động nông nghiệp và công nghiệp đan xen nhau. Trạm Vi ba cao vút trên đỉnh đồi Dăng Co thị trấn Tân Nghĩa, những ống khói vươn trời xanh của khu sản xuất gạch ngói xã Sông Phan tiếp nối những ruộng mía xanh bạt ngàn của xã Tân Phúc. Cây buông của Hàm Tân là loại cây được nhiều người nhắc đến khi nghĩ về Hàm Tân. Cây buông sức sống mãnh liệt, cành buông tha thướt, sản phẩm từ cây buông là mặt hàng thủ công mỹ nghệ được xuất đi nhiều nơi.

Huyện Hàm Tân với đặc điểm lợi thế tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; nguồn nhân lực trẻ dồi dào và cần cù; khí hậu ôn hoà; đặc biệt với truyền thống cách mạng kiên cường và ý chí vươn lên trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông lâm, ngư nghiệp, Hàm Tân có nhiều cơ hội đang mở ra để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Hứa hẹn không xa Hàm Tân đi lên đầy triển vọng.

+ Đơn vị hành chính: Huyện Hàm Tân được chia thành 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Tân Nghĩa (huyện lỵ), Tân Minh và 8 xã: Sơn Mỹ, Sông Phan, Tân Đức, Tân Hà, Tân Phúc, Tân Thắng, Tân Xuân, Thắng Hải.

Bản đồ hành chính huyện Hàm Tân khổ lớn mới nhất

Bản đồ hành chính huyện Hàm Tân Mới nhất

Bản đồ giao thông huyện Hàm Tân

Bản đồ quy hoạch huyện Hàm Tân Mới nhất

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Hàm Tân
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Hàm Tân

Bản đồ chi tiết các xã, thị trấn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bản đồ thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bản đồ thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bản đồ xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bản đồ xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bản đồ xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bản đồ xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bản đồ xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bản đồ xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bản đồ xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bản đồ xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận 

Bên trên là những hình ảnh bản đồ huyện Hàm Tân khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.