Bản đồ hành chính huyện Hóc Môn giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn huyện Hóc Môn chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính huyện Hóc Môn khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Giới thiệu huyện Hóc Môn
Hóc Môn là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích đất tự nhiên 109,17 km², dân số toàn huyện khoảng 542.243 người, phân bố trên 01 thị trấn và 11 xã. Phía bắc giáp huyện Củ Chi; Phía đông giáp thành phố Thuận An (thuộc tỉnh Bình Dương bởi ranh giới là sông Sài Gòn); Phía tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; Phía nam giáp 03 quận, gồm Quận 12, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Trên địa bàn huyện có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh. Cùng với đó là thế mạnh về hệ thống Sông, kênh rạch, góp phần thuận lợi giao thông đường thủy, phát triển công nghiệp và đô thị hóa của huyện nhanh chóng, giảm áp lực dân cư đồng thời là vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là vùng đất gắn liền với địa danh nổi tiếng Mười Tám Thôn Vườn Trầu (Thập bát phù viên). Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân Hóc Môn đã cùng với nhân dân Sài Gòn – Gia Định và nhân dân cả nước nhất loạt đứng lên kháng chiến. Từ trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện những người con ưu tú của vùng đất Hóc Môn, Bà Điểm như: Nguyễn Ảnh Thủ, Phan Công Hớn, Tô Ký, Hồ Thị Bi…
Hóc Môn cũng vinh dự được Trung ương Đảng chọn làm căn cứ hoạt động trong những năm 1936-1939. Đây cũng là nơi có nhiều người con ưu tú của Đảng, của dân tộc đã hoạt động, chiến đấu và anh dũng hy sinh như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến…
Tiếp giáp địa lý:
- Phía bắc giáp huyện Củ Chi
- Phía đông giáp thành phố Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương bởi ranh giới là sông Sài Gòn
- Phía tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
- Phía nam giáp 03 quận, gồm Quận 12, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hóc Môn là 109,17 km², năm 2019 dân số 542.243 người. Mật độ dân số của huyện đạt 4.967 người/km².
+ Phân chia hành chính: huyện Hóc Môn chia làm 12 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Hóc Môn và 11 xã: Bà Điểm, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng.
Bản đồ hành chính Huyện Hóc Môn năm 2022
Thông tin quy hoạch huyện Hóc Môn mới nhất
1. Tính chất chức năng quy hoạch
Khu dân cư đô thị hóa và khu dân cư nông thôn góp phần thực hiện giãn dân của khu vực nội thành cũ và phân bố lại dân cư trên địa bàn thành phố.
Khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Trung tâm công cộng cấp thành phố khu vực phía Tây Bắc (dịch vụ, thương mại, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, công viên văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi kết hợp du lịch sinh thái).
Cửa ngõ quốc tế đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Quy hoạch phát triển không gian tại huyện Hóc Môn
2.1. Phân bố dân cư: Dân cư đô thị: dự kiến khoảng 550.000 người chiếm 84,6% tổng số dân, gồm 6 khu như sau:
a) Khu số 1: Khu dân cư đô thị Tây Bắc, Tân Thới Nhì, Xuân Thới Sơn và xã Xuân Thới Thượng, diện tích 1.306 ha:
- Dân số hiện trạng năm 2030 là: 12.294 người.
- Dân số dự kiến năm 2030 là: 90.000 người.
- Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc:
- Mật độ xây dựng: 30 – 40%.
- Tầng cao xây dựng: 2 – 30 tầng.
- Chức năng gồm: khu ở và các công trình công cộng cấp huyện như: trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, bệnh viện, khu văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ.
b) Khu số 2: Khu đô thị Tân Thới Nhì, Xuân Thới Sơn và xã Tân Hiệp, diện tích 1.093 ha, trong đó có Khu đô thị 741,83 ha thuộc xã Tân Thới Nhì và xã Tân Hiệp:
- Dân số hiện trạng là: 14.855 người.
- Dân số dự kiến năm 2030 là: 110.000 người.
- Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc:
- Mật độ xây dựng: 30 – 40%.
- Tầng cao xây dựng: 2 – 35 tầng.
- Chức năng: khu ở và các công trình công cộng như: trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, bệnh viện, khu văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ.
c) Khu số 3: Khu dân cư Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Đông và một phần Xuân Thới Thượng:
- Dân số hiện trạng là: 46.937 người.
- Dân số dự kiến năm 2030 là: 90.000 người.
- Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc:
- Mật độ xây dựng: 30 – 40%.
- Tầng cao xây dựng: 2 – 25 tầng.
- Chức năng: khu ở và các công trình công cộng như: trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, bệnh viện, khu văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ.
d) Khu số 4: Khu dân cư Xuân Thới Đông, Xuân Thới Thượng và xã Bà Điểm, diện tích 1.017 ha:
- Dân số hiện trạng là: 47.545 người.
- Dân số dự kiến năm 2030 là: 105.000 người.
- Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc:
- Mật độ xây dựng: 30 – 40%.
- Tầng cao xây dựng: 2 – 30 tầng.
- Chức năng: khu ở và các công trình công cộng như: trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, bệnh viện, khu văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ.
e) Khu số 5: Khu dân cư thị trấn Hóc Môn, Tân Xuân, Trung Chánh, Thới Tam Thôn và xã Đông Thạnh, diện tích 1.140 ha:
- Dân số hiện trạng là: 84.287 người.
- Dân số dự kiến năm 2030 là: 125.000 người.
- Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc:
- Mật độ xây dựng: 30 – 40%.
- Tầng cao xây dựng: 2 – 30 tầng.
- Chức năng: khu ở và các công trình công cộng như: trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, bệnh viện, khu văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ.
f) Khu số 6: Khu dân cư sinh thái xã Nhị Bình, diện tích 656 ha:
- Dân số hiện trạng là: 8.942 người.
- Dân số dự kiến năm 2030 là: 30.000 người.
- Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc:
- Mật độ xây dựng: 15 – 20%.
- Tầng cao xây dựng: 2 – 5 tầng.
- Chức năng: khu ở và các công trình công cộng như: trường trung học phổ thông, thương mại dịch vụ du lịch với quy mô 10 ha.
Dân cư nông thôn được tập trung xây dựng tại các điểm dân cư lớn tồn tại lâu dài với quy mô tương đối phù hợp trên 200 hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở. Số dân nông thôn dự kiến khoảng 100.000 người chiếm 15,4% tổng số dân, gồm 3 khu với tổng diện tích 1.666 ha như sau:
Khu dân cư Tân Hiệp tại Thới Tam Thôn, diện tích 681 ha: Dân số hiện trạng là: 25.350 người. Dân số dự kiến năm 2030 là: 41.000 người.
Khu dân cư Đông Thạnh tại Thới Tam Thôn, diện tích 600 ha: Dân số hiện trạng là: 28.330 người. Dân số dự kiến năm 2030 là: 36.000 người.
Khu dân cư Xuân Thới Sơn, diện tích 385 ha: Dân số hiện trạng là: 8.326 người; Dân số dự kiến năm 2030 là: 22.000 người.
2.2. Trung tâm huyện và các công trình công cộng:
Hệ thống trung tâm và các hạng mục công trình công cộng của huyện bảo đảm đủ các loại hình phục vụ thiết yếu cho dân cư.
Trung tâm hành chính huyện: Trung tâm hành chánh huyện dự kiến bố trí tại khu đất có quy mô 4,5 ha (cạnh cụm công nghiệp Khánh Đông thuộc xã Xuân Thới Sơn):
- Bắc giáp đường Nguyễn Văn Bứa.
- Nam giáp cụm công nghiệp Khánh Đông.
- Đông giáp Quốc lộ 22.
- Tây giáp khu dân cư hiện hữu.
Mỗi xã, thị trấn đều có khu hành chính và các công trình công cộng phúc lợi cần thiết được bố trí tại trung tâm các điểm dân cư.
Trung tâm thương mại dịch vụ: Trước mắt tận dụng các cơ sở đã có và từng bước hoàn thiện đủ điều kiện phục vụ cho nhu cầu của người dân.
+ Khu trung tâm thương mại dịch vụ: được bố trí theo tuyến dọc Quốc lộ 22.
+ Phát triển các công trình thương mại dịch vụ tại các khu đô thị mới như: Khu đô thị Tây Bắc, Khu đô thị 741,83 ha xã Tân Thới Nhì và Tân Hiệp, Khu đô thị Bà Điểm…
Hệ thống công trình y tế: Mỗi đơn vị ở (10.000 – 20.000 dân) bố trí một cơ sở y tế quy mô 500 m2.
+ Đầu tư mở rộng bệnh viện đa khoa Hóc Môn hiện hữu.
+ Xây mới các bệnh viện tại khu đô thị 741,83 ha xã Tân Thới Nhì và Tân Hiệp, khu đô thị Tây Bắc và các khu đô thị mới trên địa bàn huyện.
Công trình giáo dục: Mỗi khu đô thị, xã đều có bố trí trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở đảm bảo đủ quy mô và bán kính phục vụ, diện tích bình quân một chỗ học là 10 m2.
+ Hệ thống trường trung học phổ thông, trường dạy nghề cân đối chung trên địa bàn huyện, bảo đảm đủ chỗ cho tất cả học sinh trong độ tuổi.
Trung tâm văn hóa: Trung tâm văn hóa, thương mại dịch vụ tại khu vực ngã ba Giòng – Xuân Thới Thượng, diện tích đất khoảng 40ha.
Công trình công cộng cấp Trung ương, thành phố: Khu giáo dục đào tạo tại khu đô thị Tây Bắc quy mô 300 ha.
+ Khu công trình công cộng khu đô thị Tây Bắc 100 ha.
+ Khu đô thị 741,83 ha xã Tân Thới Nhì và Tân Hiệp: 62 ha.
+ Trung tâm cai nghiện: 50 ha
+ Chợ đầu mối Tân Xuân: 8 ha.
2.3. Công viên cây xanh: Đến năm 2030, công viên cây xanh có tổng diện tích là 917ha, chỉ tiêu 14,1 m2/người, được bố trí tập trung thành từng khu và phân tán tại các khu dân cư.
+ Khu công viên cây xanh tập trung kết hợp vui chơi giải trí tại xã Xuân Thới Thượng 200 ha; xã Đông Thạnh 90 ha; xã Xuân Thới Sơn 50 ha.
+ Dọc sông Sài Gòn tổ chức mảng xanh liên hoàn tạo cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái.
+ Các khu ở bố trí cây xanh kết hợp thể dục thể thao có quy mô dưới 10 ha bố trí tại các đơn vị ở.
2.4. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tổng diện tích đất dành phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 1.180 ha, chiếm tỷ lệ 10,8% tổng diện tích toàn huyện, trong đó gồm:
Khu công nghiệp Xuân Thới Thượng, quy mô 300 ha.
Cụm công nghiệp: gồm 8 cụm với diện tích 531 ha gồm:
- Cụm công nghiệp Tân Thới Nhì (thuộc Khu đô thị 741,83 ha xã Tân Thới Nhì và Tân Hiệp): 87 ha.
- Cụm công nghiệp Tân Hiệp (A): 25 ha
- Cụm công nghiệp Tân Hiệp (B): 20 ha
- Cụm công nghiệp Xuân Thới Sơn (A): 38 ha
- Cụm công nghiệp Xuân Thới Sơn (B): 40 ha
- Cụm công nghiệp Nhị Xuân: 230 ha
- Cụm công nghiệp Đông Thạnh: 36 ha
- Cụm công nghiệp Dương Công Khi: 55 ha.
- Các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp không ô nhiễm hoặc ít ô nhiễm, được lưu sử dụng xen cài trong khu dân cư gồm:
Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện hữu và kho bãi: 316 ha.
Đất các khu công năng khác:
- Nhà máy nước Tân Hiệp 12 ha.
- Nhà máy xử lý nước thải Tân Hiệp – 20 ha.
- Nhà máy xử lý nước thải tại Bà Điểm thuộc khu công nghiệp Vĩnh Lộc – 14 ha.
- Nghĩa trang liệt sĩ (3 ha) được xây dựng kề với khu tưởng niệm Ngã ba Giòng thuộc xã Xuân Thới Thượng.
- Nghĩa trang Huyện (10 ha) được bố trí gần nhà máy xử lý rác tại xã Đông Thạnh.
- Bến xe xuyên Á – xã Tân Thới Nhì quy mô 25 ha.
- Đất quân sự: 73,6 ha.
- Công trình tôn giáo.
- Đất nông nghiệp: dự kiến khoảng 1.200 ha dành cho sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao kết hợp với du lịch sinh thái, chủ yếu phát triển vườn cây ăn trái và cây kiểng. Đất nông nghiệp đồng thời giữ chức năng dự trữ phát triển đô thị và được phân bố tại xã Tân Hiệp (150 ha), xã Thới Tam Thôn (178 ha), xã Xuân Thới Thượng (296 ha), xã Đông Thạnh (456 ha), xã Nhị Bình (50 ha) và xã Xuân Thới Sơn (70 ha).
3. Thông tin quy hoạch giao thông tại huyện Hóc Môn
Tổ chức giao thông theo hướng cải tạo mở rộng theo đúng lộ giới quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh.
3.1. Các tuyến đường giao thông đối ngoại: Đường Quốc lộ 1A, đường Quốc lộ 22 (đoạn từ đường Hương lộ 60 đến ranh huyện Củ Chi) có lộ giới 120m.
+ Đường Quốc lộ 22 (đoạn từ quận 12 đến đường Hương lộ 60), đường Vành đai 3 có lộ giới 60m.
3.2. Các tuyến đường giao thông đối nội: trên cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu dự kiến nâng cấp mở rộng theo quy định lộ giới, hình thành và phát triển thêm các tuyến đường chính trong các khu đô thị.
- Đường D5 (đường số 1) và 2 tuyến đường vòng thuộc khu đô thị đại học Quốc tế Berjaya có lộ giới 60m.
- Đường Lê Văn Khương, đường Bùi Công Trừng, đường Đặng Công Bỉnh, đường Đặng Thúc Vịnh, đường Nguyễn Văn Bứa, đường Tô Ký (theo tuyến hiện hữu), đường Vòng cung Tây Bắc, đường N6 nối dài, đường dọc Kênh Xáng, đường dọc Rạch Tra, đường nối Kênh Xáng – Vòng cung Tây Bắc có lộ giới 40m.
- Các tuyến đường còn lại có quy mô lộ giới từ 16m đến 30m.
3.3. Tuyến đường sắt: Tuyến đường sắt liên đô thị thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài Tây Ninh, trong đó tại một số đoạn tuyến có hành lang đường bộ ở hai bên đường sắt, trên đoạn tuyến bố trí 2 ga dọc đường , qui mô 0,5 – 1 ha cho mỗi ga.
+ Tuyến đường sắt quốc gia phía Tây thành phố Hồ Chí Minh (Dĩ An – Tân Kiên) tuyến, trong đó tại một số đoạn tuyến có hành lang đường bộ ở hai bên đường sắt.
3.4. Giao thông thủy: gồm Sông Sài Gòn, rạch Tra, Kênh Xáng (Kênh Thầy Cai), kênh An Hạ và rạch Cầu Mênh. Các kênh rạch khác không có chức năng thủy, chủ yếu sử dụng cho tiêu thoát nước.
3.5. Bến bãi xe: Dự kiến nâng cấp bến xe An Sương thành bến bãi xe buýt thành phố, đảm nhận chức năng giao thông công cộng với qui mô khoảng 1,6 ha và xây dựng mới bến xe Xuyên Á, qui mô 25 ha. Đây là bến xe khách liên tỉnh tại cửa ngõ Tây Bắc thành phố trên địa bàn huyện Hóc Môn.
4. Định hướng quy hoạch huyện Hóc Môn giai đoạn 2022-2025
Phát triển các khu công nghiệp: Trong 2022-2025. Huyện Hóc Môn cho xây dựng và hình thành một số cụm công nghiệp tại xã Xuân Thới Sơn diện tích 50ha, xã Bà Điểm diện tích 60 ha, xã Đông Thạnh diện tích 80ha, Thị trấn huyện lỵ là 10ha.
Các khu công nghiệp này nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh tế địa phương vùng cũng như kinh tế toàn huyện. Các nhà đầu tư khi tiến hành phát triển cũng đã nghiên cứu rất kĩ các vấn đề, các phát sinh để đảm bảo đạt được hiệu quả cao khi thực hiện dự án quy hoạch.
Thực hiện các dự án khu dân cư: Định hướng quy hoạch 2022-2025 của huyện Hóc Môn dự định thực hiện rất nhiều dự án khu dân cư, khu chung cư cao cấp. Nhằm tái cơ cấu dân cư, điều chỉnh lại mật độ dân số cũng như quy hoạch lại dân cư theo vùng. Các khu dân cư đều ở những vị trí thuận tiện và hầu hết xa nhà máy, khu công nghiệp để không ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân cư.
Bên trên là những hình ảnh bản đồ huyện Hóc Môn khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.