Ai là người cúng Giao Thừa sẽ mang lại may mắn và tài lộc?

Nhiều người quan tâm rằng ai sẽ là người trong gia đình cúng Giao Thừa tốt nhất.

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, bước sang ngày đầu tiên của năm mới đánh dấu kết thúc năm cũ theo lịch âm, bắt đầu từ thời khắc 0 giờ, 0 phút , 0 giây. Nguồn gốc của từ giao thừa có nghĩa là "cũ giao lại, mới tiếp lấy – lúc năm cũ qua, năm mới đến".

Tương truyền, hằng năm thường có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian, vào đêm Giao thừa, vị thần đó sẽ bàn giao lại công việc cho vị thần khác, vì vậy người ta làm mâm để cúng đưa tiễn vị thần cũ lên trời và đón vị thần mới. Thời điểm diễn ra bàn giao công việc của hai vị thần diễn ra hết sức khẩn trương. Hơn nữa các vị này là thần cai quản không phải chỉ riêng cho một gia đình mà là tất cả công việc dưới trần gian, nên việc bài cúng Giao thừa cần được tiến hành ở cả trong nhà và ngoài trời.

Lễ cúng được thực hiện vào đêm Giao thừa với mâm vật phẩm đầy đủ và nghi thức đọc văn khấn như lời ngỏ của gia chủ đến thần, Phật, tổ tiên. Hai nghi thức cúng lễ vào Giao thừa đó là cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Do đó, việc chuẩn bị lễ vật cúng tế cũng có hai phần chuẩn bị khác nhau. Mâm lễ cúng đêm Giao thừa chủ yếu bao gồm: ngũ quả, vàng hương, đèn nến, cau trầu, muối, gạo, trà, rượu, mâm lễ mặt, gà trống luộc, bánh chưng,... Mọi nghi thức và mâm cỗ sẽ được chuẩn bị thực hiện đúng với tấm lòng thành của gia chủ.

 

Chuẩn bị cho mâm cúng lễ Giao thừa trong nhà ở 3 vùng miền Bắc - Trung - Nam đều có những truyền thống theo một cách khác nhau. Người miền Bắc thường có xu hướng thiên về các món ăn truyền thống với số món ăn trên đĩa và bát như nhau: 4 bát 4 đĩa, 6 bát 6 đĩa,...Mâm cúng đêm Giao thừa ở miền Trung thì phải bao gồm bánh chưng, bánh tét,... Còn riêng ở miền Nam, do đặc trưng thời tiết nóng nên họ thường cúng mâm cỗ có các món ăn nguội.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà

Lễ cúng Giao thừa là một nghi lễ thành kính, trang nghiêm. Vì vậy, khi tiến hành nghi lễ khấn Giao thừa, toàn thể thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ gia tiên cầu khấn cho một năm mới khỏe mạnh, vạn sự may mắn tốt lành.

Lễ vật dùng để bài cúng đêm Giao thừa trong nhà gồm: mâm ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo... đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết.

Vào đúng thời khắc Giao thừa, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới gia chủ đọc bài văn cúng Giao thừa như sau: Văn khấn Giao thừa trong nhà để mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết, chung vui với con cháu.

Mâm cơm cúng Giao thừa trong nhà là để lễ tổ tiên với mong muốn cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu năm mới làm ăn phát tài. Thường mâm cơm cúng Giao thừa miền Bắc thường được cúng sớm hơn, để thời khắc Giao thừa thì chuẩn bị chu đáo nhất cho lễ cúng Giao thừa ngoài trời.

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, xôi, bánh chưng... nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Ngoài ra còn có thêm một bát gạo dùng để cắm hương, 2 cây nến hoặc đèn cầy.

Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Mâm lễ cúng Giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính. Vào đúng thời điểm Giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án.

Đọc văn khấn Giao thừa là phong tục Tết Nguyên đán có từ xa xưa của người Việt, được lưu truyền đến ngày nay.

Đọc văn khấn Giao thừa là nghi thức không thể thiếu trong lễ cúng cuối năm để bày tỏ nguyện cầu về một năm mới bình an, suôn sẻ. Đây là phong tục lâu đời của người Việt và được thực hiện trang nghiêm, thành kính.

Một bài văn khấn Giao thừa hoàn chỉnh bao gồm những mong cầu tốt đẹp cho năm mới và lời tạ ơn, kính mời bề trên, các vị gia tiên dùng lễ vật, chứng giám lòng thành. Văn khấn Giao thừa còn có ý nghĩa “tống cựu nghênh tân” để xua đi những khó nhọc và đón mời những điều may mắn.

Bài văn khấn Giao thừa được ví như cầu nối để chuyển lời đến bề trên. Do đó, để lời ngỏ được thông linh và chứng giám, bài văn khấn cần phải hoàn chỉnh với ý tứ trang nghiêm, thành kính.

 

Ai là người cúng Giao Thừa?

Nhiều người băn khoăn cúng giao thừa ai cúng sẽ mang lại may mắn? Về vấn đề này, theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong các sách viết về phong tục tập quán Việt Nam, người đứng ra chủ trì tất cả các lễ của năm mới từ lễ cúng giao thừa, đầu năm…đều phải là người trạch chủ trong gia đình, tức người đàn ông trong gia đình.

Nhưng thời đại ngày nay do nam nữ bình quyền, ngoài người đàn ông đứng ra làm các lễ này thì người phụ nữ cũng có thể đứng ra.

Việc thờ phụng là trách nhiệm, luân lý của người Việt. Nó thể hiện tình cảm nhớ đến cọi nguồn tổ tiên nên ai làm cũng được. Có một điều cần đặc biệt lưu ý rằng, lễ cúng giao thừa là lễ cúng để đem lại sự cát tường cho năm mới thì yêu cầu dù nam hay nữ đứng ra thực hiện lễ cúng phải tịnh thân.

Trước khi làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, việc quan hệ vợ chồng phải giữ từ 2 hôm trước để cho thân sạch. Không ăn những món tứ linh, không ăn cá chép, thịt chó, thịt mèo, thịt rùa… để tránh phạm ngũ phương long mạch ninh thần.

Người phụ nữ cần phải để ý đến chu kỳ kinh nguyệt để tránh làm các lễ lớn, đặc biệt là lễ cúng giao thừa.

Các chuyên gia cho rằng, đàn ông khi hành lễ đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và giơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục.

Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Theo đó lạy tiếp cho đủ số lạy, lạy xong vái ba vái rồi lui ra.

Có thể quì bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước.

Với các bà khi hành lễ thì ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống.

Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Theo đó lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết, xong đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.

Hoặc có thể áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay