Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội dành cho thanh niên Việt Nam, được sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện bởi Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được sáng lập bởi Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với mục đích tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng và đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vậy hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm mấy cấp? Nguyên tắc hoạt động của Đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh thế nào?
Dưới đây là những nội dung chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị, nhằm hỗ trợ khách hàng có được những thông tin cần thiết liên quan đến Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhé!
I. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam, được sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện bởi Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị đáng tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích tiên phong trong cách mạng, cũng như là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên. Đại diện và chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của tuổi trẻ, phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đồng thời là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và các tổ chức thanh niên tại Việt Nam (Theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động trong phạm vi và tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật.
II. Hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm mấy cấp?
Hệ thống của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm 4 cấp:
- Cấp trung ương;
- Cấp tỉnh và tương đương;
- Cấp huyện và tương đương;
- Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
III. Nhiệm vụ của các cấp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
- Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có nhiệm vụ chấp hành Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc, lãnh đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội; tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu toàn quốc; kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (Điều 12 Điều lệ Đoàn khóa XI).
- Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương lãnh đạo thực hiện nghị quyết Đại hội cấp mình; nghị quyết, chỉ thị của Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp; báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp; kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (Điều 15 Điều lệ Đoàn khóa XI).
- Tổ chức cơ sở Đoàn có nhiệm vụ: Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi; Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị; Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền (Điều 18 Điều lệ Đoàn khóa XI).
IV. Nguyên tắc hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thế nào?
Theo Điều 5 Điều lệ Đoàn thì Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản nguyên tắc đó là:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra; giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.
- Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Ở cấp Trung ương, số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Thường vụ.
- Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
- Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
- Đại hội, hội nghị của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên được triệu tập tham dự. Trường hợp thành viên được triệu tập theo cơ chế đại biểu thì phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu và thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số tổ chức Đoàn trực thuộc tham dự. Quyết định của đại hội, hội nghị chỉ có giá trị khi được sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số thành viên có mặt.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên qua về hệ thống tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm mấy cấp? Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thế nào? Nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.