Bản đồ hành chính Huyện Phong Điền giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn Huyện Phong Điền chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính Huyện Phong Điền khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Giới thiệu Huyện Phong Điền tại Cần Thơ
Nằm ở cửa ngõ Tây Nam của Thành phố Cần Thơ, Huyện Phong Điền có diện tích đất tự nhiên 119,48 km², chia làm 7 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Phong Điền và 6 xã: Giai Xuân, Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Trường Long.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Phong Điền có chợ nổi của vùng đất Cần Thơ: Chợ nổi Phong Điền. Ngoài ra, còn có di tích lịch sử nổi tiếng Chiến thắng Lộ Vòng Cung.
Phong Điền được biết đến là vùng đất trù phú với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, quanh năm cây trái xanh tươi, sản vật dồi dào, thiên nhiên kỳ thú, mang đậm nét văn hóa miệt vườn
Tiếp giáp địa lý: Huyện Phong Điền nằm ở cửa ngõ Tây Nam của thành phố Cần Thơ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng
- Phía tây giáp huyện Thới Lai
- Phía nam giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
- Phía bắc giáp quận Bình Thủy và quận Ô Môn.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện Phong Điền là 119,48 km², dân số năm 2019 khoảng 98.424 người. Mật độ dân số đạt 824 người/km².
Bản đồ hành chính Huyện Phong Điền mới nhất
Thông tin quy hoạch Huyện Phong Điền mới nhất
Xây dựng huyện Phong Điền trở thành đô thị sinh thái, 'lá phổi xanh' của Cần Thơ. Đó là định hướng của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phong Điền tại thành phố Cần Thơ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Cụ thể, Đảng bộ huyện Phong Điền tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 07 của Thành ủy Cần Thơ về "Xây dựng và phát triển huyện Phong Điền trở thành đô thị sinh thái" gắn với thực hiện Nghị quyết số 03 của Thành ủy về "Đẩy mạnh phát triển du lịch".
Huyện Phong Điền tập trung đầu tư phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường xúc tiến, quảng bá và khai thác có hiệu quả, bền vững các tiềm năng, thế mạnh về du sông nước miệt vườn, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh gắn với khai thác, phát huy các khu di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên kết phát triển du lịch tập trung với quy mô lớn...
Huyện Phong Điền với định hướng tạo bước đột phá mới, khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện trong xây dựng và phát triển huyện thành đô thị sinh thái, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, đảm bảo mục tiêu là "vành đai xanh", "lá phổi xanh" của thành phố, giữ gìn, tôn tạo cảnh quan bảo vệ môi trường "sáng - xanh - sạch - đẹp".
Theo Báo cáo trình Đại hội, mục tiêu lớn nhất của Đảng bộ huyện Phong Điền trong nhiệm kỳ 2020-2025 là phát huy tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển huyện Phong Điền thành đô thị sinh thái của thành phố Cần Thơ vào năm 2025.
Huyện Phong Điền tại Cần Thơ phát triển kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ, du lịch - nông nghiệp chất lượng cao - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
15 chỉ tiêu chủ yếu là huy động vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2025 từ 10.000 tỉ đồng trở lên.
Đến năm 2025, giá trị sản xuất nông, thủy sản là 1.382 tỉ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 905 tỉ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 7.700 tỉ đồng.
Tất cả 6 xã xây dựng hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao, trong đó có từ 2 đến 3 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
Đến năm 2025, giảm tỉ lệ hộ nghèo còn dưới 0,5%, tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên 95% dân số. Tỉ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt 90%...
Trong thời gian tới, Huyện Phong Điền tập trung phát triển kinh tế tập thể, gắn sản xuất với sơ chế, bảo quản và tiêu thụ hàng hóa nông sản; tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị sinh thái; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào quản lý, sản xuất, cải cách hành chính.
Xác định nhiệm vụ và giải pháp là tăng cường mời gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại; xây dựng Trung tâm thương mại huyện Phong Điền hoàn chỉnh theo quy hoạch.
Phát triển vườn cây ăn trái gắn với phát triển du lịch và đảm bảo vệ sinh môi trường, du lịch văn hóa gắn với di sản và lễ hội, lịch sử truyền thống.
Khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là hộ gia đình đầu tư, mở rộng, xây dựng mới nhiều điểm tham quan, du lịch, homestay…
Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, như: Cụm di tích Lộ Vòng Cung, khu du lịch sinh thái Phong Điền; nâng cấp, mở rộng các tuyến đường, bắc mới các cây cầu nối liền tuyến đường chính.
Tiếp tục thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp chất lượng cao...
Thông tin cơ bản Huyện Phong Điền tại Thành phố Cần Thơ
Nguồn gốc địa danh: Phong Điền có nghĩa là vùng đất trù phú, địa danh này còn là nguyên quán của hai dòng họ Lê và Trần đến đây khai khẩn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Hai dòng họ này đã đến đây lập nghiệp vào thời nhà Nguyễn, trước khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.
Theo Địa phương chí tỉnh Cần Thơ do chính quyền thực dân Pháp phát hành vào năm 1904, Phong Điền lúc này đã là tên một ngôi chợ thuộc làng Nhơn Ái, tổng Định Bảo.
Giai đoạn 1966 - 1975
Ngày 26 tháng 5 năm 1966, quận Phong Điền thuộc tỉnh Phong Dinh được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập trên cơ sở tách một phần đất của các quận Châu Thành, Phong Phú, Thuận Nhơn trước đó.
Quận Phong Điền khi đó gồm 5 xã: Nhơn Nghĩa, Nhơn Ái, Trường Long, Mỹ Khánh, Cầu Nhiếm. Trong đó, xã Cầu Nhiếm được thành lập do tách một phần đất của các xã Tân Thới và Trường Thành cùng thuộc quận Phong Phú.
Tuy nhiên, về phía chính quyền Cách mạng địa bàn quận Phong Điền vẫn do huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ quản lý. Có thời gian địa bàn này còn được gọi là huyện Châu Thành Vòng Cung, do tách ra từ huyện Châu Thành.
Nơi đây là một trong những chiến trường ác liệt nhất ở tỉnh Cần Thơ trong thời kỳ đấu tranh chống lại quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, trong đó có các di tích lịch sử nổi tiếng như Chiến thắng Ông Hào, Chiến thắng Lộ Vòng Cung...
Giai đoạn 1975 - 2003
Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Cần Thơ lúc bấy giờ đã giải thể quận Phong Điền, sáp nhập địa bàn vào huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ. Khi đó, xã Cầu Nhiếm cũng bị giải thể, sáp nhập trở lại vào địa bàn các xã Tân Thới và Trường Thành của huyện Ô Môn như trước.
Tháng 2 năm 1976, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Hậu Giang.
Ngày 21 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 174-CP, theo đó sáp nhập xã Mỹ Khánh, xã Giai Xuân và ấp Thới Thuận, ấp Thới Hòa, ấp Thới Ngươn của xã Thới An Đông thuộc huyện Châu Thành vào thành phố Cần Thơ (lúc đó thuộc tỉnh Hậu Giang).
Khu vực huyện Phong Điền ngày nay khi đó lại thuộc các đơn vị hành chính là thành phố Cần Thơ (các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân), huyện Châu Thành (các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long) và huyện Ô Môn (xã Tân Thới) của tỉnh Hậu Giang.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Châu Thành, huyện Ô Môn và thành phố Cần Thơ khi đó cùng thuộc tỉnh Cần Thơ.
Ngày 06 thành 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Cần Thơ. Địa bàn huyện Phong Điền ngày nay thuộc huyện Châu Thành A, huyện Ô Môn và thành phố Cần Thơ của tỉnh Cần Thơ khi ấy.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Theo đó, huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang.
Từ năm 2004 đến nay
Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.
Nội dung Nghị định về việc thành lập huyện Phong Điền như sau:
Thành lập huyện Phong Điền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A.
Huyện Phong Điền có 11.948,24 ha diện tích tự nhiên và 100.710 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tấn Thới, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa và Trường Long. Huyện lỵ đặt tại xã Nhơn Ái.
Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập thị trấn Phong Điền thuộc huyện Phong Điền trên cơ sở điều chỉnh 753,82 ha diện tích tự nhiên và 11.852 nhân khẩu của xã Nhơn Ái.
Sau khi điều chỉnh, huyện Phong Điền có 11.948,24 ha diện tích tự nhiên và 102.699 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ Khánh, Trường Long và thị trấn Phong Điền
Bên trên là những hình ảnh bản đồ Huyện Phong Điền khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.