Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa Bắc Giang giúp chúng ta tra cứu vị trí địa lý, các ranh giới địa lý, hệ thống giao thông, địa hình của địa bàn huyện Hiệp Hòa chi tiết nhất.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET tổng hợp tất tần tất các bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa khổ lớn, phóng to, giúp bạn tra cứu nhanh và chính xác.
Giới thiệu huyện Hiệp Hòa tại tỉnh Bắc Giang
Hiệp Hòa là một huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang, với diện tích đất tự nhiên 201.120 km2, dân số khoảng 247.460 người (Năm 2019). Phía Đông giáp huyện Tân Yên và Việt Yên, phía nam giáp huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Huyện Hiệp Hòa chia làm 25 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn: Thắng (huyện lỵ), và 24 xã : Bắc Lý, Châu Minh, Danh Thắng, Đại Thành, Đoan Bái, Đông Lỗ, Đồng Tân, Hòa Sơn, Hoàng An, Hoàng Lương, Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Hùng Sơn, Hương Lâm, Lương Phong, Mai Đình, Mai Trung, Ngọc Sơn, Quang Minh, Thái Sơn, Thanh Vân, Thường Thắng, Xuân Cẩm.
Tiếp giáp địa lý: huyện Hiệp Hòa nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km về phía tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên
- Phía nam giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là Sông Cầu
- Phía tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (với ranh giới là Sông Cầu) và thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
- Phía bắc giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hiệp Hòa là 201,10 km², dân số năm 2019 khoảng 247.460 người. Mật độ dân số đạt 1.231 người/km².
Địa hình, khí hậu: Địa hình đặc trưng là đồi thấp, xen kẽ các đồng bằng lượn sóng thấp dần từ Đông - Bắc xuống Tây – Nam. Khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của bão, nhiệt độ trung bình 23,40C. Lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 8, thấp nhất là tháng 12. Độ ẩm không khí trung bình tương đối cao, khoảng 82%, độ ẩm trung bình thấp nhất 65%. Về mùa đông vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam.
Những lợi thế, tiềm năng của huyện Hiệp Hòa
Đường bộ của Hiệp hòa khá thuận tiện, các tuyến chính đã được giải nhựa như: quốc lộ 37 từ Đình Trám qua Thắng (huyện Hiệp Hòa) dài 17 km), tỉnh lộ 295 Đông Xuyên - Thắng lên Cao Thượng (đoạn qua huyện dài 20 km), đường 296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ (đoạn qua huyện dài 9,5 km).
100% các tuyến đường huyện quản lý, trên 81% đường trục xã, trên 80% đường trục thôn, trên 61% đường ngõ xóm và trên 22% đường giao thông nội đồng đã cứng hóa thuận lợi cho lưu thông vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt Cầu Mai Đình - Đông Xuyên, cầu treo Hà Châu đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ khởi công dự án: Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn nối đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường vành đai IV. Hệ thống giao thông tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp từ nhiều nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và vốn mục tiêu xây dựng các xã ATKII, vốn huy động từ đấu giá quyền sử dụng đất, và vốn nhân dân đóng góp...
Ngoài ra, huyện còn có tuyến giao thông đường thủy sông Cầu bao quanh phía Tây và phía Nam với chiều dài trên 40km, tạo ra sự thông thương với các trung tâm kinh tế lớn như tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội. Tổng chiều dài các tuyến kênh mương 248,149 km, bao gồm: Kênh trôi, Kênh 3, Kênh 1B, Kênh 1C, Kênh 2/3, Kênh Hương Lâm – Mai Đình, Kênh 3/3, Kênh 1A, Kênh Hoàng Lương, Kênh T47, Kênh T45, Kênh Hương Lâm - Châu Minh, Kênh Hoàng Vân, Kênh 1D.
Dòng sông Cầu có chiều dài 50 km ôm lấy phía Tây và phía Nam của Hiệp Hòa có giá trị kinh tế rất lớn, tạo luồng chuyên chở khách và hàng hóa khá thuận tiện. Nước của dòng sông Cầu qua hệ thống mương máng được xây dựng từ thời Pháp và ngày càng hoàn thiện, cải tạo và nâng cấp phục vụ tốt nhu cầu tưới tiêu và phát triển kinh tế của huyện. Sông Cầu bồi đắp phù xa màu mỡ cho các soi bãi ven sông và có trữ lượng cát sỏi hàng triệu mét khối cung cấp cho các công trình xây dựng.
Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa mới nhất
Thông tin cơ bản huyện Hiệp Hòa tại tỉnh Bắc Giang
Con người đã có mặt trên vùng đất Hiệp Hòa ngay từ thời kỳ đồ đá, những xóm làng đầu tiên của Hiệp Hòa hình thành dọc hai bờ sông Cầu. Khu di chỉ Đông Lâm thuộc xã Hương Lâm khai quật với diện tích 80 m² và sâu 1,8 m đã phát hiện nhiều đồ đá, đồ gốm, đồ đồng và cả khuôn đúc rìu đồng bằng đá có niên đại cách ngày nay khoảng 3070 năm (xác định bằng các bon phóng xạ C14). Điều đó chứng tỏ Hiệp Hòa đã có một trung tâm đúc đồng từ rất sớm.
Từ thời kỳ vua Hùng, Hiệp Hòa thuộc bộ lạc Tây Âu, nằm trong bộ Vũ Ninh. Thời thuộc Hán, Hiệp Hòa nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ. Thời Lý, Hiệp Hòa có tên gọi là Phật Thệ nằm trong phủ Bình Lỗ thuộc lộ Bắc Giang. Thời Trần có tên là Thiện Thệ, thời Lê mới có tên gọi chính thức là Hiệp Hòa thuộc phủ Bắc Hà. Đến năm 1831 Hiệp Hòa nằm trong phủ Thiên Phúc.
Thời Bắc thuộc đơn vị hành chính cơ sở là Hương. Từ đầu thế kỷ thứ 10 đơn vị Giáp thay dần các Hương. Thời Lê (1428-1789) đơn vị hành chính đi vào hoàn chỉnh, năm 1428 đơn vị cấp xã được xác định là cấp cơ sở. Cuối thời Lê và trong cả thời Nguyễn (1802-1883) xuất hiện thêm hai cấp trung gian là Tổng và Phủ. Tổng gồm nhiều xã, là cấp trung gian giữa xã và huyện. Phủ là cấp trung gian giữa huyện và tỉnh (hoặc trấn).
Trấn Kinh Bắc thời Lê gồm 4 phủ: Thuận An, Từ Sơn, Bắc Hà, Lạng Giang. Phủ Bắc Hà có 180 xã, gồm 4 huyện: Hiệp Hòa, Yên Việt (nay là Việt Yên), Kim Hoa (nay là Kim Anh), Tiên Phúc (nay là Đa Phúc). Vào thời Lê Hiệp Hòa là một huyện nhỏ, chỉ có 22 xã. Năm 1485 đã có 54 xã.
Năm 1821, phủ Bắc Hà đổi thành phủ Thiên Phúc. Năm 1832 hai huyện Yên Việt và Hiệp Hòa lập thành phân phủ Tiên Phúc, năm 1852 phân phủ này không còn.
Thời nhà Nguyễn, Hiệp Hòa xê xích trong khoảng 50 - 51 xã đặt trong 9 tổng là: Đức Thắng, Hà Nhuyễn (hay Hà Châu), Cẩm Bào, Mai Đình, Hoàng Vân, Gia Định, Quế Trạo (hay Quế Sơn), Tiên Thù, Sơn Giao.
Như vậy cho đến cuối thế kỷ 19 phạm vi của Hiệp Hòa tiến sang cả bên kia sông Cầu. Đầu thế kỷ 20 tổng Hà Nhuyễn được chuyển về huyện Tư Nông của Thái Nguyên (nay là huyện Phú Bình) và tổng Tiên Thù cắt về huyện Phổ Yên. Năm 1902 tổng Sơn Giao giải tán đưa vào tổng Đức Thắng và nhập hai xã Quảng Lâm, Hòa Lâm thành xã Ngọc Thành. Liền sau thời gian đó Hiệp Hòa nhận về hai tổng của Việt Yên: Đông Lỗ, Ngọ Xá. Năm 1920 Hiệp Hòa lập thêm Tổng Ngọc Thành.
So sánh với "Bắc Ninh tỉnh chí": "Hiệp hòa có 9 tổng 50 xã thôn, 232 lính, 2 lính mộ, 2046 nhân đinh, 19.160 mẫu ruộng, thuế là 7.000 quan tiền một năm cộng 9.900 hộc lúa". Dưới thời Pháp thuộc số tổng vẫn như vậy nhưng bớt đi một số đất đai làng xã ở phía bắc, nhưng lại lấy thêm đất đai làng xóm ở phía đông thuộc Yên Thế và phía nam thuộc Việt Yên. Vào khoảng năm 1900 huyện lỵ của Hiệp Hòa vẫn còn nằm ở xã Trung Trật (làng Giật bây giờ), đó là trung tâm của vùng đất cũ. Nhưng sau này huyện lỵ Hiệp Hòa chuyển lên thị trấn Thắng để thành trung tâm của vùng đất đã bớt và thêm.
Đến thời kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa, các xã trong huyện luôn luôn xảy ra sự tách gộp do dân số phát triển và đổi tên các xã, các làng. Cuối năm 1945, chính quyền bỏ đơn vị hành chính là tổng và tổ chức thành 18 xã, dưới xã là thôn. Huyện Hiệp Hòa gồm có 1 thị trấn Thắng (huyện lỵ) và 24 xã: Bắc Lý, Châu Minh, Danh Thắng, Đại Thành, Đoan Bái, Đông Lỗ, Đồng Tân, Đức Thắng, Hòa Sơn, Hoàng An, Hoàng Lương, Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Hùng Sơn, Hương Lâm, Lương Phong, Mai Đình, Ngọc Sơn, Quang Minh, Thái Sơn, Thanh Vân, Thường Thắng, Trung Nghĩa.
Năm 1954, chia xã Trung Nghĩa thành 2 xã: Mai Trung và Xuân Cẩm.
Ngày 18 tháng 1 năm 2012, thị trấn Thắng được công nhận là đô thị loại IV.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Đức Thắng vào thị trấn Thắng.
Bên trên là những hình ảnh bản đồ huyện Hiệp Hòa khổ lớn, phóng to do đội ngũ BANDOVIETNAM.NET tổng hợp. Chúng tôi chúc bạn tìm được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn.
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Hiệp Hoà đến năm 2030