Giá cà phê hôm nay ở thị trường thế giới lập đỉnh cao nhất từ trước đến nay, giao dịch trong nước chạm mốc 121.600 đồng/kg. Giá cà phê trong nước hôm nay tăng 1.200 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua, nằm trong khoảng 120.600 - 121.600 đồng/kg. Hiện, giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 121.300 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 121.600 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Đầu giờ sáng 29-8 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta giao dịch ở mức 5.316 USD/tấn, tăng 57 USD so với phiên giao dịch hôm qua, đây là mức giao dịch cao nhất từ trước tới nay. Với kỳ hạn giao hàng tháng 11, giá cà phê Robusta giao dịch ở mức 4.926 USD/tấn, tăng 80 USD so với phiên giao dịch trước.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York hôm nay là 271 cent/lb, cũng tăng 2 cent so với phiên giao dịch trước. Kỳ hạn giao hàng tháng 9, giá cà phê Arabica là 260 cent/lb, tăng 1 cent so với hôm qua.
Giá cà phê cao kỷ lục. Ảnh minh họa
Giá cà phê trong nước
Giá cà phê trong nước hôm nay cũng tiếp tục tăng, dao động ở mức 120.600 - 121.600 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk giao dịch ở mức 121.400 đồng/kg, tăng 1.200 đồng/kg so với sáng qua.
Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng ghi nhận ở mức 112.600 đồng/kg, tăng 1.200 đồng/kg so với phiên giao dịch trước.
Giá cà phê tại Gia Lai hôm nay ghi nhận giao dịch ở mức 121.400 đồng/kg, tăng 1.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông giao dịch ở mức 121.600 đồng/kg, tăng 1.200 đồng/kg so với một ngày trước.
Giá cà phê Arabica đang lập đỉnh lịch sử, cao nhất trong 13 năm qua, còn Robusta đang ở mức giá cao nhất từ trước tới nay.
Theo phân tích của các chuyên gia, khô hạn quá mức ở Brazil có thể khiến cây cà phê ra hoa sớm và làm giảm năng suất cho vụ cà phê tới. Vùng Minas Gerais của Brazil hôm thứ 2 đã nhận được 0,6 mm lượng mưa hoặc bằng với 8% so với mức trung bình lịch sử vào tuần trước. Việc này ảnh hưởng tới thời điểm ra hoa của cà phê Arabica ở Brazil vào tháng 9.
Thị trường tiêu dùng cà phê chính thống ở Bắc bán cầu đang quay trở lại sau kỳ nghỉ hè theo truyền thống.
Theo Bloomberg, một nền tảng dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay nhằm mục đích cung cấp giải pháp cho các yêu cầu truy xuất nguồn gốc của Liên minh châu Âu EU đã gây xáo trộn ngành ca cao và cà phê. Theo đó, dichch vụ truy xuất hàng hóa của sàn giao dịch sẽ sử dụng khả năng lập bản đồ vệ tinh của Space Intelligence để đánh giá xem các khu vực trồng ca cao và cà phê có bị phá rừng sau năm 2020 hay không.
Có thể nhận thấy, vấn đề thực thi luật chống phá rừng để trồng ca cao và cà phê của EU vẫn quyết tâm thực thi vào đầu năm 2025. Hiện tại, phần lớn những nhà kinh doanh mặt hàng liên quan đều đang tích cực chạy nước rút để chứng minh sự chấp hành quy định này.