Bản đồ Hành chính huyện Củ Chi TPHCM khổ lớn phóng to 2022

Bản đồ hành chính huyện Củ Chi giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn huyện Củ Chi chi tiết nhất.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính huyện Củ Chi khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.

Giới thiệu huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh

Huyện Củ Chi nằm phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, vị trí địa lý và giao thông thuận lợi có Sông Sài Gòn chảy qua phía đông, góp phần việc phát triển giao thông thủy của khu vực, nằm giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.

Huyện Củ Chi có diện tích đất tự nhiên 434,77 km², chia làm 21 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Củ Chi và 20 xã: An Nhơn Tây, An Phú, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Thông Hội, Thái Mỹ, Trung An, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng.

Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức). Đến với địa đạo Củ Chi, với đường hầm dày đặc, được sống lại với không khí của những ngày tháng đánh giặc oai hùng của dân tộc.

Vùng đất Củ Chi phát triển về cả nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt 98% tương đương 137 ha. Huyện có Đường Xuyên Á nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh nên giao thương phát triển.

Về địa hình: Huyện Củ Chi có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 m – 10 m và có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng.

Tiếp giáp địa lý: huyện Củ Chi nằm ở phía tây bắc nội thành của TPHCM, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thuộc tỉnh Bình Dương lần lượt các thành phố Thủ Dầu Một và TP Thuận An bởi ranh giới sông Sài Gòn
  • Phía tây giáp thị xã Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) và huyện Đức Hòa (tỉnh Long An)
  • Phía nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và huyện Hóc Môn
  • Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương lần lượt là thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng bởi sông Sài Gòn.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 434,77 km², dân số năm 2019 khoảng 462.047 người, mật độ dân số của huyện đạt 1.063 người/km².

+ Huyện Củ Chi có 3 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi haloxen muộn ven các sông, kênh, rạch. Đây là một loại đất rất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.

- Nhóm đất xám: Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ (Pleistocen muộn). Loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu …

- Nhóm đất đỏ vàng: Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau.

Bản đồ hành chính huyện Củ Chi năm 2022

Bản đồ hành chính các xã tại huyện Củ Chi hiện nay
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Củ Chi hiện nay
Bản đồ hành chính và ranh giới huyện Củ Chi năm 2022
Bản đồ hành chính và ranh giới huyện Củ Chi năm 2022
Bản đồ định hướng phát triển không gian huyện Củ Chi mới nhất
Bản đồ định hướng phát triển không gian huyện Củ Chi mới nhất

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Củ Chi đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Củ Chi đến năm 2030 

PHÓNG TO

Thông tin quy hoạch huyện Củ Chi mới nhất

1. Tính chất và chức năng quy hoạch

Khu dân cư đô thị hóa và khu dân cư nông thôn góp phần thực hiện giãn dân của khu vực nội thành cũ và phân bố lại dân cư trên địa bản thành phố.

Khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung quy mô lớn.

Trung tâm công cộng cấp thành phố trong khu đô thị Tây Bắc (dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, công viên văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi kết hợp du lịch).

Cửa ngõ quốc tế đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

2. Quy hoạch phát triển không gian tại huyện Củ Chi

2.1. Phân bố dân cư:

  • Khu dân Cự đô thị: Trên địa bàn huyện Củ Chi, dân số đô thị dự kiến 640.000 người, chiếm 80% tổng số dân.
  • Dân cư nông thôn được tập trung xây dựng tại các điểm dân cư lớn tồn tại lâu dài với quy mô tương đối phù hợp trên 200 hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở. Số dân cư nông thôn dự kiến khoảng 160.000 người chiếm 20% tổng số, diện tích đất: 1.969 ha.

2.2. Trung tâm công cộng và hệ thống công trình công cộng: Hệ thống trung tâm và các hạng mục công trình công công của huyện đảm bảo đủ các loại hình phục vụ thiết yếu cho dân cư.

Trung tâm hành chính quận: Trung tâm hành chính huyện vẫn giữ vị trí hiện nay tại tinh lộ 8 Thị trấn huyện lỵ Củ Chi.

+ Mỗi xã, thị trấn đều có khu hành chính và các công trình công cộng phúc lợi cần thiết được bố trí tại trung tâm các điểm dân cư.

Trung tâm thương mại dịch vụ: Trước mắt tận dụng các cơ sở đã có và từng bước hoàn thiện đủ điều kiện phục vụ cho như cầu của người dân.

+ Phát triển các công trình thương mại dịch vụ tại các khu đô thị.

Hệ thống công trình y tế: Mỗi xã phải có trạm y tế cơ sở quy mô ≥ 500 m2, để chăm lo sức khỏe cho người dân.

+ Xây dựng một số phòng khám khu vực tại các thị trấn, thị tứ với quy mô 4.000 m2/phòng.

+ Đầu tư và mở rộng Bệnh viện Củ Chi trở thành bệnh Viện đa khoa khu vực với quy mô 1.000 giường. Nâng cấp bệnh viện An Nhơn Tây (bệnh viện Củ Chi), tăng số giường điều trị 500 giường.

+  Xây dụng thêm bệnh Viện đa khoa tại khu vực phía Đông của huyện và bệnh viện Tân Phú Trung.

Công trình giáo dục: Mỗi Xã đều bố trí trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở đảm bảo đủ quy mô và bán kính phục vụ.

+ Hệ thống trường trung học phổ thông, trường dạy nghề cân đối chung trên địa bàn huyện, bảo đảm đủ chỗ cho tất cả học sinh trong độ tuổi học trung học phổ thông

Công trình công cộng cấp trung ương, thành phố: Trung tâm công cộng thuộc Khu đô thị Tây Bắc thành phố có quy mô tầm cỡ quốc tế, phục vụ cho khu đô thị, thành phố và cả khu vực của vùng, bao gồm: Trung tâm dịch vụ, thương mại, y tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, thể dục thê thao, nghỉ ngơi giải trí,… diện tích 686 ha.

+ Khu Viện trường ngành y với quy mô 2.000 giường bệnh, dự kiến đặt tại Xã Phước Hiệp có diện tích 105 ha.

+ Phim trường tại Xã Hòa Phú: 50 ha.

+ Trung tâm dịch vụ triển lãm sản phẩm nông nghiệp tại Xã Phước Vĩnh An – Tỉnh lộ 2: 23,3 ha.

+ Trường cao đẳng dạy nghề Lý Tự Trọng: 30 ha.

+ Khu giáo dục – đào tạo Phú Hòa Đông : 40 ha.

+ Trung tâm đào tạo phường xã đội tại Xã Phạm Văn Cội: 32 ha

2.3. Công viên cây xanh: Tính chất đặc thù của huyện Củ Chi là hệ thống kênh đào hiện hữu, sông rạch.

+ Phía Đông và Nam huyện ly (dọc kênh Xáng và sông Sài Gòn) phát triển các khu công viên vui chơi giải trí nghĩ ngợi quốc tế và dọc sông Sài Gòn tổ chức mảng xanh liên hoàn tạo cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái. ..

+ Các khu ở bố trí các khu cây xanh kết hợp thể dục thể thao.

+ Hệ thống cây xanh cách ly giữa khu dân cư với khu công nghiệp, hành lang hệ thông hạ tầng kỹ thuật.

+ Khu cây xanh: bố trí tập trung thành từng mảng xanh lớn kết hợp mặt nước, rừng bảo vệ môi trường tạo không gian xanh cho đô thị và khu vực.

2.4. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tập trung các khu, cụm công nghiệp lớn của thành phố đảm bảo việc Xử lý ô nhiễm, an toàn về môi trường.

  • Khu công nghiệp Tân Phú Trung: quy mô 543 ha.
  • Khu công nghiệp Tây Bắc huyện Củ Chi: quy mô 380 ha.
  • Khu công nghiệp Bàu Đưng: quy mô 175 ha.
  • Khu công nghiệp Đông Nam Củ Chi tại Xã Hoà Phú và Xã Binh Mỹ: quy mô 338 ha, trong đó có 10 ha tái định cư và 45 ha nhà ở chuyên gia, công nhân.
  • Khu công nghiệp hóa được Phước Hiệp: quy mô 200 ha.
  • Cụm công nghiệp Tân Quy (khu A) phía Bắc Tĩnh lộ 8: quy mô 65 ha.
  • Cụm công nghiệp Tân Quy (khu B) phia Nam Tinh lộ 8: quy mô 97 ha.
  • Cụm công nghiệp Samcoz quy mô 99 ha.
  • Cụm công nghiệp Bàu Trăn: quy mô khoảng 95 ha.
  • Cụm công nghiệp chế biến thức ăn gia xúc Xã Phạm Văn Cội: quy mô 75 ha.
  • Khu kho trong khu đô thị Tây Bắc thành phố: quy mô khoảng 22 ha.

Các cơ sở công nghiệp – tiều thủ công nghiệp ô nhiễm sẽ di đời vào khu, cụm công nghiệp tập trung có điều kiện xử lý, còn những cơ sở công nghiệp – tiêu thủ công nghiệp không ô nhiễm hoặc ít ô nhiễm, được lưu sử dụng xen cài trong khu dân cư.

2.5. Nông 1âm nghiệp kết hợp phát triển du lịch sinh thái: Do điều kiện tự nhiên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, dành khoảng 24.385 ha cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu phát triển vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái.

3. Thông tin quy hoạch giao thông tại huyện  Củ Chi

Việc tổ chức giao thông theo hướng cải tạo mở rộng đúng lộ giới quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường tạo thành mạng lướí giao thông hoàn chỉnh.

Xây dựng và cải tạo các nút giao thông tại các vị trí giao cắt trục đường đối ngoại (đường Quốc 1ộ 22, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, đường Vành đai 3, Vành đai 4, …) với các tuyến đường khác để tránh gián đoạn lưu lượng xe qua lại và đảm bảo giao thông được thông suốt, an toàn.

Quy hoạch nối dài tuyến metro số 2 (từ Thủ Thiêm – Bến Thành – Tham Lương) đến khu đô thị Tây Bắc đi qua địa bàn huyện theo hành 1ang Quốc lộ 22.

Quy hoạch tuyến đường sắt liên đô thị thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài và nối ga Tân Chánh Hiệp đi theo hành lang đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn sau năm 2030.

Giao thông công cộng: hệ thống giao thông công cộng chủ yếu sử dụng 2 loại hình giao thông là hệ thống xe buýt và hệ thống đường sắt đô thị – liên đô thị.

Quy hoạch Xây dựng hệ thống bến bãi đậu xe (công trình phục vụ giao thông) với tổng điện tích 7,5ha phù hợp với Quy hoạch phát triển Giao thộng vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn sau năm 2030 (một số vị trí bến bãi được hoán đổi để phù hợp với tình hình thực tế sử dụng đất nhưng vẫn đảm báo diện tích cần thiết theo quy hoạch).

Giao thông đường bộ đối nội: trên cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu, dự kiến nâng cấp mở rộng các tuyến đường liên xã, thị trấn và xây dựng mới các trục đường chính, đường liên khu vực.

Các khu quy hoạch Công nghiệp xanh - sạch ven đường ngoài khu dân cư

- Đường Võ Văn Bích (Bình Mỹ)

- Đường Tỉnh lộ 2 (Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An)

- Đường Hồ Văn Tắng (Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây)

- Ngã tư Sở (giao lộ Tỉnh lộ 7, Tỉnh lộ 2 mỗi hướng 1000m thuộc xã Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ)

4. Quy hoạch một số công trình trên địa bàn huyện Củ Chi

Khu đô thị Tây Bắc thành phố: Quy mô 6.000ha

- Vị trí: bao gồm một phần của huyện Hóc Môn, phần lớn thuộc Củ Chi nằm ở các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội và xã Phước Hiệp ranh giới được giới hạn bởi đường Quốc lộ 22 đến kinh Xáng giáp Long An, hướng Tây Nam đến khu xử lý chất thải rắn Thành phố

Khu xử lý chất thải rắn thành phố: Quy mô: 822ha; Vị trí: một phần xã Phước Hiệp, một phần xã Thái Mỹ

Khu thảo cầm viên Sài Gòn: Quy mô: 485,35ha; Vị trí: một phần xã Phú Mỹ Hưng, một phần xã An Nhơn Tây

Khu Trường bắn Bộ chỉ huy Quân sự thành phố: Quy mô 71,44ha; Vị trí thuộc xã Phú Mỹ Hưng

Khu viên - Trường ngành Y tế Thành phố: Quy mô 100ha; Vị trí Thuộc xã Phước Hiệp

Trường cao đẳng nghề Lý Tự Trọng (chi nhánh): Quy mô 30ha; Vị tríThuộc xã Phú Hoà Đông

Trường đại học Hồng Bàng: Quy mô 40ha; Vị trí: thuộc xã Phú Hoà Đông

Trường đại học Công nghệ thông tin - Gia Định: Quy mô 20 ha; Vị trí thuộc xã Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An và một phần Thị trấn Củ Chi

Trường đại học Dân lập Củ Chi: Quy mô 20ha;  Vị trí thuộc xã An Nhơn Tây

Phân hiệu trường Kinh tế - Kỹ thuật - Nghiệp vụ Nguyễn Tất Thành (thuộc tổng công ty Cổ phần dệt may Sài Gòn): Quy mô 5ha; Vị trí Thuộc xã Phước Thạnh

Trường công nhân kỷ thuật huyện: Quy mô 5ha: Vị trí Thuộc thị trấn Củ Chi và xã Phước Vĩnh An

Khu công viên văn hoá lịch sử Sài Gòn - Gia Định: Quy mô 100ha; Vị trí Thuộc xã An Nhơn Tây

Khu công viên giải trí quốc tế: Quy mô 150ha; Vị trí Thuộc xã Tân Phú Trung

Khu nghĩa trang chính sách thành phố: Quy mô 100ha; Vị trí thuộc xã Phú Hoà Đông

Khu phim trường - Xưởng phim Đài truyền hình thành phố: Quy mô 50ha; Vị trí Thuộc xã Hoà Phú

Khu du lịch sinh thái - vườn: Quy mô 100ha; Vị trí thuộc xã Tân Thạnh Đông

Khu nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch Gò Chùa: Quy mô 20ha; Vị trí Thuộc xã Bình Mỹ

Khu làng nghề cá cảnh kết hợp du lịch: Quy mô 20ha; Vị trí thuộc xã Phú Hoà Đông và Trung An

Khu công viên văn hoá huyện lỵ: Quy mô 15ha; Vị trí Thị trấn Củ Chi

Khu công viên văn hoá - Liên đoàn Lao động Huyện: Quy mô 7,26ha; Vị trí Thuộc xã Trung An

Khu công viên nước Củ Chi (mở rộng): Quy mô 28ha: Vị trí thuộc xã Phước Vĩnh An

Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi - giai đoạn 2: Quy mô 169,80ha; Vị trí thuộc xã Tân An Hội và Trung Lập Hạ

Khu công nghiệp Tân Phú Trung: Quy mô 610ha; Vị trí thuộc xã Tân Phú Trung

Cụm công nghiệp Tân Quy: Quy mô 150ha: Vị trí Thuộc xã Tân Thạnh Đông, Trung An

Cụm công nghiệp cơ khí ô tô thành phố: Quy mô 110ha: Vị trí Thuộc xã Tân Thạnh Đông, Hoà Phú

Cụm công nghiệp Bàu Trăn, xã Nhuận Đức: Quy mô 300ha; Vị trí Thuộc xã Nhuận Đức

Cụm công nghiệp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây:  Quy mô 122ha; Vị trí thuộc xã An Nhơn Tây

Cụm công nghiệp xã Thái Mỹ: Quy mô 200ha; Vị trí: thuộc xã Thái Mỹ (giáp khu công nghiệp Trảng Bàng - Tây Ninh)

Cụm công nghiệp Phạm Văn Cội: Quy mô 300ha; Vị trí: Thuộc xã Phạm Văn Cội

Khu công nghiệp công nghệ cao: Quy mô 90ha; Vị trí: Thuộc xã Phạm Văn Cội

Cụm công nghiệp chuyên ngành dược: Quy mô 100ha; Vị trí: Thuộc xã Phước Hiệp

Bên trên là những hình ảnh bản đồ huyện Củ Chi khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.