Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Bình Chánh mới nhất

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Bình Chánh đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực Huyện Bình Chánh chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Bình Chánh, tiết kiệm thời gian đi lại.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Bình Chánh đến năm 2030 chi tiết.

Giới thiu sơ lược huyn Bình Chánh

Bình Chánh là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là huyện có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư đông đúc, với nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử..

Đây là huyện có dân số đông nhất cả nước đồng thời cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 4 cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân.

Trên địa bàn huyện có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía nam, tây nam, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Huyện Bình Chánh chia làm 16 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Tân Túc (huyện lỵ) và 15 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.

Bình Chánh là huyện nằm ở cửa ngõ hành lang khu vực phía Tây, Tây Bắc và Phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè với ranh giới là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào
  • Phía đông bắc giáp Quận 8 và quận Bình Tân
  • Phía tây giáp các huyện Đức Hòa và Bến Lức thuộc tỉnh Long An
  • Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

+Dân số và diện tích: Dân số toàn huyện năm 2019 khoảng 705.508 người và diện tích đất tự nhiên 252,56km². Mật độ dân số đạt 2.793 người/km².

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bình Chánh giai đoạn 2021 – 2030

Điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian tại huyện Bình Chánh
Điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian tại huyện Bình Chánh

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch huyn Bình Chánh TPHCM chi tiết nhất

Theo quyết định số 6013/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về việc ban hành điều chỉnh và xây dựng quy hoạch Bình Chánh theo hướng công nghiệp cụ thể phân bố như sau: 

Với tổng diện tích đất đến năm 2020 là 25.255,29 ha. Quy hoạch Bình Chánh phân chia đất trên địa bàn hợp lý để phát huy được hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế và đô thị của mỗi vùng. Các kế hoạch và dự kiến quy hoạch huyện Bình Chánh tp hcm được phân chia đồng đều cho việc phát triển: giao thông ( trên tất cả các loại hình giao thông, đường bộ, sắt, thủy,…) 

Giải quyết vấn đề sinh sống của người dân, kết hợp với phát triển hệ sinh thái đô thị mới, tạo quan cảnh đô thị, hệ thống cây xanh, trường học, kho bãi, cơ sở sản xuất kinh doanh. Từng bước công nghiệp hóa huyện để phát huy tốt tiềm năng của từng phường trong địa bàn huyện Bình Chánh. Trong bản đồ quy hoạch Bình Chánh 2021 mới nhất, huyện vẫn sẽ tiếp tục triển khai các kế hoạch và dự án đã đề ra cho tầm nhìn phát triển của huyện đến năm 2030. 

Trong đó, huyện tập trung quy hoạch và phân bố các khu dân cư để giải quyết vấn đề an sinh của cư dân tại các khu vực như: 

  • Khu 1 tại cụm dân cư 3 xã ở phía bắc bao gồm: xã Vĩnh Lộc B, xã Vĩnh Lộc A, xã Phạm Văn Hai
  • Khu 2 gồm cụm dân cư 3 xã là: xã Lê Minh Xuân, Xã Tân Nhựt và xã Bình Lợi
  • Khu 3 và khu 4 gồm cụm dân cư: xã Quy Đức, xã Hưng Long, xã Tân Quý Tây, xã An Phú Tây. 
  • Khu 5 bao gồm các cụm dân cư của xã: xã Đa Phước, Xã Phong Phú, xã Bình Hưng
  • Ngoài ra, huyện còn phấn đấu nâng cấp quy hoạch Bình Chánh lên quận sớm nhất. 

Ngoài ra, huyện còn phấn đấu nâng cấp quy hoạch Bình Chánh lên quận sớm nhất. 

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bình Chánh đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bình Chánh đến năm 2030

PHÓNG TO

Thông tin quy hoạch Bình Chánh chi tiết nhất

Thông tin quy hoạch huyện Bình Chánh là dấu hiệu cho thấy những bước tiến phát triển vượt bậc của huyện trong việc giải quyết nhu cầu đời sống và phát triển kinh tế của khu vực. Tính chất và chức năng của việc lập quy hoạch Bình Chánh nhằm biến địa bàn huyện thành trung tâm kinh tế sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và cũng là đầu mối giao thông ( đường bộ, đường thủy, đường sắt). Ngoài ra, huyện phấn đấu trở thành đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng ở phái Tây và Tây Nam của thành phố. 

Trở thành một trong những trung tâm chuyên giáo dục, du lịch, văn hóa, nghỉ ngơi và giải trí. Nông nghiệp sinh thái kết hợp với khai thác du lịch. Khai thác các khu dân cư mới kết hợp với các khu dân cư hiện hữu để giảm áp lực về dân cư và từng bước đô thị hóa nông thôn. Với tầm nhìn quy hoạch Bình Chánh 2025 hoàn thiện tốt nhất.

Quy hoạch giao thông Bình Chánh

Hệ thống giao thông đối ngoại

a. Đường bộ:

  • Đường Nguyễn Văn Linh được khai thác với chức năng chính là tuyến đường giao thông đô thị có lộ giới 120m và là đường trục chính để đảm bảo cân bằng chức năng giao thông, cũng như kết nôi mạng lưới giao thông liên khu vực. 
  • Đường cao tốc Sài Gòn- Trung Lương đoạn từ đường nối Tân Tạo- Chợ Đệm, Bình Thuận- Chợ Đệm sẽ là trục đường hướng tâm để đảm bảo chức năng phục vụ giao thông với tốc độ cao, kết nối liên tiếp giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây được nhanh chóng hơn, lộ giới 120m. 
  • Đường tuyến quốc lộ A1 phía Tây sẽ trục hướng tâm chính của thành phố, với dự kiến quy hoạch Bình Chánh là 8 làn xe cơ giới, 4 làn xe tổng hợp và lộ giới 120m 
  • Đường Quốc lộ 50: Sẽ là trục hướng tâm thành phố với dự kiến là 6 làn xe cơ giới, lộ giới 40m 
  • Đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10):Trục hướng tâm vào thành phố, với dự kiếm mở rộng 6 làn xe cơ giới và lộ giới 40m. 
  • Đường Nguyễn Thị Tú: Sẽ nâng cấp và mở rộng 6 làn xe với lộ giới 4m 
  • Đường Cao tốc liên vùng phía Nam (đường cao tốc Bến Lức – Long Thành): Trục đường vành đai cao tốc nối liền giữa thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Miền Tây, Miền Đông di chuyển thuận lợi và nhanh chóng hơn. Lộ giới và hành lang bảo vệ sẽ được thông qua theo Quyết định số 2925/QĐ-BGTVT vào ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.
  • Đường Vành đai 3: Đoạn đường giúp kết nối đường cao tốc Bến lức- Long Thành tạo điều kiện cho việc di chuyển của người dân được liên tục, thuận lợi và nhanh chóng. Lộ giới và hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng của tuyến giao thông này sẽ được thực hiện dựa theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 28 tháng 9 năm 2011.
  • Đường mở mới Tây Bắc: Đây sẽ là trục đường hướng tâm của tp để kết nối giữa tpHCM với tỉnh Long An. Quy hoạch dự kiến 8 làn xe cơ giới, 4 làn xe hỗn hợp và lộ giới 60m. 

b. Đường sắt:

Đường sắt quốc gia:

Về tuyến đường sắt: Đối với tuyến đường sắt quốc gia ở phía Tây của thành phố, đi qua TP Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây. Tuyến nhà ga đi từ Dĩ An- Sóng Thần cho đến ga Tân Kiên sẽ quy hoạch đi qua địa bàn huyện Bình Chánh dọc theo hành lang đường nối cao tốc Sài Gòn- Trung Lương sẽ được thực hiện theo quy định. 

Về ga đường sắt: ga chuyên chở hành hóa của thành phố, ga Tân Kiên sẽ được quy hoạch trên quy mô diện tích đất khoảng 51 ha. 

Đường sắt đô thị:

  • Tuyến đường sắt đô thị số 3a: tuyến đường sắt này đi trong hành lang đường Kinh Dương Vương và quốc lộ 1A, kết nối vào depot Tân Kiên quy hoạch trên quy mô diện tích 20 ha. 
  • Tuyến đường sắt đô thị số 5: Tuyến đường đi trong hành lang lộ giới của quốc lộ 50 đế kết nối với depot Đa Phước. 
  • Quy hoạch tuyến xe điện số 2 nằm tại hành lang lộ giới của  đường Nguyễn Văn Linh kết nối từ Depot trên đường song hành quốc lộ 50 đến quận 2. Dự án này được quy hoạch trên quy mô diện tích đến 5ha. 

c. Đường thủy: 

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 về quy hoạch Bình Chánh với mạng lưới đường thủy, bến cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Các tuyến sông và kênh rạch được nâng cấp kỹ thuật như: rạch Bà Tỵ, sông Cần Giuộc cấp III; rạch Bà Lớn – rạch Chồm,  rạch Tắc Bến Rô, rạch Chiếu – cầu Bà Cả cấp VI, rạch Bà Lào (Xà Tờn) – rạch Ngang. 

Hệ thống giao thông đối nội:

Đường bộ:

Đối với các đường hiện hữu: Dự án quy hoạch Bình Chánh về hạ tầng giao thông tiếp tục cải tạo, nâng cấp và mở rộng lộ giới đường theo đúng như quy hoạch đã được duyệt. Điều này nhằm giúp đảm bảo huyện khai thác tốt hiệu quả tối đa chức năng giao thông của huyện và đạt chỉ tiêu tỉ lệ và mật độ giao thông theo quy định 

Đối các đường dự phóng: Huyện thực hiện việc quản lý chặt chẽ và tiếp tục xây dựng để hoàn thiện mạng lưới giao thông của huyện, khai thác hiệu quả giao thông. 

Hệ thống bến bãi: 

Trên cơ sở của Quyết định số 101/QĐ-TTg vào ngày 22 tháng 1 năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn sau năm 2050, quy hoạch bến bãi trên địa bàn huyện Bình Chánh chiếm 228 ha.

Quy hoạch đô thị Bình Chánh

Dựa vào quyết định số 2391/QĐ-UBND về việc sử dụng đất của huyện Bình Chánh để quy hoạch. Kế hoạch quy hoạch huyện Bình Chánh dựa theo tổng diện tích đất của huyện là 25.255,29ha đến năm 2020 trong đó thông tin quy hoạch huyện Bình Chánh quyết định phân chia đất hợp lý bao gồm cho các kế hoạch và mục đích sử dụng như sau: 

  • Đất nông nghiệp được quy hoạch trên diện tích: 8,312,7 ha
  • Đất phi nông nghiệp chiếm: 16.942,59 ha.
  • Đất để phục vụ cho các công trình, dự án phát triển hạ tầng là  5.093.29h a
  • Diện tích đất cho phục vụ phát triển đô thị là 2.163,9 ha
  • Đất để xây dựng cơ sở sản xuất và kinh doanh là 1.495,01 ha
  • Dự kiến đất quy hoạch Bình Chánh sẽ sử dụng chủ yếu cho mục đích từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp. Tổng diện tích của đất này là 9029,9 ha

+Cụm dân cư: Trong quy hoạch đô thị huyện Bình Chánh, vấn đề giải quyết nhu cầu sinh sống và an cư của cư dân ở đây là một điều cấp bách trong tình hình tốc độ tăng dân số ngày càng đông hiện nay của huyện. Hiện nay, huyện Bình Chánh phân chia thành 5 cụm dân cư bao gồm: 

  • Cụm dân cư khu 1 bao gồm có 3 xã: Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và Phạm Văn Hai
  • Cụm dân cư khu 2 có 3 xã bao gồm: Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt
  • Cụm dân cư khu 3 có các xã bao gồm: Tân Quý Tây An Phú Tây, Quy Đức và Hưng Long
  • Cụm dân cư khu 4 có các xã bao gồm: Hưng Long, Quy Đức, Tân Quý Tây và An Phú Tây
  • Cụm dân cư khu 5 có các xã bao gồm: Bình Hưng, Phong Phú và Đa Phước

Ngoài ra theo phân chia và quy hoạch Bình Chánh về công nghiệp và tiểu thủ công bao gồm:

  • Các khu vực sản xuất công nghiệp, trung tâm kinh tế, tiều thủ công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ… sẽ được quy hoạch về phía Tây và Tây Nam của huyện. 
  • Các trung tâm thuộc cấp thành phố được nằm ở phía Tây
  • Đồng thời, phát triển các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, du lịch và giải trí để phát triển thêm các khu sinh thái. Giảm áp lực về dân cư để từng bước đô thị hóa nông thôn, kết hợp hình thành các khu dân cư hiện hữu và khu dân cư mới. 

+Cụm đô thị: Ngoài ra, trong quy hoạch Bình Chánh, huyện còn tiếp nhận nhiều dự án đô thị mới được công bố. Các dự án này đón đầu trong hạng mục quy hoạch của huyện, trong đó dự án đông khách nhất được thực hiện trên đất nền Trần Đại Nghĩa, đất nền Nguyễn Hữu Trí và khu nhà ở Tân Túc. Một số dự án lớn khác có thể kể đến như:

  • Khu đô thị Phong Phú, Khu đô thị An Hạ Lotus
  • Khu đô thị Việt Phú Garden, Khu đô thị Nam Sài Gòn
  • Khu đô thị Dương Hồng Garden House, Khu đô thị Newlife Bình Chánh
  • Khu đô thị An Lạc Residence, Khu đô thị Đại Phúc Green Villas
  • Nam Phong Eco Park, Khu đô thị Investco Green City

Xem thêm: