Bản đồ hành chính Huyện Chợ Mới tại An Giang khổ lớn phóng to 2022

Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn huyện Chợ Mới chi tiết nhất.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính huyện Chợ Mới khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.

Giới thiệu Huyện Chợ Mới 

Chợ Mới là một huyện cù lao của tỉnh An Giang, có diện tích đất tự nhiên là 369,62  km2, Huyện lỵ cách Thành phố Long Xuyên 29 km theo đường Tỉnh lộ 944 được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu, với hệ thống sông, rạch chằng chịt, chẳng những cung cấp nguồn nước ngọt phong phú, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân và còn là đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển.

Hiện nay, huyện Chợ Gạo có dân số khoảng 307.981 người, chia làm 18 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn và 16 xã.

Tiếp giáp địa lý: 

  • Phía Bắc giáp huyện Phú Tân (ngăn cách bởi sông Vàm Nao)
  • Phía Đông giáp huyện Thanh Bình, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Tiền)
  • Phía Nam giáp huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi rạch Cái Tàu Thượng)
  •  Phía Tây giáp huyện Châu Thành, Châu Phú và thành phố Long Xuyên (ngăn cách bởi sông Hậu).

+ Phân chia đơn vị hành chính: Huyện Chợ Gạo có 02 thị trấn: Chợ Mới (huyện lỵ), Mỹ Luông và 16 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa An, Hòa Bình, Hội An, Kiến An, Kiến Thành, Long Điền A, Long Điền B, Long Giang, Long Kiến, Mỹ An, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ .

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện Chợ Mới là 369,06 km², dân số năm 2019 khoảng 307.981 người. Mật độ dân số đạt 835 người/km².

Trên địa bàn huyện có 02 di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia: cột dây thép (Long Điền A), chùa Bà Lê (Hội An) và 6 di tích văn hóa - lịch sử cấp tỉnh là: Dinh Chưởng binh lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Kiến An và thị trấn Chợ Mới), Phủ thờ Nguyễn tộc (Tấn Mỹ), Dương Công Phủ (Mỹ Hiệp), đình Tấn Mỹ, đình Chợ Thủ, đình Long Kiến. Hàng năm đến những ngày lễ hội, thu hút rất nhiều du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái. 

Đặc biệt, Cù lao giêng gồm 3 xã: Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân được huyện đưa vào quy hoạch khu du lịch cộng đồng, sông nước, hội tụ nhiều công trình lịch sử, văn hóa kiến trúc độc đáo ngót trăm năm vẫn còn nguyên vẹn như: Thánh đường đầu nước (Nhà thờ Cù Lao Giêng, Dòng thánh Fancico, Dòng Chúa Quan phòng), Chùa Đạo nằm, nhà cổ, Di tích lịch sử Cột Dây Thép, Nhà tưởng niệm đồng chí Ung Văn Khiêm – cố Bộ trưởng Ngoại giao, Cộ bộ trưởng Bộ Nội Vụ..

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của huyện ủy điều hành của Ủy ban nhân dân huyện  Chợ Mới, người dân của huyện luôn phấn đâu phát huy tinh thần đoàn kết, hăng hái thi đua lao động, sản xuất, công tác góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đưa huyện nhà tiến lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với tỉnh và cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiêp phát triển hiện đại.

Bản đồ hành chính Huyện Chợ Mới mới nhất

Bản đồ hành chính các xã tại Huyện Chợ Mới mới nhất
Bản đồ hành chính các xã tại Huyện Chợ Mới mới nhất

Thông tin quy hoạch Huyện Chợ Mới mới nhất

Đầu tư xây dựng đô thị Chợ Mới tại tỉnh An Giang

Thị trấn chợ Mới mở rộng gồm tỉnh lộ 942 kết nối các đô thị dọc bờ Tây sông Tiền, tuyến giao thông Quốc Gia N1, cùng các tuyến đường thủy quan trọng kết nối các cảng nước sâu trong tương lai. Tuyến tỉnh lộ 942 là tuyến đường bộ quan trọng trong việc giao thương hàng hóa, đây cũng là cầu nối giao thương quan trọng với các trung tâm thương mại trong tỉnh và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Đầu tư xây dựng đô thị chợ Mới
Đầu tư xây dựng đô thị chợ Mới 

Chính quyền địa phương cũng cho biết, đến nay các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đều đạt và vượt nghị quyết đề ra, trong đó có ngành công nghiệp – tiểu thủ công, thương mại – dịch vụ được cho là ngành chủ lực để phát triển kinh tế. Hằng năm, thu hút hàng chục doanh nghiệp đầu tư vào công trình trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội như nhà thi đấu đa năng, nhà thiếu nhi, nâng cấp các tuyến đường chính nối giữa Chợ Mới (An Giang) với hàng loạt các trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh này.

Nhìn qua, tốc độ phát triển kinh tế của thị trấn Chợ Mới liên tục đạt mức cao, cơ kết kinh tế có những bước chuyển biến tích vực, tăng tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp xuống nhằm đáp ứng sợ biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn. Đô thị Chợ Mới đang có những bước thay đổi đáng kể vê cơ cấu kinh tế theo sự phát triển phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Quy hoạch chung đến năm 2035 xác định đô thị Chợ Mới là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại – dịch vụ.

Rạch Ông Chưởng ở Chợ Mới tại tỉnh An Giang
Rạch Ông Chưởng ở Chợ Mới tại tỉnh An Giang

Chợ Mới sắp xếp, hình thành và phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ theo định hướng quy hoạch chung, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, hạ tầng. Đảm bảo tính đồng bộ thống nhất về xây dựng cơ chế, chính sách, nâng cao quản lý xây dựng và phát triển đô thị. Quan tâm phát triển đô thị tích hợp với phát triển bền vững, đô thị xạnh, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy những thế mạnh của khoa học công nghệ trong nghiên cứu ứng dụng để đáp ứng quản lý phát triển đô thị.

Qua đó, có thể biết được vấn đề đô thị hóa và tạo sức lan tỏa cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tiếp tục phấn đấu đầu tư xây dựng hạ tầng theo tiêu chí đô thị cao hơn, nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị và phát triển theo hướng bến vững.

Đẩy mạnh phát triển du lịch Chợ Mới

Đẩy mạnh phát triển du lịch Chợ Mới

 

Chợ Mới thông qua Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hội An và Tấn Mỹ

Đồ án Quy hoạch chung Đô thị Hội An, tỷ lệ 1/5000 đến năm 2030 do công ty TNHH Tư vấn Kiến trúc Xây dựng AB & C làm đơn vi tư vấn, được lấy theo chỉ tiêu của Đô thị loại V; xây dựng và hoàn thiện Đô thị theo hướng văn minh, hiện đại trở thành một trong trung tâm thương mại - dịch vụ, công nghiệp của huyện, của tỉnh; phát triển theo các trục: trục lộ sông Tiền (Quốc lộ 80B) phát triển công thương mại - dịch vụ, khu ở tập trung; trục theo sông Cái Tàu (nối Hòa An với cầu vượt nhánh sông Tiền kết nối Bình Phước Xuân - Mỹ Hiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất cây giống... 

Còn đối với Đồ án Khu du lịch sinh thái kết hợp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (The Lugar An Giang resort and Spa) ấp Tấn Long, xã Tấn Mỹ do Công ty TNHH MTV Dương Khang làm chủ đầu tư, với tổng diện tích khu đất lập quy hoạch khoảng 6,72 héc ta bao gồm khu du lịch sinh thái kết hợp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới, khu du lịch giai đoạn mở rộng và khu bến bãi..,; các hạng mục công trình dự kiến đầu tư như công trình lưu trú, thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí, công viên cây xanh, khuôn viên và mở rộng bến phà Tấn long...

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN MỜI GỌI ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI

STT

HẠNG MỤC

QUY MÔ

ĐỊA CHỈ

VỐN

HIỆN TRẠNG 

I

ĐẦU TƯ HẠ TẦNG GIAO THÔNG (5)

 

 

1

Cầu Bình Phước Xuân – Hội An

ngang nhánh sông Tiền

Bình Phước Xuân – Hội An

150 tỷ đồng

 

2

Xây dựng cảng sông Chợ Mới

5 ha

xã Hòa An

400 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

3

Cầu Thuận Giang

2,5 km

Chợ Mới - Phú Tân

3.000 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

4

Cầu An Hòa

2,5 km

Chợ Mới - Long Xuyên

3.000 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

5

Cầu Kiến Thành – Long Điền B (đoạn Mương Lớn)

 

Xã Kiến Thành – xã Long Điền B

 

 

II

ĐẦU TƯ HẠ TẦNG & PHÁT TRIỂN KHU ĐÔ THỊ (26)

 

 

6

Xây dựng khu dân cư gắn với chợ

5,5 ha

Ấp Long Qưới 2, xã Long Điền B

Khoảng 20 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

7

Khu dân cư ấp Mỹ Hòa

40.000m2

Ấp Mỹ Hòa, thị trấn Mỹ Luông

 

 

8

Khu dân cư + chợ ấp Mỹ Thuận

60.000m2

Ấp Mỹ Thuận, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới

 

 

9

Mở rộng khu dân cư ấp Mỹ Tân

2.200m2

Ấp Mỹ Tân, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới

 

 

10

Cụm dân cư gắn liền với chợ Mỹ Hòa

2 ha

Xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới

20 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

11

Chợ Trung tâm xã Bình Phước Xuân

0,5 ha

Xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới

05 tỷ đồng

Quy hoạch cụm tuyến dân cư

12

Chuỗi cửa hàng tiện lợi

 

Thị trấn Chợ Mới, thị trấn Mỹ Luông, xã Hội An, xã Mỹ Hiệp, xã Kiến An, huyện Chợ Mới

 

 

13

Chợ bách hóa

3.584m2

Ấp Kiến Bình 1, xã Kiến An, huyện Chợ Mới

 

Đất chợ (DCH)

14

Xây dựng siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện ích

500 m2

Nhà lồng cũ, chợ Mỹ Hiệp, xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới

18 tỷ đồng

 

15

Khu thương mại và đường đấu nối từ bến đò Cái Dung đến Tỉnh lộ 946

2km

Xã Hòa An, huyện Chợ Mới

42 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

16

Mở rộng khu dân cư Tây Hạ

5 ha

Ấp Tây Hạ, xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới

 

 

17

Mở rộng Cụm dân cư ấp Bình Thạnh 1, xã Hòa An

5 ha

Ấp Bình Thạnh 1, xã Hòa An, huyện Chợ Mới

 

Quy hoạch Cụm dân cư

18

Khu phức hợp vui chơi, giải trí, nhà nghỉ dưỡng gắn với chợ đêm

2,2 ha

Cặp cầu Mỹ Luông – Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới

 

Đất cồn

19

Xây dựng bờ kè kết hợp với chợ đêm phục vu du lịch

 

Cặp cầu tàu hướng về UBND xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới

 

 

20

Xây dựng điểm ăn uống và cà phê ven sông phục vụ du khách

0,2 ha

Xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới

01 tỷ đồng

Đất công do nhà nước quản lý (đất mặt nước)

21

Xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng và đàn ca tài tử phục vụ du khách

0,1 ha

Xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới

0,5 tỷ đồng

Đất tư nhân

22

Hệ thống vận chuyển khách tham quan vòng quanh cù lao Giêng bằng phương tiện thân thiện môi trường

0,2 ha

Xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới

03 tỷ đồng

Đất công do nhà nước quản lý

23

Khu cắm trại, dã ngoại (picnic) cuối tuần

2,5 ha

Xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới

02 tỷ đồng

Đất tư nhân

24

Cải tạo và nâng cấp các cơ sở lưu trú nhà vườn theo hình thức homestay

 

3 xã cù lao Giêng, huyện Chợ Mới

20 tỷ đồng

 

25

Cải tạo vườn du lịch để đón khách phục vụ tham quan và ăn trưa

 

3 xã cù lao Giêng, huyện Chợ Mới

10 tỷ đồng

 

26

Làng nuôi cá bè kết hợp du lịch sinh thái

 

3 xã cù lao Giêng, huyện Chợ Mới

150 tỷ đồng

 

27

Phà nối Mỹ Hiệp – Cao Lãnh (Đồng Tháp)

 

Xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới – TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp)

20 tỷ đồng

 

28

Khu vui chơi giải trí

3.800m2

Ấp Kiến Thuận 2, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới

 

Đất công do nhà nước quản lý

29

Xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung xã Kiến Thành

50 tấn/ngày

Xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới

50 tỷ đồng

Đã có 3.707 m2 đất công đang làm bãi chứa rác cho xã Kiến Thành, loại đất nông nghiệp

30

Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ

2 ha

Thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới

20 tỷ đồng

Chưa có

31

Dự án xây dựng xưởng may gia công

1,5 ha

Thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới

10 tỷ đồng

Chưa có

III

ĐẦU TƯ VÀO HẠ TẦNG CỤM CN (6)

 

 

32

Đầu tư hạ tầng cụm làng nghề Mộc Chợ Thủ xã Long Điền A

05 ha

Ấp Long Định, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới

 

Đất trồng lúa

33

Đường cụm công nghiệp Hòa Bình-Hòa An.

4.000 m

Ấp An Thạnh, Hòa Bình, huyện Chợ Mới

 

 

34

Cụm sản xuất tập trung dây keo

12 ha

Xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới

 

Đất lúa, đất ở nông thôn

35

Đầu tư cơ sở hạ tầng cụm Công nghiệp Hòa Bình

75 ha

Ấp An Thạnh, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới

291,5 tỷ đồng

Đã có quy hoạch chung của tỉnh, chưa lập quy hoạch chi tiết

36

Dự án cụm công nghiệp chế biến lương thực và ngành nghề khác Nhơn Mỹ

28 ha

Xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới

50 tỷ đồng

Đã có quy hoạch chi tiết 1/2000, chưa lập dự án đầu tư

37

Dự án cụm công nghiệp gạch ngói xã Long Giang

42,3 ha

Xã Long Giang, huyện Chợ Mới

30 tỷ đồng

Đang lập đề cương nhiệm vụ

IV

ĐẦU TƯ KHÁC (08)

 

 

38

Đầu tư cơ sở hạ tầng vui chơi, thể dục thể thao/Sân bóng đá

7.158,6 m2

Ấp Long Định, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới

0,5 tỷ đồng

Đất công nhà nước quản lý

39

Dự án Cánh đồng lớn hay chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

1.780ha

Long Điền A, Long Điền B, Long Giang, Long Kiến, Nhơn Mỹ, Kiến Thành, huyện Chợ Mới

10,2 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

40

Nhà máy sơ chế đóng gói và ép nước xoài (3 xã cù lao Giêng)

3.000m2

Xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới

16 tỷ đồng

 

41

Xây dựng nhà máy sơ chế cây ăn trái

500 m2

Bình Phước Xuân, Tấn
Mỹ, Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới

1,5 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

42

Xây dựng nhà sơ chế sản phẩm rau màu Kiến An

500 m2

Xã Kiến An, huyện Chợ Mới

1,1 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

43

Chợ đầu mối nông sản/ nhà sơ chế bảo quản trái cây sau thu hoạch

1 ha

Xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới

10 tỷ đồng

Quy hoạch nông thôn mới

44

Nhà máy sơ chế nông sản

1 ha

Ấp Mỹ Phú, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới

5 tỷ đồng

Chưa

45

Xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm thịt bò

2.000m2

Toàn huyện

2,5 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

46

Lò giết mổ gia súc

4 ha

Ấp Mỹ Phú, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới

2 tỷ đồng

Chưa

47

Xây dựng nhà máy giết mổ gia súc gia cầm

1.000 m2

An Thạnh Trung, Thị Trấn Chợ Mới

2 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

48

Xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ trên địa bàn Chợ Mới

5000 m2

Thị trấn Chợ Mới, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới

15 tỷ đồng

Đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

TỔNG

48

 

 

 

 

Thông tin cơ bản Huyện Chợ Mới tại tỉnh An Giang

Nguồn gốc tên gọi Chợ Mới

Về nguồn gốc của tên gọi Chợ Mới, tương truyền rằng ngày xưa có ngôi chợ cũ tên Phó Định Bài nằm ở bên kia bến đò Kiến An. Về sau, một ngôi chợ khá bề thế được xây dựng tại làng Long Điền thuộc khu vực huyện lỵ ngày nay và được người dân gọi là "Chợ Mới". Trước đó, vào năm 1897 tại làng Long Điền đã có hai ngôi chợ cũ tên là chợ Ông Chưởng và chợ Thủ Chiến Sai.

Ban đầu, địa danh Chợ Mới chỉ là tên một ngôi chợ tại làng Long Điền thuộc tỉnh Long Xuyên. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Chợ Mới do lấy theo tên gọi Chợ Mới vốn là nơi đặt quận lỵ.

Chợ Mới cũng là nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Long Xuyên và ngày nay là tỉnh An Giang.

Thời phong kiến

Vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Chợ Mới ngày nay vốn là một phần của huyện Đông Xuyên thuộc phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang.

Thời Pháp thuộc

Sau khi chiếm hết được các tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Vùng đất Chợ Mới lúc này thuộc hạt Thanh tra Long Xuyên. Đồng thời, hạt Long Xuyên cũng lấy thêm địa phận các làng Tân Phú, Tân Thạnh trước đó thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường để lập tổng mới gọi là tổng Phong Thạnh Thượng trực thuộc hạt Thanh tra Long Xuyên.

Ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt Thanh tra Long Xuyên đổi thành hạt tham biện Long Xuyên, các thôn đổi thành làng. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương điều thống nhất gọi là "tỉnh", trong đó có tỉnh Long Xuyên.

Năm 1897, ba tổng An Bình, Định Hòa và Phong Thạnh Thượng có các làng trực thuộc như sau:

  • Tổng An Bình gồm 6 làng: Bình Đức Đông, Mỹ Chánh, Mỹ Hưng, Phú Xuân, Tấn Đức, Tân Phước;
  • Tổng Định Hòa gồm 9 làng: An Thạnh Trung, Hưng Châu, Long Kiến, Kiến An, Mỹ Hòa, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn An, Long Điền;
  • Tổng Phong Thạnh Thượng gồm 6 làng: An Phú, An Phong, An Thành, Bình Thành, Tân Phú, Tân Thạnh.

Năm 1917, thực dân Pháp lập quận Chợ Mới thuộc tỉnh Long Xuyên, gồm 3 tổng với 20 làng: tổng Định Hoà có 8 làng, tổng An Bình có 6 làng, tổng Phong Thạnh Thượng có 6 làng. Quận lỵ Chợ Mới đặt bên bến đò Kiến An, sau dời về làng Long Điền, tức thị trấn Chợ Mới ngày nay. Lúc này, số làng đã giảm do thực dân Pháp tiến hành hợp nhất một số làng lại thành các làng mới với các tên gọi mới.

Ngày 1 tháng 1 năm 1920, hợp nhất ba làng Bình Đức Đông, Phú Xuân, Tân Phước thành lập làng mới lấy tên là làng Bình Phước Xuân.

Năm 1939, quận Chợ Mới có 3 tổng:

  • Tổng An Bình gồm 4 làng: Bình Phước Xuân (hợp nhất Bình Đức Đông, Tân Phước và Phú Xuân), Mỹ Chánh, Mỹ Hưng, Tấn Đức (Cù lao Giêng);
  • Tổng Định Hòa gồm 7 làng: An Thạnh Trung, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn Mỹ (hợp nhất Nhơn An và Mỹ Hòa);
  • Tổng Phong Thạnh Thượng gồm 5 làng: An Phong, Phú Thành (hợp nhất An Phú và An Thành), Bình Thành, Tân Phú, Tân Thạnh
  • Ngày 7 tháng 11 năm 1939, ba làng Tấn Đức, Mỹ Hưng, Mỹ Chánh bị giải thể để thành lập hai làng mới là Tấn Mỹ và Mỹ Hiệp.

Cũng sau này, quận Chợ Mới được nhận thêm các làng Hội An (trước đây thuộc tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc và làng Hòa Bình (trước đây thuộc tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Long Xuyên). Làng Hòa Bình được chính quyền thực dân Pháp thành lập do hợp nhất làng An Hòa và làng Bình Thạnh Tây trước đó. Đặc biệt, tên làng An Hòa đã được dùng để chỉ phà (bắc) An Hòa nối liền hai bờ quận Châu Thành và quận Chợ Mới của tỉnh Long Xuyên lúc bấy giờ (ngày nay nối liền hai bờ thành phố Long Xuyên và huyện Chợ Mới của tỉnh An Giang).

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Huyện Chợ Mới ban đầu vẫn thuộc tỉnh Long Xuyên. Ngày 6 tháng 3 năm 1948, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Long Châu Tiền. Ngày 27 tháng 6 năm 1951, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Long Châu Sa. Đến năm 1954, huyện Chợ Mới lại trở về thuộc tỉnh Long Xuyên như cũ.

Giai đoạn 1956-1975

Việt Nam Cộng hòa

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Ngày 17 tháng 2 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cắt tổng Phong Thạnh Thượng ra khỏi quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên để nhập vào tỉnh Phong Thạnh mới thành lập, sau đó trở thành quận Thanh Bình của tỉnh Kiến Phong, ngày nay bao gồm huyện Thanh Bình và huyện Tam Nông của tỉnh Đồng Tháp.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Long Xuyên hợp nhất với tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang. Ngày 24 tháng 4 năm 1957, quận Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, quận lỵ đặt tại xã Long Điền, gồm 2 tổng với 12 xã như sau:

  • Tổng An Bình gồm 5 xã: Bình Phước Xuân, Mỹ Hiệp, Tấn Mỹ, Mỹ Luông, Hội An.
  • Tổng Định Hoà gồm 7 xã: An Thạnh Trung, Long Kiến, Long Điền, Kiến An, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Hoà Bình.
  • Địa giới này được duy trì cho đến năm 1975, kể cả khi An Giang tách thành hai tỉnh là An Giang và Châu Đốc vào ngày 8 tháng 9 năm 1964. Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Năm 1970, quận Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang gồm 12 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa Bình, Hội An, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ. Quận lỵ vẫn đặt tại xã Long Điền.

Chính quyền Cách mạng

Trong giai đoạn 1957-1965, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng đặt huyện Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, giống như sự phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tháng 12 năm 1965, chính quyền Cách mạng giao huyện Chợ Mới về cho tỉnh Kiến Phong quản lý.

Tháng 5 năm 1974, Trung ương Cục miền Nam quyết định giải thể các tỉnh Kiến Phong và An Giang để tái lập các tỉnh Long Châu Tiền và tỉnh Sa Đéc. Lúc này, huyện Chợ Mới lại thuộc tỉnh Sa Đéc.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Sa Đéc như trước đó cho đến đầu năm 1976.

Từ năm 1976 đến nay

Tháng 2 tháng 1976, huyện Chợ Mới trở lại thuộc tỉnh An Giang cho đến ngày nay. Huyện Chợ Mới lúc đó bao gồm thị trấn Chợ Mới và 12 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa Bình, Hội An, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ. Trong đó, thị trấn Chợ Mới được thành lập do tách đất từ xã Long Điền.

Ngày 25 tháng 04 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang như sau:

  • Tách các ấp Phú Hạ 1, Phú Hạ 2, Kiến Quới 1, Kiến Quới 2, Kiến Thuận 1, Kiến Thuận 2, Kiến Hưng 1 và Kiến Hưng 2 của xã Kiến An lập thành một xã lấy tên là xã Kiến Thành
  • Tách các ấp Long Phú 1, Long Phú 2, Long Quới 1, Long Quới 2 của xã Long Điền lập thành một xã lấy tên là Long Điền B
  • Tách các ấp Bình Phú, Bình Quới, Bình Thạnh 1, Bình Thạnh 2, 2/3 ấp An Mỹ và 1/3 ấp An Thạnh của xã Hòa Bình lập thành một xã lấy tên là xã Hòa An.

Ngày 12 tháng 01 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 8-HĐBT về việc phân vạch địa giới phường, thị trấn và một số xã của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang như sau:

  • Thành lập xã Long Giang trên cơ sở tách các ấp Long Thuận, Long Phú, Long Mỹ 1, Long Mỹ 2, Long Thạnh 1, Long Thạnh 2 của xã Long Kiến
  • Sáp nhập ấp Long Qưới 1 và ấp Long Qưới 2 của xã Long Kiến vào xã Long Điền B cùng huyện
  • Sáp nhập một phần ấp Long Bình của xã Long Kiến vào xã An Thạnh Trung cùng huyện
  • Sáp nhập ấp An Ninh của xã An Thạnh Trung vào xã Long Kiến cùng huyện.
  • Ngày 17 tháng 10 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 119/2003/NĐ-CP. Theo đó, thành lập thị trấn Mỹ Luông thuộc huyện Chợ Mới trên cơ sở 808 ha diện tích tự nhiên và 15.540 nhân khẩu của xã Mỹ Luông, đổi tên xã Mỹ Luông thành xã Mỹ An.

Ngày 9 tháng 2 năm 2018, UBND huyện Chợ Mới tổ chức lễ công bố quyết định xã Hội An đạt chuẩn đô thị loại V của UBND tỉnh An Giang.

Ngày 19 tháng 12 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1059/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Chợ Mới mở rộng (gồm thị trấn Chợ Mới và một phần các xã: Long Điền A, Long Điền B, Kiến Thành và Kiến An) là đô thị loại IV.

Bên trên là những hình ảnh bản đồ huyện Chợ Mới khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.