Bản đồ Hành chính Quận 11 TPHCM khổ lớn phóng to 2022

Bản đồ hành chính Quận 11 giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn Quận 11 chi tiết nhất.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính  Quận 11 khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.

Giới thiệu Quận 11

Quận 11 nằm về phía Tây – Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây là một quận ven nhưng lại có đặc điểm đô thị hóa nhanh. Trên cùng địa bàn ở những khu vực khác nhau do lịch sử hình thành về số lượng dân cư, ngành nghề, tộc người khác nhau, điều đó đã tạo thành nét đa dạng, phong phú và phức tạp trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của quận qua các thời kỳ.

Trước ngày 30/04/1975, chính quyền Sài Gòn chia quận 11 thành 06 phường : Cầu Tre, Bình Thạnh, Bình Thới, Phú Thọ, Phú Thạnh, Phú Thọ Hòa.

Sau Bầu cử Quốc Hội cả nước năm 1976, quận 11 được chia lại thành 21 Phường. Dân số khoảng 204.897 người.

Quận 11 nằm ở giữa ranh giới huyện Tân Long (vùng Chợ Lớn) và huyện Bình Dương (vùng Bến Nghé, thuộc phủ Tân Bình, trấn Phiên An vào đầu thế kỷ thứ 18, trong đó các thôn Tân Hóa, Minh Phụng (một phần thôn Phú Lâm cũ), Phú Giáo (Tân Long và xã Phú Mỹ Thọ (huyện Bình Dương). 

Nhân dân Quận 11 có truyền thống đấu tranh cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất, cần cù và sáng tạo. Trên mảnh đất nhỏ bé với khoảng hơn 5km2 này trong những năm kháng chiến chống thực dân đế quốc đã hình thành nên những căn cứ địa kháng chiến, cơ sở sở cách mạng như địa danh Đồn Cây Mai, Trường đua Phú Thọ, Chợ Thiếc, Cầu tre, Bình Thới, Chùa Gò …

Đặc biệt nơi đây, năm 1937 đã hình thành những chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định dưới sự lãnh đạo của Đảng, cũng từ đây đông đảo các tầng lớp nhân dân đã phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc đã liên tục giành được những thắng lợi lớn góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước .

Mặc dù trải qua nhiều khó khăn, thử thách, có tổn thất về sức người sức của nhưng tổ chức Đảng ở trên địa bàn quận 11 có từ những năm 1936 – 1937 vẫn được duy trì để lãnh đạo quần chúng nhân dân cùng với nhân dân thành phố và cả nước thực hiện cuộc trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm nên mùa Xuân 30/4/1975 toàn thắng.

Từ sau ngày 30/4/1975, Đảng bộ và nhân dân Quận 11 đã hăng hái bắt tay ngay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục, cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, giữ vững an ninh, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng.

Những năm 1977 - 1985 với 3 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Quận từ khóa I đến khóa III. Đây là giai đoạn tình hình đất nước và Thành phố có nhiều khó khăn phức tạp do phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới phía Bắc và phía Tây Nam Tổ quốc, rồi vụ " nạn kiều " xảy ra vào năm 1978 trong lúc nền kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Trong bối cảnh đó Đảng bộ và chính quyền Quận đã cùng Thành phố và cả nước động viên, huy động sức người sức của bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đề ra những biện pháp, giải pháp khá hữu hiệu để ổn định tình hình, không để ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, đời sống và an ninh trật tự trong Quận.

Giai đoạn 1986 - 2000 với 5 kỳ Đại hội, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới theo tinh thần của các Nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ Quận các khoá IV, V, VI, VII, VIII đã cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố vào hoàn cảnh điều kiện cụ thể của địa phương. 

Hiện nay Quận 11 có diện tích đất tự nhiên là 5,14 km², dân số năm 2019 khoảng 209.876 người với 16 đơn vị hành chính, bao gồm 16 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16.

Tiếp giáp địa lý: Quận 11 nằm ở nội thành TPHCM và thuộc vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp các quận Tân Bình tại nút giao Lê Đại Hành bởi cánh cung Âu Cơ - Nguyễn Thị Nhỏ
  • Phía Nam giáp Quận 5 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh và Nguyễn Thị Nhỏ và Quận 6 với ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng và Tân Hóa
  • Phía Đông giáp Quận 10 bởi tuyến đường Lý Thường Kiệt
  • Phía Tây và Tây Bắc giáp quận Tân Phú

Trên địa bàn Quận 11 có khu du lịch nổi tiếng "Công viên văn hoá Đầm Sen". Đây là địa điểm lý tưởng tham quan du lịch, kết hợp dã ngoại của Sài Gòn.

 

Bản đồ hành chính Quận 11 năm 2022

Bản đồ hành chính các phường tại Quận 11
Bản đồ hành chính các phường tại Quận 11

 PHÓNG TO

Bản đồ hành chính Quận 11 mới nhất
Bản đồ hành chính Quận 11 mới nhất
Bản đồ giao thông trên địa bàn Quận 11
Bản đồ giao thông trên địa bàn Quận 11

PHÓNG  TO

Sơ đồ định hướng phát triển không gian Quận 11
Sơ đồ định hướng phát triển không gian Quận 11

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận 11 năm 2022
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận 11 năm 2022

PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2

Thông tin quy hoạch Quận 11 giai đoạn 2022 – 2030

1. Tính chất, chức năng lập quy hoạch

Phạm vi lập quy hoạch quận 11 trong giai đoạn 2022 – 2030 bao gồm địa bàn của quận 11 gồm 16 phường, có diện tích 5,14 km² và có ranh giới địa lý:

  • Phía Bắc giáp các quận Tân Bình (tại nút giao Lê Đại Hành bởi cánh cung Âu Cơ – Nguyễn Thị Nhỏ)
  • Phía Nam giáp Quận 5 (với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh và Nguyễn Thị Nhỏ) và Quận 6 (với ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng và Tân Hóa)
  • Phía Đông giáp Quận 10 với ranh giới là đường Lý Thường Kiệt
  • Phía Tây và Tây Bắc giáp quận Tân Phú

Tính chất, chức năng quy hoạch: Cơ cấu kinh tế: định hướng chuyển dịch cơ cầu kinh tế xã hội sang chức năng thương mại – dịch vụ, du lịch và văn hóa – giải trí – thể dục thể thao của thành phố.

Tính chất, chức năng: quận 11 là quận nội thành của thành phố bao gồm các khu chức năng chính như sau:

  • Khu dân cư đô thị.
  • Khu dịch vụ thương mại.
  • Khu công viên văn hóa, vui chơi giải trí.
Sơ đồ định hướng phát triển không gian Quận 11
Sơ đồ định hướng phát triển không gian Quận 11

PHÓNG TO

2. Quy hoạch phát triển không gian tại quận 11

2.1. Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng:

Các khu, cụm công nghiệp: Tiếp tục di dời các xí nghiệp sản xuất ô nhiễm, kho tàng ra các khu – cụm công nghiệp tập trung và chuyển đổi sang chức năng dân dụng như công trình công cộng, công trình thương mại dịch vụ hỗn hợp, công viên cây xanh…

+ Duy trì một số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp không ô nhiễm.

Hệ thống trung tâm và công trình công cộng: Đảm bảo đủ các loại hình phục vụ thiết yếu, cấp phục vụ, quy mô phục vụ và bố trí theo giải pháp phân tán trong các khu ở, đảm bảo bán kính phục vụ và vị trí phù hợp với chức năng, đồng thời kết hợp với các mảng hoa viên sân chơi thể dục thể thao tạo nên những khoảng không gian mở cho từng khu vực.

+ Công trình công cộng cấp khu ở, cấp phường gồm các công trình công cộng mang tính thường xuyên như công trình hành chính cấp phường, thương mại dịch vụ, chợ, trạm y tế, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở.

+ Trung tâm hành chính quận, phát triển tại vị trí trung tâm quận hiện nay trên đường Bình Thới.

+ Trung tâm thương mại, dịch vụ được bố trí tại khu vực Trường đua Phú Thọ (đường Ba Tháng Hai, đường Lê Đại Hành – đường Lãnh Binh Thăng) và dọc theo đường đường Hòa Bình, đường Ba Tháng Hai.

+ Trung tâm văn hoá – giải trí, du lịch bố trí dọc trục đường Lãnh Binh Thăng thuộc phường 8, phường 11 và tại khu vực Công viên văn hóa Đầm Sen thuộc phường 3.

+ Khu thể dục thể thao Phú Thọ thuộc phường 15 được xây dựng thành khu liên hợp thể dục thể thao – công viên cây xanh – công trình công cộng.

Định hướng phát triển quy hoạch quận 11 được thự hiện quy hoạch như sau:

– Cum dân cư số 1: Có tổng diện tích là 131,26 ha bao gồm các khu vực phường 1, phường 3 và phương 10. Chức năng chính của cụm dân cư số 1 là khu công viên văn hóa cấp thành phố cùng việc phát triển các trung tâm hành chính-thương mại-dịch vụ của quận 11 và tái lập khu dân cư hiện hữu. Mật độ xây dựng của cụm dân cư số 1 với các tòa nhà cao tầng tối đa là 35 tầng và khu nhà ở là 45%.

– Cụm dân cư số 2: Có tổng diện tích bao gồm 50,33 ha, bao gồm phường 2 và phường 16, chức năng chính là các khu dân cư hiện hữu. Mật độ xây dựng bình quân trong khu 5 này là 45%, bao gồm các khu nhà liền kề xây dựng tầng cao liên tiếp 4 tầng, chung cư sẽ có quy định xây dựng từ 9-16 tầng .

– Cụm dân cư số 3: Tổng diện tích là 130,85 ha, bao gồm các phường 4, phường 6 và phường 7. Chức năng chính của khu vực này là trở thành khu vực trung tâm thể dục thể thao cấp thành phố cùng việc chỉnh trang khu dân cư hiện hữu với mật độ xây dựng trung bình khoảng 40% và số tầng cao không hạn chế.

– Cụm dân cư số 4: Tổng diện tích là 98,04 ha và bao gồm phường 5, phường 14. Có chức năng chính là kết hợp xây dựng, cải tạo mới cùng cải thiện khu dân cư hiện hữu. Mật độ xây dựng tại cụm dân cư này là 35 – 40%, số tầng cải tạo mới là không hạn chế.

– Cụm dân cư số 5: Có tổng diện tích là 64,55ha, bao gồm phường 8, phường 12 và chức năng chính là cải tạo ác khu dân cư hiện hữu. Trong đó, mật độ xây dựng trung bình của nhà ở chiếm 35 – 40% và chiều cao số tầng tối đa là 35 tầng.

– Cụm dân cư số 6: Có tổng diện tích bao gồm 38,91 ha, bao gồm phường 11 và phường 9 với chức năng chính là giúp cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu, mật độ xây dựng trung bình của khu vực nhà ở là khoảng 45% và chiều cao tối đa là 35 tầng.

 Công viên cây xanh: Nâng cấp công viên Đầm Sen hiện hữu thuộc phường 3.

+ Khai thác thêm quỹ đất trong khu thể dục thể thao Phú Thọ làm công viên cây xanh (quy mô sẽ được xác định sau khi quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu thể dục thể thao Phú Thọ được phê duyệt).

+ Tập trung khai thác các mảng xanh trên các dự án chỉnh trang đô thị.

+ Mở rộng và hòan thiện khu di tích Chùa Gò thuộc phường 2 và Đồn Cây Mai thuộc phường 16.

+ Trong các khu ở, khi thực hiện cải tạo chỉnh trang kết hợp xây dựng mới chú trọng bố trí nhiều vườn hoa nhỏ, cây xanh, thảm cỏ.

Công trình tôn giáo tín ngưỡng: duy trì, bảo vệ và tôn tạo các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh và phát triển nét đẹp văn hóa phong tục, tập quán của người dân. Diện tích đến năm 2030 là 7,64 ha.

Đất quân sự: hiện chỉ còn một phần đất quân sự tại khu di tích Đồn Cây Mai thuộc phường 16, với diện tích là 0,98 ha.

2.2. Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị:

Bố cục mặt bằng không gian đô thị: Cải tạo các khu ở cũ và ổn định kết hợp với xây dựng mới các khu nhà phố liên kế có sân phía trước, kiến trúc trong cùng một dãy phố mang cùng một hình thức kiến trúc (về cấu trúc mặt tiền, độ cao trung bình, độ lùi công trình…).

+ Các khu cao tầng đảm bảo khoảng cách giữa các công trình, bố trí bãi đậu xe, kiến trúc thoáng mát hiện đại, hạn chế hướng Tây, các mặt tiền nhà nên hướng ra các trục đường chính tạo vẻ khang trang cho đô thị.

+ Tầng cao tối thiểu: 2 tầng

+ Tầng cao tối đa: không hạn chế.

Tổ chức không gian đô thị cho các khu vực tiêu biểu:

a) Khu trung tâm thương mại – dịch vụ: Cửa ngõ của quận 11 là trục đường Ba Tháng Hai là tuyến giao thông xuyên suốt không chỉ của quận 11 mà của cả thành phố. Vì vậy, trên tuyến đường này sẽ bố trí các công trình trọng điểm, các khu cao tầng kết hợp với dịch vụ bên dưới tạo thành trục đường thương mại đặc thù cho quận.

+ Mật độ xây dựng: tối thiểu 40%, tối đa 60%.

+ Tầng cao: tối thiểu 1 tầng, tối đa không khống chế (theo quy định).

b) Khu trung tâm hành chính: Hiện nay đã được hình thành, nằm trên tuyến đường Bình Thới, tập trung các công trình hành chính ban ngành của quận 11. Khu vực này còn thiếu cây xanh cần bổ xung thêm hệ thống cây xanh ven đường tạo mỹ quan cho khu trung tâm.

+ Mật độ xây dựng: tối thiểu 30%, tối đa 50%.

+ Tầng cao: tối thiểu 1 tầng, tối đa không khống chế (theo quy định).

c) Khu công viên cây xanh: Quận 11 là một trong những quận nằm ở trung tâm thành phố nhưng có ưu thế hơn các quận nội thành khác nhờ những khoảng không gian mở là công viên Đầm Sen. Tuy nhiên cần bố trí thêm các công viên nhỏ xen cài trong các khu ở (đa phần là dân cư hiện hữu đang từng bước cải tạo). Để đảm bảo chỉ tiêu cây xanh thì cần có phương thức khai thác hợp lý dựa trên quỹ đất của khu vực Trường đua Phú Thọ theo một tỷ lệ cho phép nhằm tạo thêm quỹ cây xanh cho quận. Để tận dụng ưu thế này, cần bố trí kết hợp cây xanh mặt nước với các loại hình vui chơi giải trí phục vụ cho dân cư không chỉ của quận mà còn của cả thành phố.

+ Mật độ xây dựng: tối thiểu 10%, tối đa 20%.

+ Tầng cao: tối thiểu 1 tầng, tối đa 2 tầng.

3. Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông

3.1. Hệ thống giao thông đối ngoại:

Đường bộ: Đường trên cao số 2: Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tuyến đường trên cao số 2 được kết nối từ đường trên cao số 1 đến đường Vành đai 2 (Quốc lộ 1A), hướng tuyến thực hiện theo hướng tuyến điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 906/TTg-KTN, riêng về quy mô mặt cắt ngang và các điểm kết nối với hệ thống giao thông đường bộ dưới mặt đất của dự án sẽ được xác định cụ thể khi dự án được thực hiện, triển khai theo quy định.

+ Đường Ba Tháng Hai đoạn đi qua địa phận quận 11 có lộ giới từ 30m đến 35m là đường trục chính đô thị, đảm bảo cân bằng chức năng giao thông, không gian đô thị và kết nối mạng lưới giao thông liên khu vực.

+ Các tuyến đường giao thông đối ngoại khác: đường Hồng Bàng (lộ giới 40m), đường Lý Thường Kiệt (lộ giới từ 30m đến 35m) đảm bảo cân bằng chức năng giao thông, không gian đô thị gắn kết với các khu vực đô thị của thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. Hệ thống giao thông đối nội: Đối với các đường hiện hữu: tiếp tực thực hiện cải tạo, nâng cấp mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định.

+ Đối các đường dự phóng: thực hiện quản lý chặt chẽ, tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông của khu vực đảm bảo khai thác giao thông hiệu quả.

3.3. Hệ thống giao thông công cộng: Hệ thống xe buýt cần đáp ứng nhu cầu giao thông công cộng từ 45 ÷ 50% và tổ chức mạng lưới xe buýt phủ kín trên toàn mạng lưới giao thông của khu vực.

Đường sắt đô thị: Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-TTg và Quyết định số 24/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có các tuyến đường sắt đô thị đi qua địa phận quận 11 như sau: Tuyến đường sắt đô thị số 3a đi trong hành lang lộ giới đường Hồng Bàng, tuyến đường sắt đô thị số 5 đi trong hành lang lộ giới đường Lý Thường Kiệt và tuyến đường sắt đô thị số 6 đi trong hành lang lộ giới đường Tân Hóa kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 3a. Về phương án tuyến, vị trí và quy mô các nhà ga bố trí dọc tuyến sẽ được xác định cụ thể theo dự án được thực hiện, triển khai theo quy định.

3.4. Hệ thống các công trình phục vụ giao thông: Trên cơ sở Quyết định số 101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn sau năm 2030, quy hoạch bến bãi trên địa phận quận 11 chiếm 4,16 ha dự kiến được phân bổ và xác định như sau:

  • Bãi đậu xe ô tô tại khu vực Trường đua Phú Thọ quy mô 1,0 ha.
  • Bãi đậu xe buýt tại khu vực công viên văn hóa Đầm Sen quy mô 0,16 ha.
  • Bãi Hậu Cần số 4 tại khu vực đường Tống Văn Trân quy mô 3,0 ha..

Các nút giao thông chính: Ưu tiên nghiên cứu giải pháp tổ chức giao thông khác mức giữa đường Ba Tháng Hai với các tuyến đường Hồng Bàng, đường Lê Đại Hành và đường Lý Thường Kiệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa chức năng giao thông đô thị của đô thị.

Xem thêm: