Bản đồ quy hoạch xây dựng Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực Thị xã Bỉm Sơn chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Bỉm Sơn, tiết kiệm thời gian đi lại.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2030 chi tiết.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa - Ảnh 1.
Thị xã Bỉm Sơn trên bản đồ Google vệ tinh

Thị xã Bỉm Sơn có diện tích đất 70 km² nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hoá và có toạ độ kéo dài từ 20°18’ – 20°20’ vĩ độ Bắc và 105°55’ – 106°05’ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía nam, cách thành phố Thanh Hóa 34 km về phía bắcvà có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Yên Mô, phía bắc giáp thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
  • Phía nam giáp huyện Nga Sơn
  • Các phía còn lại giáp huyện Hà Trung.

Thị xã Bỉm Sơn được xác định là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế động lực, đồng thời là cửa ngõ phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Ngày 18 tháng 12 năm 1981, thị xã Bỉm Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Bỉm Sơn với thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung, Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (nay là 2 huyện Hà Trung và Nga Sơn)

Địa bàn Thị xã Bỉm Sơn có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi với tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A chạy qua, tạo nên mối giao thương rộng lớn với các tỉnh trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước

Thị xã Bỉm Sơn có 7 đơn vị hành chính, gồm 6 phường: Ba Đình, Bắc Sơn, Đông Sơn, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Phú Sơn và 1 xã: Quang Trung.

 

Quy hoạch chung thị xã Bỉm Sơn đến năm 2045

Quy hoạch chung thị xã Bỉm Sơn được thực hiện theo quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 1/11/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 6.390,37 ha. Quy mô khảo sát, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000, hệ tọa độ VN2000 độ cao nhà nước khoảng 6.400 ha, trong đó phần cập nhật bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/2.000 các khu quy hoạch phân khu, chi tiết mới khảo sát hai năm gần đây khoảng 1.900 ha.

Mới đây, CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD4 có công văn gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị tài trợ kinh phí lập đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu đô thị và khu dân cư trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.

Theo đó, ngày 16/8 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm đã có công văn đề nghị CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD4 liên hệ với cơ quan được giao tổ chức lập quy hoạch để đề xuất, kiến nghị việc tài trợ kinh phí.

Thị xã Bỉm Sơn được xác định là trung tâm vùng động lực kinh tế phía bắc tỉnh Thanh Hóa, đóng vai trò là một trong ba cực tăng trưởng vùng đồng bằng trung du của tỉnh; có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh và đầu mối giao thông; với các chức năng chính về phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và bất động sản.

Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng thị xã Bỉm Sơn

Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng thị xã Bỉm Sơn

Quy hoạch giao thông thị xã Bỉm Sơn

Về giao thông, Bỉm Sơn đặt mục tiêu xây dựng và phát triển đường bộ cao tốc Bắc Nam với nút giao tại Hà Long, huyện Hà Trung, quốc lộ 217B từ nút giao Hà Long đi đường ven biển, cảng Lạch Sung…

Đầu tháng 2/2021, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường giao thông từ KCN Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa, dự án này do Sở Giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư.

Tuyến đường có tổng chiều dài 18,8 km (trong đó đoạn Km15+139,47 – Km17+505,02 dài 2,365 km trùng với dự án đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa nên không đầu tư trong dự án này). Chiều dài thực tế của dự án là 16,442 km.

Cụ thể, đoạn Km0 – Km1+00 dài 1 km, đi trùng với quy hoạch của thị xã Bỉm Sơn. Đoạn Km1+00 – Km15+139,47 (dài 14.139 m) và đoạn Km17+505,02 – Km18+807,16 (dài 1.302 m) được đầu tư đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

Điểm đầu Km0 giao với đường KCN Bỉm Sơn, thuộc địa phận phường Đông Sơn; điểm cuối Km18+807,16 giao với đê sông Lạch Sung thuộc địa phận xã Nga Thủy.

Trong khuôn khổ dự án sẽ xây dựng mới 4 cầu, trong đó hai cầu lớn là cầu Tam Điệp bắc qua sông Tam Điệp dài 213,27 m và cầu Tuần Giang qua sông Hoạt dài 212,35 m; một cầu trung là cầu Yên Hải dài 44,15 m và cầu nhỏ qua kênh nội đồng xã Nga Thanh dài 29,1 m. Các cầu qua sông và kênh không thông thuyền, không có cây trôi.

Tổng mức đầu tư dự án 900 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 533,5 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 230 tỷ đồng, còn lại là chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, dự phòng và các chi phí khác.

Một dự án trọng điểm đang được thực hiện trên địa bàn là cải tạo, nâng cấp đường Trần Phú với tổng mức đầu tư 84,9 tỷ đồng. Nguồn vốn được sử dụng từ vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% tổng vốn đầu tư; vốn ngân sách thị xã Bỉm Sơn và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác đảm bảo bằng 30% tổng mức đầu tư.

Quy mô đầu tư gồm phần đường, là tuyến đi theo đường hiện trạng, có điểm đầu từ Km0+00 giao với quốc lộ 1A tại Km291+040 thuộc địa phận phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, điểm cuối tại Km4+939,81, thuộc địa phận phường Đông Sơn. Phần cầu gồm có ba cầu: cầu Đo Đạc, cầu Cổ Đam và cầu Chuyên Gia.

Trong giai đoạn 2021 – 2023, thị xã Bỉm Sơn sẽ thực hiện nâng cấp, cải tạo 5 tuyến đường, gồm: Đường Bùi Xương Trạch, đường Đặng Quang, đường Nguyễn Viết Xuân, đường Tôn Thất Thuyết và đường Lý Thường Kiệt với tổng chiều dài trên 6,1 km, dự kiến tổng mức đầu tư trên 68,5 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thị xã và nguồn huy động hợp pháp khác.

Trong đó, dự án đường Lý Thường Kiệt có quy mô đầu tư nâng cấp, cải tạo 2,3 km đường trên cơ sở mở rộng mặt đường hiện trạng, chiều rộng mặt đường 7,5 m; đoạn từ Km0+00 đến Km0+489 bằng bê tông xi măng trên cơ sở mở rộng mặt đường hiện có; đoạn còn lại bằng bê tông nhựa; xây dựng rãnh thoát nước hai bên đường đối với những đoạn qua khu dân cư; xây dựng hệ thống điện chiếu sáng bóng tiết kiệm điện trên toàn tuyến; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 20,384 tỷ đồng.

Đường Tôn Thất Thuyết dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 19,6 tỷ đồng, chiều dài tuyến khoảng 1.450 m, chiều rộng mặt đường 10,5 m, chiều rộng vỉa hè theo hiện trạng từ 2 đến 5 m; lát hè, xây dựng mương thoát nước đối với đoạn qua khu dân cư; đầu tư điện chiếu sáng bóng tiết kiệm điện toàn tuyến.

Đối với đường Nguyễn Viết Xuân, dự kiến tổng mức đầu tư của dự án khoảng 8,4 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 4,225 tỷ đồng; chi phí xây dựng là 2,84 tỷ đồng, còn lại là chi phí quản lý dự án, tư vấn và dự phòng.

Các đường Bùi Xương Trạch, Đặng Quang có tổng mức đầu tư dự kiến lần lượt khoảng 10,426 tỷ đồng và 9,6 tỷ đồng. Các công trình này đều thuộc dự án Nhóm C.

Theo đại diện phòng Quản lý đô thị UBND thị xã Bỉm Sơn, hiện nay tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn là 180,4 km, trong đó có 11 tuyến phố chính trong khu vực nội thị với chiều dài 36,5 km (5 tuyến phố được đầu tư vỉa hè với chiều dài 15,7 km); 47 tuyến đường nối đường trục chính có chiều dài khoảng 20 km (8 tuyến đường đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng có vỉa hè và điện chiếu sáng); còn lại là các tuyến đường nội bộ khu dân cư.

Bản đồ quy hoạch xây dựng Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2030

Về quy hoạch, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định Số: 3390/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030. Nội dung như sau:

Diện tích, cơ cấu các loại đất đưa vào quy hoạch của thị xã Bỉm Sơn với tổng diện tích tự nhiên: 6.386,17 ha. Trong đó:

  • Nhó đất nông nghiệp: 1.835,56 ha.
  • Nhó đất phi nông nghiệp: 4.000,37 ha.
  • Nhó đất chưa sử dụng: 550,24 ha.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 1.223,96 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 11,07 ha.

Diện tích đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích

  • Đất nông nghiệp: 1,50 ha
  • Đất phi nông nghiệp: 85,81 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000.

Bản đồ quy hoạch xây dựng Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2030

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa - Ảnh 3.

Ký hiệu các loại đất trên bản đồ quy hoạch.