Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn huyện chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các Bản đồ Hành chính huyện Chương Mỹ khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Mục lục [Ẩn]
Giới thiệu sơ lược huyện Chương Mỹ
Chương Mỹ là một huyện thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam. Huyện cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Tây Nam. Huyện Chương Mỹ được thành lập vào năm 1888, nằm giữa rìa phía tây nam của thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên lớn thứ 3 của thành phố 287,9 km², chia làm 32 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Chúc Sơn , Xuân Mai và 30 xã: Đại Yên, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Đồng Lạc, Đồng Phú, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Tiên Phương, Tốt Động, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Thụy Hương, Thượng Vực, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên, Văn Võ.
Tiếp giáp địa lý: huyện Chương Mỹ nằm giữa rìa phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội thuộc Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Oai
- Phía tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Phía nam giáp huyện Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa
- Phía bắc giáp huyện Quốc Oai.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Chương Mỹ là 287,9 km², dân số năm 2019 khoảng 330.000 người. Mật độ dân số đạt 1.167 người/km².
+ Địa hình: Địa hình của huyện khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa có núi, sông, hồ, đồng, bãi, kết hợp với hệ thống sông Bùi, sông Tích phía Tây, sông Đáy bao bọc phía Đông đã dệt nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, thơ mộng và đầy ắp những huyền thoại.
+ Kinh tế
Nền kinh tế của huyện Chương Mỹ đang từng bước chuyển thành "Công nghiệp hóa" từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch.
Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp đã, đang hình thành và đi vào hoạt động như: KCN Phú Nghĩa, Nam Tiến Xuân, Cụm CN Ngọc Sơn, Đồng Đế, Đồng Sen... thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư mang lại nguồn thu lớn cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, cũng như một số khu đô thị sinh thái đang được đầu tư xây dựng như Lộc Ninh Singashine (Chúc Sơn), khu đô thị Làng Thời Đại (Xuân Mai)...
Bên cạnh đó, các khu nghỉ dưỡng, sân Goft,... cũng mọc lên từ đó thu hút một lượng lớn các khách du lịch từ khắp các tỉnh thành trên cả nước về đây hứa hẹn một tiềm năng phát triển ngành du lịch lớn cho huyện nói riêng và Hà Nội nói chung.
Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ năm 2022
Thông tin quy hoạch huyện Chương Mỹ mới nhất
Mục tiêu lập quy hoạch:
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và huyện Chương Mỹ, các Quy hoạch chuyên ngành có liên quan và yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
- Khai thác các tiềm năng, điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội và nguồn lực con người của huyện Chương Mỹ cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động xây dựng đô thị, nông thôn nói riêng đảm bảo bền vững, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, Huyện.
- Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý phát triển đô thị, nông thôn; triển khai lập các quy hoạch và lập các dự án đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện.
Xem thêm chi tiết: Quyết định phê duyệt quy hoạch huyện Chương Mỹ đến năm 2030
Định hướng quy hoạch của huyện
Bước sang năm 2022, huyện Chương Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu kép đẩy lùi dịch bệnh, phát triển kinh tế xã hội, biến thách thức thành thời cở, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, ứng phó hiệu quả với thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, diễn biến của thị trường.
Duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng làm tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội.
Giữ vững ổn định xã hội, an ninh quốc phòng; đẩy mạnh phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2022-2026; Hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch của năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 -2025, quyết tâm thực hiện chủ đề của UBND thành phố là: “ Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, đổi mới và phát triển”.
18 chỉ tiêu chủ yếu được UBND huyện đề ra trong năm 2022 là:
1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cả năm đạt: 11,%. Trong đó:
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng: Tăng 11,3%.
- Thương mại - dịch vụ: Tăng 14,9%.
- Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản: Tăng 4,5%.
- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp: 58,1 - 26,2 -15,7.
2. Thu ngân sách trên địa bàn huyện dự kiến: 594,65 tỷ đồng.
3. Chi ngân sách địa phương dự kiến: 1. 735,812 tỷ đồng.
4. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn 64 triệu đồng/người/năm.
5. Tỷ suất sinh thô 15,7‰, mức giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước: 0,2‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 12,57%, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước là 0,2%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 8,5%, giảm so với năm trước 0,1%.
6. Tỷ lệ xã/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%.
7. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 91,5%.
8. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 39%
9. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 37%.
10. Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 1%
11. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 120 hộ nghèo so với năm trước:
12. Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá” là 89,2%;
13. Tỷ lệ thôn (làng) được công nhận và giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa” là 86,6%.
14. Tỷ lệ Tổ dân phố được giữ vững và công nhận danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”, “Khu phố văn hóa” là 90,4%.
15. Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 06 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng tống số lên 90 trường, đạt tỷ lệ 81,1%.
16. Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch đạt 65 %.
17. Duy trì 30/30 xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới; số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao tăng thêm 03 xã.
18. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom tại các xã, thị trấn đạt 100%.
Thông tin cơ bản huyện Chương Mỹ
Huyện Chương Mỹ nguyên xưa là phần đất của hai huyện Mỹ Lương, Yên Sơn thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng.
Năm 1880, vua Tự Đức cho thành lập đạo Mỹ Đức, địa bàn gồm huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây và hai huyện Chương Đức, Hoài An thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội. Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), đạo Mỹ Đức giải thể và đổi thành phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Nội. Đồng thời, 4 tổng: Tuy Lai, Quảng Xá, Bột Xuyên, Vân Nội thuộc huyện Chương Đức và 4 tổng: Thái Bình, Phù Lưu Thượng, Phù Lưu Tế, Trinh Tiết thuộc huyện Hoài An hợp thành huyện Yên Đức, còn 3 tổng: Bài Trượng, Văn La, Quảng Bị thuộc huyện Chương Đức và 6 tổng: Lương Xá, Chúc Sơn, Cao Bộ, Dã Cát, Phương Hạnh và Yên Kiện thuộc huyện Mỹ Lương hợp thành huyện Chương Mỹ.
Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương lại tách hai huyện Chương Mỹ và Yên Đức của tỉnh Hà Nội, phủ Lương Sơn và huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Chợ Bờ (Hòa Bình) để tái lập đạo Mỹ Đức. Tuy nhiên, một năm sau, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định giải thể đạo Mỹ Đức, địa bàn nhập vào hai tỉnh Hà Nội và Hòa Bình như cũ.
Từ năm 1904, huyện Chương Mỹ và phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông.
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình[4], gồm 31 xã: Đại Yên, Đồng Lạc, Đồng Phú, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Ngọc Sơn, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Thanh Bình, Thượng Vực, Thụy Hương, Thủy Xuân Tiên, Tiên Phương, Tốt Động, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên, Văn Võ.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, hai xã Tiên Phương và Phụng Châu sáp nhập vào thành phố Hà Nội, đến ngày 17 tháng 2 năm 1979 được đặt trực thuộc huyện Hoài Đức.
Ngày 27 tháng 3 năm 1984, thành lập thị trấn Xuân Mai trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Thủy Xuân Tiên.
Ngày 26 tháng 12 năm 1990, thành lập thị trấn Chúc Sơn, thị trấn huyện lỵ huyện Chương Mỹ trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của hai xã Ngọc Sơn và Ngọc Hòa.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây vừa tái lập.
Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chuyển hai xã Tiên Phương và Phụng Châu thuộc huyện Hoài Đức trở lại huyện Chương Mỹ quản lý.
Ngày 2 tháng 3 năm 2005, sáp nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Ngọc Sơn và điều chỉnh một phần diện tích, dân số của hai xã Phụng Châu, Tiên Phương vào thị trấn Chúc Sơn.
Huyện Chương Mỹ có 2 thị trấn và 30 xã như hiện nay.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây giải thể để sáp nhập vào Hà Nội, huyện Chương Mỹ thuộc thành phố Hà Nội như hiện nay.
Bên trên là những hình ảnh Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.