Bản đồ hành chính huyện Cát Hải giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn huyện Cát Hải chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính huyện Cát Hải khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Giới thiệu huyện Cát Hải tại TP Hải Phòng
Cát Hải là một huyện đảo nằm ở phía Đông của Thành phố Hải Phòng, với diện tích đất tự nhiên khoảng 325,6 km², có địa giới hành chính bao gồm đảo Cát Hải và hai quần đảo đá vôi thuộc vịnh Bắc Bộ là quần đảo Cát Bà và quần đảo Long Châu. Trong đó, đảo Cát Hải chỉ ngăn cách với đảo Hà Nam thuộc tỉnh Quảng Ninh qua hai kênh đào là kênh Cái Tráp và kênh Hà Nam. Huyện có vị trí đia lý:
- Phía đông và phía nam giáp vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ
- Phía tây ngăn cách với quận Hải An qua cửa Nam Triệu, cửa biển của sông Bạch Đằng
- Phía bắc giáp thành phố Hạ Long và thị xã Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Huyện Cát Hải có diện tích tự nhiên khoảng 325,6 km², dân số năm 2019 là 32.090 người. Mật độ dân số đạt 98 người/km2.
Về hành chính, Cát Hải có 12 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Cát Bà (huyện lỵ), Cát Hải và 10 xã: Đồng Bài, Gia Luận, Hiền Hào, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Phù Long, Trân Châu, Văn Phong, Việt Hải, Xuân Đám.
Trên địa bàn huyện Cát Hải có các đặc sản như Dê núi Cát Bà; Gà Liên Minh; Mật ong hoa rừng Cát Bà; Khoai sọ Mùn Ốc....
Bản đồ hành chính huyện Cát Hải mới nhất
Thông tin quy hoạch huyện Cát Hải mới nhất
QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ ĐÌNH VŨ – CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025
Phạm vi lập Quy hoạch chung Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng gồm: Các xã thuộc khu vực Bến Rừng của huyện Thủy Nguyên (các xã Trung Hà, Thủy Triều, An Lư, Ngũ Lão, Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng và một phần thuộc địa bàn các xã: Tân Dương, Thủy Sơn, Dương Quan, Thủy Đường (huyện Thủy Nguyên) nằm trong phạm vi quy hoạch Dự án Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng), toàn bộ đảo Vũ Yên; phường Tràng Cát thuộc quận Hải An, bán đảo Đình Vũ thuộc quận Hải An; Đảo Cát Hải (các xã: Văn Phong, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Đồng Bài, thị trấn Cát Hải) thuộc huyện Cát Hải.
- Tổng diện tích khu vực lập quy hoạch là: 22.140 ha, được giới hạn như sau:
+ Phía Đông: Giáp sông Bạch Đằng, cửa Lạch Huyện và biển;
+ Phía Tây: Giáp xã Hòa Bình và phần còn lại của các xã: Thủy Sơn, Thủy Đường, Tân Dương, Dương Quan huyện Thủy Nguyên, phường Đông Hải 1, Nam Hải, một phần phường Đông Hải 2, quận Hải An và sông Lạch Tray;
+ Phía Bắc: Giáp sông Giá;
+ Phía Nam: Giáp biển.
Quy mô dân số và đất đai
a) Quy mô dân số:
- Hiện trạng năm 2010 là 106.823 người;
- Đến năm 2025 là 310.000 người.
b) Quy mô đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên là 22.140 ha gồm:
- Đất các khu phi thuế quan là 1.258 ha bằng 5,70% đất tự nhiên;
- Đất các khu thuế quan là 12.532 ha bằng 56,60% đất tự nhiên;
- Đất khác là 8.350 ha bằng 37,70% đất tự nhiên.
Định hướng phát triển không gian
a) Mô hình cấu trúc không gian:
- Mở rộng chức năng cảng trên cơ sở xây dựng mới, mở rộng lấn biển, cải tạo luồng tàu nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao;
- Phân cách hợp lý giữa các khu dân cư đô thị với hệ thống cảng và khu công nghiệp bằng mạng lưới mặt nước và cây xanh;
- Bố trí các khu dân cư đô thị gần nơi làm việc, đồng thời xây dựng mạng lưới giao thông kết nối với các khu cảng, công nghiệp và dịch vụ.
b) Phân khu chức năng: Gồm 2 khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan.
- Khu phi thuế quan: Khu phi thuế quan có tổng diện tích đất tự nhỉên là: 1.258 ha, được bố trí tại khu vực Nam Đình Vũ khoảng 448 ha và tại khu vực cảng Lạch Huyện khoảng 810 ha, với các chức năng chính: Chế xuất, kho tàng, quảng bá, trưng bày sản phẩm, dịch vụ, điều hành, hải quan và an ninh quốc phòng.
- Khu thuế quan: Khu thuế quan có tổng diện tích đất tự nhiên là 12.532 ha, gồm các khu chức năng chính sau:
+ Hệ thống cảng: Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.046 ha bao gồm: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (cảng Lạch Huyện): 640 ha; cảng Đình Vũ: 251 ha; cảng Nam Đình Vũ: 144 ha; cảng Cát Hải (cảng cá): 11 ha.
+ Các khu công nghiệp: Tổng diện tích đất tự nhiên là 4.150 ha, bao gồm: Khu công nghiệp Bến Rừng: 319 ha; Khu công nghiệp VSIP: 698 ha; Khu công nghiệp Nam Tràng Cát: 138 ha; Khu công nghiệp Đình Vũ: 681 ha; Khu công nghiệp Nam Đình Vũ: 867 ha; Khu công nghiệp Cát Hải và Lạch Huyện: 1.447 ha.
+ Kho tàng: Tổng diện tích đất tự nhiên là 209 ha, bố trí gắn với các cảng và khu công nghiệp.
+ Các trung tâm phục vụ công cộng: Tổng diện tích đất tự nhiên là 761 ha, bao gồm: Trung tâm phục vụ công cộng của Khu kinh tế bố trí tại khu vực Nam sân bay quốc tế Cát Bi quy mô 22 ha. Các trung tâm phục vụ công cộng khu vực được bố trí tại các đô thị mới, khu dân cư trong Khu kinh tế quy mô 739 ha.
+ Các trung tâm chuyên ngành: Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.105 ha, bao gồm:
Trung tâm y tế, chữa bệnh khoảng 7 ha, bố trí tại khu đô thị mới Bắc sông Cấm và khu đô thị Nam sân bay quốc tế Cát Bi;
Trung tâm giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học khoảng 69 ha gồm trường đại học bố trí phía Tây Nam sân bay quốc tế Cát Bi và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề bố trí tại khu Lạch Huyện, Nam khu công nghiệp VSIP, các cơ sở nghiên cứu khoa học bố trí gần với các trung tâm Bắc sông Cấm và Nam sân bay quốc tế Cát Bi;
Các cơ sở du lịch - nghỉ dưỡng khoảng 87 ha bố trí tại Nam Tràng Cát và các khu vực công viên;
Hệ thống công viên cây xanh sử dụng mục đích công cộng và thể dục thể thao có diện tích tự nhiên là 1.839 ha gồm các công viên: Hồ Đông và Nam Tràng Cát; đảo Vũ Yên; Bến Rừng và Trung tâm thể dục thể thao Nam Tràng Cát, các khu công viên cây xanh;
Đất quốc phòng, an ninh: 103 ha.
+ Các khu đô thị và khu dân cư: Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.062 ha, bao gồm: Khu đô thị Bến Rừng: 390 ha; Khu đô thị VSIP: 364 ha; Khu đô thị Nam sông Giá (từ sông Giá đến ranh giới khu VSIP và khu Bến Rừng): 371 ha; Khu đô thị Nam Tràng Cát: 629 ha; Khu đô thị Nam sân bay quốc tế Cát Bi (từ sân bay quốc tế Cát Bi đến đường kéo dài sang phía Tây của đường Tân Vũ - Lạch Huyện): 221 ha; Khu dân cư Cát Hải: 87 ha.
+ Hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật: Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.196 ha, bao gồm: Đất giao thông đối ngoại (trừ cảng) khoảng 557 ha; đất giao thông đối nội trong Khu kinh tế khoảng 1474 ha; đất các công trình hạ tầng kỹ thuật là 165 ha.
- Các khu đất khác: Tổng diện tích đất tự nhiên là 8.350 ha, bao gồm: Đất cây xanh sinh thái, cây xanh cách ly: 3.133 ha; mặt nước: 5.217 ha.
Thiết kế đô thị
a) Vùng kiến trúc cảnh quan: Chia làm 04 vùng được thiết kế có kiến trúc cảnh quan đặc trưng, phù hợp với điều kiện tự nhiên và sử dụng đất: Khu vực Bắc sông Cấm; khu vực Đảo Vũ Yên; khu vực Tràng Cát, Nam sân bay Cát Bi và khu vực cảng Lạch Huyện, khu công nghiệp Đình Vũ.
b) Tổ chức không gian kiến trúc - cảnh quan:
- Các trục, trọng điểm và cửa ngõ của Khu kinh tế:
+ Các trục không gian chủ đạo thu hút các hoạt động đô thị gồm: Trục trung tâm đô thị tại Tràng Cát, Nam sân bay Cát Bi và ba trục đường chính tại khu vực Bến Rừng gồm: Trục từ trung tâm Khu kinh tế qua sông Cấm đến vành đai 2; trục từ đảo Vũ Yên đến vành đai 2 và trục từ trung tâm khu đô thị Bắc sông Cấm đến ga đường sắt đô thị. Hình thành một số trục cảnh quan kết nối hài hòa với hệ thống sông, hồ, kênh và dải cây xanh ven biển tạo cảnh quan và thu hút các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng của Khu kinh tế.
+ Các trọng điểm gồm: Các nhà ga đường sắt đô thị; khu trọng điểm thương mại Tây Bắc đảo Vũ Yên; khu Trung tâm thương mại văn phòng Nam sân bay Cát Bi; khu giải trí Nam Tràng Cát. Tại từng khu vực phường, dọc tuyến đường phố, bố trí một số công trình điểm nhấn làm biểu tượng kiến trúc - cảnh quan đặc trưng.
+ Các cửa ngõ bao gồm: Các trục đường vào Khu kinh tế tại các nút giao thông lập thể; cầu qua sông; nhà ga và ba điểm tại ranh giới của Khu kinh tế với thành phố Hải Phòng.
- Các khu vực cảnh quan thiên nhiên đặc trưng gồm: Công viên đảo Vũ Yên với mật độ xây dựng thấp; các không gian cây xanh quy mô lớn gồm: Đảo Cát Hải, đảo Vũ Yên, công viên Bến Rừng, công viên Hồ Đông; các vùng cây xanh sinh thái, cây xanh cách ly khác có chức năng duy trì đa dạng sinh học, tạo lập cảnh quang, tổ chức các hoạt động du lịch, thể thao vui chơi giải trí và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông:
- Giao thông đối ngoại
+ Giao thông đường bộ:
Đường cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng, Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; các tuyến đường chính: Đường vành đai 2, đường vành đai 3, đường trung tâm phía Nam sân bay Cát Bi, đường Tân Vũ - Lạch Huyện, đường Bắc - Nam Lạch Huyện - Quảng Ninh, đường tỉnh lộ 359.
Các nút giao cắt lập thể gồm: Nút Lập Lễ (quy mô 12 ha), nút đảo Vũ Yên (quy mô 11 ha), nút Tân Vũ (quy mô 20 ha) và nút vượt đập Đình Vũ.
+ Giao thông đường sắt:
Đường sắt: Đường sắt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi cảng Lạch Huyện, nhánh vào khu công nghiệp Nam Đình Vũ và nhánh vào khu công nghiệp Đình Vũ. Các ga đầu mối đường sắt gồm: Ga Đình Vũ, ga khu vực khu công nghiệp Nam Đình Vũ, ga Tiền Cảng (ga khu vực cảng Lạch Huyện).
Đường sắt đô thị gồm 3 tuyến: Tuyến số 01 từ Tràng Cát đi ngầm qua sân bay Cát Bi; tuyến số 02 từ Đăng Cương (huyện An Dương) đi cảng Lạch Huyện và tuyến số 03 chạy dọc đường vành đai 2 có điểm cuối giao cắt với tuyến số 1. Tổng chiều dài đường sắt đô thị qua Khu kinh tế khoảng 36,1 km.
+ Giao thông đường thủy:
Đường biển: Hai luồng sông Bạch Đằng - Kênh Hà Nam - Lạch Huyện và Bạch Đằng - Nam Triệu với 03 bến cảng gồm: Cảng Lạch Huyện, cảng Khu công nghiệp Đình Vũ, cảng Khu công nghiệp Nam Đình Vũ;
Đường sông: Theo các sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray; bến cảng vận chuyển hành khách du lịch bố trí tại khu vực Tây đảo Vũ Yên (khu vực sông Ruột Lợn), khu vực Đông Nam Tràng Cát và điểm kết nối phía Bắc cảng Lạch Huyện với đảo Cát Bà.
Khu bến cảng Lạch Huyện: Tổng lượng hàng hóa qua cảng đến năm 2025 khoảng 68,3 triệu tấn, gồm 18 bến cảng có tổng chiều dài là 6.000 m.
+ Giao thông đường hàng không: Sân bay quốc tế Cát Bi hiện có nâng cấp (tiêu chuẩn 4E) và sân bay quốc tế Hải Phòng mới dự kiến tại huyện Tiên Lãng (theo Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng, tiêu chuẩn 4F).
- Giao thông đối nội:
+ Mạng lưới đường của Khu kinh tế đảm bảo đồng bộ, giao thông thuận lợi và nối kết hợp lý với hệ thống giao thông đối ngoại và mạng lưới đường trục chính, đường vành đai của thành phố Hải Phòng bao gồm:
- Trục đường chính khu đô thị và công nghiệp Bến Rừng (lộ giới 50,5 m);
- Trục đường chính khu công nghiệp VSIP (lộ giới 50,0m);
- Trục đường chính khu công nghiệp Đình Vũ (lộ giới 68,0 m và 50,5 m);
- Trục đường chính khu công nghiệp Nam Đình Vũ (lộ giới 68,0 m và 100 m);
- Trục đường chính khu vực Nam Tràng Cát (lộ giới 100 m);
- Trục đường chính khu vực cảng Lạch Huyện (lộ giới 41 m - 68 m);
- Mạng lưới các tuyến đường liên khu vục, đường khu vực (lộ giới 25 m - 50 m) đảm bảo mật độ phù hợp.
+ Giao thông công cộng:
Xe buýt: Bố trí các tuyến xe buýt đường dài vào trung tâm thành phố, tuyến xe buýt đến khu công nghiệp, khu cảng và tuyến xe buýt vòng quanh Khu kinh tế.
Bến xe khách liên tỉnh: Quy mô 3 ha, vị trí gần nút giao thông Tân Vũ nối kết với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Hệ thống bãi đỗ xe được bố trí trong các khu chức năng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tại chỗ.
Thông tin cơ bản huyện Cát Hải tại Thành phố Hải Phòng
Huyện được thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất huyện Cát Hải cũ và huyện Cát Bà, ban đầu gồm thị trấn Cát Bà và 13 xã: Cao Minh, Đồng Bài, Gia Lộc, Gia Luận, Hiền Hào, Hòa Quang, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Phù Long, Trân Châu, Văn Phong, Việt Hải, Xuân Đám.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, giải thể xã Cao Minh để sáp nhập vào xã Hòa Quang và thị trấn Cát Bà.
Ngày 23 tháng 4 năm 1988, giải thể 2 xã Hòa Quang và Gia Lộc để thành lập thị trấn Cát Hải; tách 20 ha diện tích tự nhiên và 307 nhân khẩu của xã Trân Châu để sáp nhập vào thị trấn Cát Bà.
Bên trên là những hình ảnh bản đồ huyện Cát Hải khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.