Bản đồ Hành chính Quận 9 giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn Quận 9 chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các Bản đồ Quận 9 khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Mục lục [Ẩn]
Giới thiệu vị trí địa lý và đơn vị hành chính Quận 9
Quận 9 là một quận cũ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Diện tích | 113,97 km² |
---|---|
Dân số (2019) | |
Tổng cộng | 310.107 người |
Mật độ | 2.721 người/km² |
Năm 1997, Quận 9 được tách ra từ huyện Thủ Đức, có diện tích đất tự nhiên 113,97 km², chia làmg 13 phường: Phường Hiệp Phú, Phường Long Bình, Phường Long Phước, Phường Long Thạnh Mỹ, Phường Long Trường, Phường Phú Hữu, Phường Phước Bình, Phường Phước Long A, Phường Phước Long B, Phường Tân Phú, Phường Tăng Nhơn Phú A, Phường Tăng Nhơn Phú B, Phường Trường Thạnh.
Tuy nhiên, Ngày 1/1/2022 Quận 9 chính thức được sáp nhập với quận Thủ Đức và Quận 2 để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập thành phố Thủ Đức.
Tiếp giáp địa lý: Quận 9 nằm ở phía đông TPHCM và có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai
- Phía tây giáp quận Thủ Đức với ranh giới là Xa lộ Hà Nội
- Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 2
- Phía bắc giáp thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận 9 là 113,97 km², dân số năm 2019 khoảng 310.107 người. Mật độ dân số đạt 2.721 người/km².
Bản đồ hành chính Quận 9
Bản đồ du lịch Quận 9
Bản đồ giao thông tại Quận 9
Thông tin quy hoạch Quận 9 mới nhất
Theo quyết định số 5758/QĐ-UBND HCM về duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng quận 9 đến năm 2020. Với tổng diện tích quy hoạch của quận 9 vào 11.389,62 ha.
Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn quận 9 đến năm 2020 là: Đất dân dụng 3.767,96 ha, chiếm 33,08%, trong đó, đất ở chiếm 2.261,97 ha, chiếm 19,86%; Đất khác trong khu dân dụng 2.587,74 ha, chiếm 22,72%; Đất ngoài dân dụng 5.033,92 ha, chiếm 44,2%.
Tính chất khu vực quy hoạch:
– Vị trí khu vực quy hoạch: quận 9 có vị trí độc lập, nằm về phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp ranh giới tỉnh Đồng Nai và được bao bọc toàn bộ bởi sông Đồng Nai, các mặt giáp giới như sau:
+ Phía Đông: giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai;
+ Phía Tây: giáp quận 2 qua sông Rạch Chiếc, rạch Bà Cua và đường Tân Lập;
+ Phía Nam: giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai qua sông Đồng Nai;
+ Phía Bắc: giáp quận Thủ Đức qua Xa lộ Hà Nội.
Tính chất của khu vực quy hoạch: quận 9 là đơn vị hành chính cấp quận, tính chất chức năng có thay đổi so với quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 1999: Khu dân dụng thương mại – dịch vụ, du lịch, văn hóa, đào tạo giáo dục và tiểu thủ công nghiệp cấp khu vực và thành phố, là một phần đô thị khoa học công nghệ của thành phố.
Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng:
1. Các đơn vị ở: hiện hữu ổn định chỉnh trang và xây dựng phát triển mới: Khu các đơn vị ở hiện hữu ổn định chỉnh trang: vị trí phía Tây Bắc của quận, giới hạn từ Xa lộ Hà Nội đến sông Rạch Chiếc và khu công nghệ cao (bao gồm các khu dân cư tại phường Phước Bình, phường Phước Long A, phường Phước Long B, phường Tăng Nhơn Phú A, phường Tăng Nhơn Phú B, phường Hiệp Phú, phường Tân Phú, phường Long Thạnh Mỹ).
– Khu các đơn vị ở xây dựng, phát triển mới: vị trí phần còn lại của quận 9 (bao gồm các khu dân cư tại phường Phú Hữu, phường Long Trường, phường Trường Thạnh, phường Long Bình và phường Long Phước).
2. Dịch vụ đô thị:
– Hệ thống trung tâm cấp khu vực và thành phố: dự kiến bố trí 2 khu Thương mại – Dịch vụ đa năng cấp khu vực và thành phố, (khu đô thị vệ tinh) bao gồm:
+ Khu trung tâm dịch vụ đa năng cấp khu vực (khu đô thị mới GS): quy mô khoảng 97 ha, vị trí tại phường Long Bình.
+ Khu trung tâm thương mại dịch vụ đa năng phía Đông thành phố (khu đô thị mới Tam Đa): quy mô khoảng 140 – 150 ha, vị trí tại phường Trường Thạnh và phường Long Trường.
– Các công trình công cộng:
+ Khu trung tâm hành chính quận 9: quy mô 34 ha; tập trung các công trình công cộng cấp quận về hành chính, công viên cây xanh và thể dục thể thao.
+ Cụm công trình công cộng cấp thành phố dự trữ thuộc khu đô thị mới Tam Đa, phường Trường Thạnh.
– Mạng lưới giáo dục:
+ Bố trí mạng lưới giáo dục phổ thông, trường dạy nghề phù hợp dân số của các khu dân cư và đơn vị ở.
+ Hệ thống các trường phổ thông được nâng cấp và xây dựng mới bảo đảm chỉ tiêu theo Quyết định số 48/QĐ-UB ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận 9 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành – mạng lưới các công trình giáo dục trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
– Mạng lưới y tế:
+ Y tế dự phòng: xây mới 2 trung tâm y tế dự phòng quận (quy mô khoảng 5.000m2/cơ sở); xây dựng 5 Phòng khám bệnh xã hội (quy mô khoảng 3.000m2/cơ sở); 5 trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng (quy mô khoảng 3.000m2/cơ sở).
+ 13 trạm y tế phường: nâng cấp và xây dựng mới (quy mô 150 – 500m2/cơ sở).
+ Bệnh viện 7C hiện hữu nâng cấp, xây mới Viện điều dưỡng 500 giường bệnh tại phường Long Trường (quy mô 15,3 ha), xây dựng mới bệnh viện đa khoa tại phường Long Bình (quy mô 13,82 ha).
+ Khuyến khích việc phát triển các bệnh viện tư nhân trên địa bàn quận 9.
– Mạng lưới thể dục thể thao: Theo dự án quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất ngành thẩ dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 01/2003/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 2003, chỉ tiêu bình quân đất thể dục thể thao đối với quận là 0,6m2/người.
+ Khu thể dục thể thao cấp thành phố: khu sân Golf Thủ Đức hiện hữu tại phường Long Thạnh Mỹ, phường Long Bình (quy mô 285ha). Khu thể dục thể thao, giải trí bên trong các khu công viên sinh thái tập trung tại phường Long Bình, phường Long Phước (quy mô khoảng 520 – 540ha), khu huấn luyện thể dục thể thao đa năng tại khu dân cư Tây Tăng Long, phường Long Trường (quy mô khoảng 30ha): tại phường Phú Hữu (quy mô khoảng 15ha).
+ Công trình thể dục thể thao cấp quận, phường: nâng cấp và mở rộng quy mô tại các phường theo quy chuẩn phù hợp.
– Công viên cây xanh: Khu công viên Lịch sử văn hóa dân tộc và khu du lịch Suối Tiên: quy mô khoảng 450 ha. Vị trí tại phường Long Bình và phường Tân Phú.
+ Bố trí các công viên cây xanh trong các đơn vị ở, bảo đảm chỉ tiêu phù hợp 7- 8 m2/người.
+ Tập trung xây dựng một số khu vực công viên sinh thái tập trung quy mô lớn (phường Long Phước, phường Long Bình, phường Trường Thạnh và phường Long Trường).
+ Bảo đảm khoảng cây xanh cảnh quan cách ly ven sông rạch theo quy định.
+ Cải tạo hệ thống công viên cây xanh hiện hữu, ưu tiên bố trí cây xanh tại các vị trí nhà máy di dời hiện hữu.
3. Công nghiệp – công nghệ cao: Cơ sở công nghiệp giữ lại: nhà máy dệt Phong Phú (quy mô 16ha), tại phường Tăng Nhơn Phú B.
– Khu công nghiệp Phú Hữu: quy mô 114ha, tại phường Phú Hữu. Tập trung các cơ sở sản xuất không ô nhiễm trên địa bàn quận và khai thác tiềm năng vận tải của sông Đồng Nai.
– Khu công nghệ cao: quy mô 913ha, tại phường Tăng Nhơn Phú A, phường Long Thạnh Mỹ, phường Tân Phú. Dự kiến hình thành Khu công nghệ cao thứ 2, quy mô khoảng 200 ha, tại phường Long Phước.
4. Các khu vực chức năng đô thị khác: Các khu vực có các công trình di tích lịch sử, văn hóa… cần được bảo tồn: Khu công viên lịch sử văn hóa dân tộc (phường Long Bình), khu di tích vùng Bưng Sáu Xã (phường Long Trường, phường Phú Hữu), khu du lịch Vườn Cò (phường Long Thạnh Mỹ)
– Các khu vực xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng: các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng hiện hữu được nâng cấp chỉnh trang. Các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc được khoanh vùng bảo vệ, tôn tạo giữ gìn. Quản lý, bảo dưỡng duy trì các di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa có giá trị.
– Các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: bao gồm:
+ Khu các trường đại học và cơ sở đào tạo hiện hữu (do thành phố và Trung ương quản lý) được chỉnh trang: quy mô 90,22ha
+ Khu các trường đại học và cơ sở xây dựng mới, quy mô khoảng 222,8ha: bao gồm cụm các trường đại học cao đẳng thuộc khu giáo dục đại học Long Phước, trường Đại học Kiến trúc, trường Sân khấu điện ảnh…
– Các cơ quan, tổ chức hiện hữu chỉnh trang: quy mô khoảng 10 ha, ven Xa lộ Hà Nội, tại các phường Phước Long A, phường Hiệp Phú.
Nghĩa trang: Khu nghĩa trang liệt sỹ: quy mô 34 ha, tại phường Long Bình.
– Khu công viên nghĩa trang quận 9: quy mô khoảng 19 ha, tại phường Long Bình.
Các khu vực xây dựng các công trình giao thông, bao gồm:
+ Về giao thông đường bộ nội thị: Trên cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu, dự kiến nâng cấp mở rộng theo các quy định lộ giới. Tổng chiều dài các tuyến giao thông xây dựng mới là 250,272 km.
+ Về giao thông đường bộ đối ngoại: Dự kiến cải tạo mở rộng và xây dưng mới 6 tuyến đường đối ngoại, trong đó có 2 tuyến hiện hữu: Xa lộ Hà Nội (quốc lộ 52), Xa lộ Hà Nội (quốc lộ 1A) và 4 tuyến đường dự phóng: cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Vành đai 2, Vành đai 3, đường nối Vành đai 3. Tổng chiều dài khoảng 46,324 km.
+ Về giao thông đường sắt quốc gia: có 2 tuyến đường sắt quốc gia: dọc theo hành lang đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Bố trí 1 depot cho tuyến đường sắt cao tốc tại phường Long Trường, quy mô khoảng 40ha.
+ Về giao thông đường sắt liên đô thị: Tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Nhơn Trạch – sân bay Long Thành và tuyến đi theo hành lang đường cao tốc và đường Vành đai 3.
+ Về giao thông đường sắt đô thị: tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Bố trí 1 Depot Suối Tiên thuộc phường Long Bình, quy mô 27 ha.
+ Về giao thông đường thủy: Theo định hướng chung về giao thông đường sông xác định các tuyến sông rạch có chức năng giao thông thủy bao gồm: sông Đồng Nai thuộc cấp kênh sông Cấp I; sông Tắc thuộc cấp kênh sông Cấp IV; rạch Chiếc – rạch Trau Trảu thuộc cấp kênh sông Cấp IV; rạch Ông Nhiêu thuộc cấp kênh sông Cấp VI. Hành lang bảo vệ bờ sông là 50m (đối với kênh sông cấp I), 30m (đối với kênh sông cấp IV) và 20m (đối với kênh sông cấp VI).
+ Về bến xe đối ngoại, bãi đậu xe: Dự kiến xây dựng mới các bến bãi xe. Tổng diện tích 168,21 ha.
* Quy hoạch kiến trúc cảnh quan: quận 9 có 3 khu trung tâm chính làm hạt nhân ảnh hưởng đến các vùng kiến trúc cảnh quan đô thị như sau:
+ Khu trung tâm thương mại dịch vụ đa năng cấp khu vực: quy mô khoảng 93 ha tại phường Long Bình. Là trung trung tâm thương mại dịch vụ đa năng cấp khu vực, tập trung hệ thống các công trình cao tầng đa năng và dịch vụ công cộng.
+ Khu trung tâm thương mại dịch vụ phía Đông thành phố: quy mô khoảng 140 ha tại phường Trường Thạnh và phường Long Trường. Khu vực tập trung hệ thống các công trình cao tầng đa năng và dịch vụ công cộng, chức năng tương tự 1 đô thị vệ tinh.
+ Khu dân cư và trung tâm hành chánh quận 9: quy mô khoảng 136 ha tại phường Trường Thạnh và phường Long Trường. Đây là khu vực có nền đất tương đối cao, ít sông rạch. Tập trung các công trình công cộng cấp quận về hành chánh, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, thương mại dịch vụ.
Quy hoạch giao thông đô thị tại Quận 9:
– Mở rộng và hoàn thiện các tuyến đường hiện hữu còn lại theo lộ giới.
– Quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ có chức năng đối ngoại, nối kết các vùng, khu vực đô thị kế cận gồm
- Đường Xa lộ Hà Nội (Quốc lộ 52)
- Quốc lộ 1A
- Cao tốc thành phố Hồ chí Minh – Long Thành – Dầu Giây,
- Đường Vành đai 2, Vành đai 3, đường nối Vành đai 3.
– Quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ đối nội trên cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu dự kiến
Nâng cấp, mở rộng (đường Long Phước, đường Nguyễn Xiển, đường Nguyễn Duy Trinh, đường Đỗ Xuân Hợp, đường Lê Văn Việt, đường Lã Xuân Oai, đường Hoàng Hữu Nam, đường Nguyễn Văn Tăng, đường Bưng Ông Thoàn, đường Long Thuận, đường Tam Đa, đường Dương Đình Hội…)
Kết hợp với việc xây dựng mới các tuyến đường chính, đường liên khu vực như đường Long Phước nối dài, đường D1, D2 khu Công nghệ cao, đường Lã Xuân Oai nối dài, đường Bưng Ông Thoàn nối dài, đường Long Thuận nối dài, đường Tam Đa nối dài, đường Dương Đình Hội nối dài, đường Long Phước 1, 2, 3, 4, 5, đường dọc sông, đường liên phường nối dài và một số tuyến khác.
– Về giao thông đường sắt quốc gia: tuyến đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang đi theo hành lang đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây vượt qua sông Đồng Nai đi qua quận 9 nối ga Thủ Thiêm; dự kiến quy hoạch Depot (quy mô 40ha) cho tuyến đường sắt cao tốc tại vị trí gần bến xe sông Tắc, phường Long Trường.
– Về giao thông đường sắt đô thị: cập nhật quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đi theo hành lang Xa lộ Hà Nội và kết thúc tại depot Suối Tiên thuộc phường Long Bình, quy mô diện tích 27 ha.
– Về giao thông thủy: quy hoạch các tuyến sông kênh rạch trên địa bàn quận 9 có chức năng giao thông thủy theo quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực TPHCM giai đoạn từ nay đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố.
– Quy hoạch xây dựng hệ thống bến bãi trên địa bàn Quận với tổng quy mô là 168,21ha; bao gồm:
- Bến chuyên dụng xe buýt (6 ha)
- Đầu mối trung chuyển hành khách (0,6 ha)
- Bến xe liên tỉnh (31,01 ha)
- Bãi đậu xe ô tô (35,9 ha)
- Bãi đâu xe taxi (4,7 ha)
- Trung tâm tiếp chuyển hàng hóa (40 ha)
- Kho thông quan nội địa (50 ha).
– Xây dựng kho thông quan và trung tâm tiếp chuyển hàng hóa…
Bên trên là những hình ảnh Bản đồ Quận 9 khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.