Bản đồ hành chính huyện Bù Đăng tại tỉnh Bình Phước khổ lớn phóng to 2022

Bản đồ hành chính huyện Bù Đăng giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn huyện Bù Đăng chi tiết nhất.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính huyện Bù Đăng khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.

Giới thiệu huyện Bù Đăng

Bù Đăng là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Phước. Với diện tích 1.501 Km2, dân số khoảng 140 ngàn người, chia làm 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 01 thị trấn Đức Phong và 15 xã: Bình Minh, Bom Bo, Đak Nhau, Đoàn Kết, Đăng Hà, Đồng Nai, Đức Liễu, Đường 10, Minh Hưng, Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, Phú Sơn, Phước Sơn, Thọ Sơn, Thống Nhất.

Là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Phước, và trong số 705 đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam thì Bù đăng xếp thứ 18 về diện tích. Huyện lị là thị trấn Đức Phong. Địa bàn huyện này thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong Bù Đăng có sóc Bom Bo nổi tiếng của người Xtiêng. Sóc Bom Bo nổi tiếng vì được nhắc tới trong bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo.

Giới thiệu huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước

Về địa giới hành chính của huyện Bù Đăng được giới hạn như sau: Bắc giáp huyện Bù Gia Mập và giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông; Đông giáp huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông và huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng; Tây giáp thị xã Phước Long và hai huyện Bù Gia Mập, huyện Phú Riềng; Nam giáp hai huyện  Tân Phú, huyện Vĩnh Cửu thuộc tỉnh Đồng Nai và giáp huyện  Đồng Phú.

Về điều kiện tự nhiên: Huyện Bù Đăng có địa hình trung du miền núi, là huyện có địa hình dốc đất bị chia cắt mạnh mẽ nhất tỉnh Bình Phước và vùng Đông Nam Bộ, phía bắc và đông bắc khu vực tiếp giáp với Tây Nguyên là vùng cao nguyên thấp với độ cao từ 300-400m, về phía nam và tây nam là vùng đồi thấp hơn độ cao dạo động từ 150-300m.

Bảng thông tin đơn vị hành chính huyện Bù Đăng

Tên Xã
Thị Trấn
Mã Hành
Chính
Diện Tích
(km²)
Dân Số
(Người)
Mật Độ
(N/Km2)
Thị Trấn Đức Phong 25396 10,30 km² 10.026 973
Bình Minh 25404 132,86 11.201 84
Bom Bo 25405 111,17 14.338 129
Đak Nhau 25399 94,10 11.889 126
Đoàn Kết 25411 75,65 3.831 51
Đăng Hà 25426 200,05 4.577 23
Đồng Nai 25414 102,21 2.126 21
Đức Liễu 25417 87,53 9.248 106
Đường 10 25398 88,37 6.239 71
Minh Hưng 25408 60,82 8.676 143
Nghĩa Bình 25424 48,18 5.139 107
Nghĩa Trung 25423 86,68 7.237 83
Phú Sơn 25400 120,42 4.794 40 
Phước Sơn 25429 103 4.841 47
Thọ Sơn 25402 76,15 5.590 73
Thống Nhất 25420 93 7.889 85

Trụ sở UBND huyện Bù Đăng nằm ở Đâu ?

Tên hành chính: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Bù Đăng – Bình Phước

Địa chỉ: QL14, Đức Phong, Bù Đăng, Bình Phước.

Hotline : 027 13 879 481

Ngành nghề hoạt động: Quản lý và tổ chức

Chức năng: Tiếp nhận, triển khai, quản lý và báo cáo các công việc được phân công theo nhiệm vụ, chức năng

Thời gian làm việc: Từ 07:30–17:00 từ thứ 2 đến thứ 6

Thứ BảyChủ nhật: Nghỉ

Mã hành chính : 696

Website : budang.binhphuoc.gov.vn

Biển số xe : 93-L1

Bản đồ hành chính huyện Bù Đăng (Bình Phước) khổ lớn phóng to

Bản đồ hành chính huyện Bù Đăng

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính huyện Bù Đăng mới nhất (Click để xem hình to hơn)

Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Bù Đăng

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đăng Mới nhất
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đăng đến năm 2030

Bản Đồ Quy Hoạch Thị Trấn Đức Phong

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng

Bản Đồ Giao Thông Huyện Bù Đăng

Bản đồ giao thông huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước

Thông tin Cơ Bản huyện Bù Đăng tại tỉnh Bình Phước

Huyện Bù Đăng vốn là quận Đức Phong của tỉnh Phước Long, được thành lập năm 1956. Quận Đức Phong có 2 tổng 3 xã, quận lỵ đặt tại xã Bù Đăng, tổng Bù Đăng.

- Năm 1976, quận Đức Phong trở thành Bù Đăng thuộc tỉnh Sông Bé.

- Năm 1977, Bù Đăng cùng với 2 huyện Phước Bình và Bù Đốp nhập lại thành huyện Phước Long.

- Tháng 11/1988, Bù Đăng được tái lập do tách ra từ huyện Phước Long.

Khi tách ra, huyện Bù Đăng gồm 7 xã: Đak Nhau, Đoàn Kết, Đồng Nai, Minh Hưng, Nghĩa Trung, Thọ Sơn và Thống Nhất.

- Ngày 5 tháng 12 năm 1991, thành lập xã Đức Liễu trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính xã Nghĩa Trung.

- Ngày 1 tháng 8 năm 1994:

Thành lập thị trấn Đức Phong (thị trấn huyện lị của Bù Đăng) trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính xã Đoàn Kết.

Thành lập xã Đăng Hà trên cơ sở điều chỉnh địa giới xã Thống Nhất.

Từ Năm 1996 Tới Nay

Ngày 6/11/1996, tỉnh Bình Phước được tái lập từ tỉnh Sông Bé, huyện Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước.

Ngày 26/12/1997, thành lập xã Bom Bo trên cơ sở:

  • 6.280 ha diện tích tự nhiên và 1.358 nhân khẩu của xã Đak Nhau
  • 6.400 ha diện tích tự nhiên và 2.010 nhân khẩu của xã Minh Hưng.

Ngày 5/4/2002, thành lập xã Phước Sơn trên cơ sở:

  • 5.500 ha diện tích tự nhiên và 1.690 nhân khẩu của xã Đoàn Kết
  • 4.800 ha diện tích tự nhiên và 3.151 nhân khẩu của xã Thống Nhất.

Ngày 16/5/2005, thành lập xã Phú Sơn trên cơ sở 12.042 ha diện tích tự nhiên và 4.794 nhân khẩu của xã Thọ Sơn.

Ngày 28/7/2007, thành lập xã Nghĩa Bình thuộc Bù Đăng trên cơ sở điều chỉnh 4.818 ha diện tích tự nhiên và 5.139 nhân khẩu của xã Nghĩa Trung.

Ngày 11/3/2008, thành lập xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 13.286,34 ha diện tích tự nhiên và 11.201 nhân khẩu của xã Bom Bo.

Ngày 10/4/2009, thành lập xã Đường 10 trên cơ sở điều chỉnh 8.837 ha diện tích đất tự nhiên và 6.239 người của xã Đắk Nhau.

Huyện Bù Đăng có 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay.

Những địa điểm nổi Tiếng tại huyện Bù Đăng

1. Sóc Bom Bo 

Sóc Bom Bo thuộc xã Bình Minh, Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Sóc Bom Bo được rất nhiều người biết đến với bài hát nổi tiếng Tiếng chày trên Sóc Bom Bo. Đến với nơi đây khách du lịch sẽ cảm nhận hồi tưởng lại những năm tháng sôi động nơi đây những âm thanh của tiếng cồng chiêng kết với với những tiếng chày giã gạo vang lên trong ánh lửa hồng, uống rượu cần và thưởng thức những món ăn nổi tiếng nơi đây.

2. Thác Pan Toong

Thác Pan Toong nằm ở ấp 6, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, Bình Phước. Chính vẻ đẹp hoang sơ, xung quanh được che chắn bởi những cây cổ thụ đã thu hút nhiều người đến đây. Vào mùa mưa, dòng thác nhìn từ xa như dải lụa trắng mềm, bọt tung trắng xóa.

3. Thác Bù Xa 

Thác Bù Xa hay còn gọi là thác Đắk Ti thuộc địa bàn thôn Bù Xa, xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng. Vào mùa mưa, thác có dòng chảy rất mạnh, nước đổ xuống ầm ầm, bọt tung trắng xóa tạo nên cảnh tượng rất hùng vĩ. Vào mùa khô, thác có dòng chảy nhỏ hơn, thu hút nhiều người tới vui chơi, thưởng ngoạn.

4. Thác Voi 

Thác Voi thuộc huyện Bù Đăng của tỉnh Bình Phước. Đường đến thác voi khá nhỏ, gập ghềnh, uốn lượn theo những ngọn đồi, sườn núi đòi hỏi người lái xe phải là tay lái vững. Xung quanh thác voi có nhiều tảng đá rộng, phẳng. Du khách có thể cảm thấy mát lạnh khi ngồi trên những hòn đá. Vào mùa khô, dòng nước chảy nhẹ sẽ tạo ra cảm giác lâng lâng mát rượi khó tả để thả hồn theo vũ điệu núi rừng nơi đây.

Bên trên là những hình ảnh bản đồ huyện Bù Đăng khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.