Có nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu? Nhiều người thắc mắc liệu có nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu, việc cắm điện liên tục có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp và đảm bảo an toàn hay không.
Nhờ tính an toàn, tiện lợi và khả năng đun nấu nhanh, bếp từ đang trở thành công cụ đun nấu chính trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị sao cho hiệu quả, an toàn và bền là điều không phải ai cũng biết, bao gồm việc có nên rút điện bếp từ sau khi nấu hay không.
Có nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu?
Câu trả lời là không nên, bởi việc rút điện bếp từ ngay sau khi nấu sẽ làm cho tuổi thọ của bếp giảm đi, ảnh hưởng lớn đến các bộ phận bo mạch và linh kiện bên trong.
Không nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu. Ảnh: Ferroli.
Bếp từ có công suất lớn, vùng nấu đạt nhiệt độ rất cao trong thời gian ngắn. Do đó, quạt bên trong bếp phải hoạt động liên tục để làm mát các linh kiện. Việc rút phích cắm bếp từ ngay sau khi nấu sẽ khiến quạt ngừng đột ngột, các linh kiện bên trong được làm mát không đủ, làm giảm tuổi thọ của bếp.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng, bạn không nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu mà đợi một khoảng thời gian để các linh kiện bên trong nguội đi, hệ thống cảnh báo nhiệt hoạt động xong và quạt tản nhiệt ngừng quay.
Việc rút điện bếp từ ngay sau khi nấu còn có thể khiến mặt kính bị nứt, gây nguy cơ bỏng khi bạn vô tình chạm vào. Trong trường hợp bạn quyết định rút phích cắm bếp từ, trước tiên hãy tắt bếp và đợi từ 30 giây đến 1 phút để quạt tản nhiệt làm mát các linh kiện bên trong. Tốt nhất là đợi khoảng 15–20 phút sau khi nấu để các linh kiện nguội hẳn.
Lợi ích của việc không rút điện bếp từ ngay sau khi nấu
Nếu không rút điện bếp từ ngay sau khi nấu, bạn sẽ nhận được một số lợi ích sau:
Giúp quạt tản nhiệt hoạt động hiệu quả
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, dòng điện chạy qua cuộn dây từ trong bếp sẽ tạo ra từ trường xoay chiều. Khi bạn đặt nồi có đáy làm bằng chất liệu nhiễm từ lên bếp, từ trường này tạo ra dòng điện cảm ứng trong đáy nồi và làm nóng nồi trực tiếp mà không truyền nhiệt qua bề mặt bếp, giúp tiết kiệm năng lượng, nấu nhanh và an toàn.
Sau khi tắt bếp, các bộ phận khác sẽ dần hạ nhiệt độ. Quạt tản nhiệt giúp làm mát nhanh, nó sẽ tiếp tục hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn sau khi nấu. Việc không rút điện ngay sẽ giúp uạt tản nhiệt hoạt động hiệu qu, giúp các linh kiện không bị quá nhiệt.
Hiển thị thông báo cảnh báo nhiệt
Một số dòng bếp từ có trang bị tính năng hiển thị cảnh báo nhiệt dư. Nếu mặt bếp vẫn còn nóng, bếp sẽ báo hiệu bằng đèn hoặc ký hiệu trên màn hình để nhắc nhở người dùng. Thông báo này rất hữu ích vì nó giúp bạn tránh chạm vào mặt bếp khi còn nóng. Nếu bạn rút điện ngay, chức năng cảnh báo này sẽ không hoạt động, tăng nguy cơ gây bỏng.
Tăng độ bền cho bếp
Khi rút điện đột ngột, các linh kiện điện tử bên trong bếp từ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi điện áp đột ngột, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp. Việc để bếp từ tiếp tục kết nối với nguồn điện sau khi nấu sẽ giúp các linh kiện ổn định hơn và giảm nguy cơ hư hỏng.
Khi nào nên rút điện bếp từ?
Theo các chuyên gia, bạn không cần thiết rút điện bếp từ hàng ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn nên rút điện để đảm bảo an toàn tối đa:
- Khi không sử dụng bếp trong thời gian dài: Nếu bạn đi công tác hoặc nghỉ dài ngày, việc rút điện bếp từ là cần thiết để tránh sự cố về điện.
- Khi có sấm sét: Trong những ngày thời tiết xấu, đặc biệt khi có sấm sét, tốt nhất nên rút phích cắm bếp từ và các thiết bị điện khác để tránh nguy cơ chập điện.
- Khi bảo trì hoặc vệ sinh bếp: Trước khi thực hiện vệ sinh hoặc bảo trì bếp từ, hãy đảm bảo rằng bạn đã rút điện để tránh bị giật điện hoặc gây hỏng hóc cho thiết bị.
Cách sử dụng bếp từ an toàn và hiệu quả
- Đặt bếp ở vị trí thoáng mát: Bếp từ cần được đặt ở vị trí thông thoáng để đảm bảo quạt tản nhiệt hoạt động tốt nhất. Tránh đặt bếp quá sát tường hoặc các thiết bị khác vì có thể hạn chế không gian tản nhiệt, khiến bếp dễ bị quá nhiệt và nhanh bị hỏng.
- Sử dụng dụng cụ nấu ăn phù hợp: Trong khi nấu, người dùng nên tránh sử dụng đũa, thìa hoặc đồ dùng bằng kim loại vì chúng dẫn nhiệt nhanh, gây nguy cơ bỏng. Nếu làm bằng nhựa, chúng có thể dễ tan chảy.
- Lau chùi bếp thường xuyên: Bề mặt kính của bếp từ cần được lau chùi thường xuyên để tránh bám bẩn, bảo đảm hiệu suất nấu và tránh tình trạng mặt kính bị trầy xước. Sử dụng khăn mềm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho bếp từ để làm sạch, tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh hoặc cọ kim loại.
Bếp từ có tính chọn lọc về nồi và chảo. Không phải tất cả các loại đồ nấu đều có thể sử dụng trên bếp từ. Ảnh: Gertech.
- Kiểm tra nguồn điện: Cần sử dụng bếp từ với nguồn điện ổn định, tránh quá tải và không cắm chung bếp với các thiết bị công suất lớn khác.
- Điều chỉnh thời gian nấu: Bếp từ có ưu điểm nổi trội là tỏa nhiệt đều, ổn định và nhanh. Do đó, khi nấu ăn, bạn cần chú ý đến thời gian và tốc độ nấu để đảm bảo thức ăn chín đều và ngon. Bạn cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng bếp từ thường xuyên ở nhiệt độ cao trong thời gian dài dễ khiến bếp bị quá tải, dẫn đến nứt, nổ.