Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời 2025?

Lễ cúng Tất niên là một nghi thức quan trọng trong những ngày cuối năm giáp Tết để khép lại một năm cũ và chuẩn bị chào đón một năm mới sắp đến. Đây cũng là dịp các thành viên trong gia đình sẽ quây quần sum họp và cùng nhau dâng lên các vị thần linh, ông bà gia tiên mâm cơm cúng tất niên cuối năm thịnh soạn để tỏ lòng thành kính.

Theo quan niệm dân gian, một vị thần sẽ cai quản một năm. Hết năm, các vị thần năm cũ sẽ bàn giao mọi việc lại cho thần mới. Do đó, để tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.

Lễ cúng tất niên còn là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Họ sẽ chia sẻ với nhau những gì đã trải qua trong năm. Con cháu tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cảm tạ trời đất và các vị thần linh đã gia hộ cho gia đình có được 1 năm bình an, tốt đẹp. 

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời?

Để lễ cúng tất niên diễn ra thật trang trọng, chúng ta sẽ dọn dẹp nhà cửa, sân vườn. Quan trọng nhất là bàn thờ gia tiên. Chúng ta nên lau chùi sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng tất cả bàn thờ trong nhà.

Nếu dư giả về tài chính, chúng ta có thể chuẩn bị thêm một mâm cúng ngoài trời. Nếu không, gia đình chỉ cần một mâm trong nhà, trên bàn thờ gia tiên là được.

Phong tục cúng tất niên chủ yếu là cơ hội gia đình sum vầy, cung kính với tổ tiên, nên không cần bày vẽ. Chúng ta chỉ cần đảm bảo sự trang nghiêm, tấm lòng và trân quý những gì đang có.

Cúng Tất niên ẤT Tỵ 2025 vào ngày nào, giờ nào tốt?

Theo thông lệ hàng năm, lễ Tất niên sẽ được tiến hành vào ngày 30 tháng Chạp âm lịch với năm đủ và ngày 29 Tết đối với năm thiếu, trước lễ cúng giao thừa. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại bận rộn, nhiều gia đình lựa chọn cúng Tất niên sớm hơn để phù hợp với lịch trình công việc và sinh hoạt.

Tùy vào mỗi gia đình mà khung giờ cúng cũng linh hoạt. Nếu có làm lễ cúng cho các vị thần linh, thì chúng ta cúng ngoài trời trước, ông bà tổ tiên cúng sau. Theo phong thủy, việc này không phạm quy tắc, miễn sao gia chủ thành tâm dâng lễ lên ông bà tổ tiên và các vị thần linh.

Trong những ngày cuối năm tháng Chạp năm Giáp Thìn có một số ngày đẹp rất phù hợp để  các gia đình tiến hành lễ cúng Tất niên. Sau đây là chi tiết danh sách ngày tốt cúng Tất niên cuối năm 2025, mời các bạn cùng tham khảo.

  • Ngày 26 tháng Chạp (Ngày 25/1/2025 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Giáp Ngọ, Lục nhâm Đại an.
  • Giờ hoàng đạo: Giờ Thìn (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (15h-17h), Tuất (17h-19h).
  • Ngày 28 tháng Chạp (Ngày 27/1/2025 dương lịch): Tức thứ Hai, ngày Bính Thân, Lục nhâm Tốc hỷ.
  • Giờ hoàng đạo: Giờ Mão (7h-9h), Tị (9h-11h), Thân (13h-15h), Tuất (19h-21h).
  • Ngày 29 tháng Chạp (Ngày 28/1/2025 dương lịch): Tức thứ Ba, ngày Đinh Dậu, Lục nhâm Xích khẩu.
  • Giờ hoàng đạo: Giờ Thìn (5h-7h), Tị (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (17h-19h).

Mâm cúng tất niên 2025 đầy đủ

Tùy theo điều kiện, mâm cơm cúng sẽ được bày biện cho tươm tất nhất. Nhưng nhìn chung, tất cả cũng đều phải dựa theo phong tục tập quán. Các lễ vật chính gồm:

  • Bánh chưng
  • Trầu cau
  • Hoa tươi
  • Vàng mã

Ngoài những lễ vật trên, các gia đình còn cần chuẩn bị thêm những món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Cũng như phù hợp với khẩu vị của những người tham dự.

Đa sô gia đình miền Bắc đều chuẩn bị gà luộc, món kho hoặc xào trong mâm cúng. Đối với người dân miền Trung, yếu tố cầu kỳ thường được đặt lên cao hơn. Cụ thể như: Phải có bánh chưng hoặc bánh tét, giò chả, gỏi gà, thịt heo luộc và một số món đặc sản khác theo từng vùng. Còn ở khu vực miền Nam, trong mâm cơm cúng tất niên thường sẽ có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, củ kiệu và tôm khô…

Mỗi vùng miền lại có cách bày trí khác nhau. Ở miền Bắc, mâm cỗ mặn thường được chuẩn bị với số lượng: 4 bát – 4 đĩa, 6 bát – 6 đĩa hoặc 8 bát – 8 đĩa tuỳ quy mô. Với những nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn, có thể xếp cao lên thành 2 – 3 tầng. Các món nóng, có nước sẽ được bày biện ở vị trí trung tâm.

Trên bàn thờ cần có nến, ánh đèn sáng ấm. Tùy theo kích cỡ của bàn thờ, sở thích gia chủ, cũng như phong tục từng vùng mà sắp xếp. Gia chủ chỉ cần đảm bảo sự ấm cúng, trang nghiêm.

Hoa cúng tất niên thường là hoa ly, lay ơn, hoa cúc. Gần đây, các gia đình còn dùng cành đào nhỏ để dâng lên bàn thờ cúng. Điều này càng làm tăng thêm không khí Tết trong những dịp cuối năm hơn.