Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực thành phố Quy Nhơn chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Quy Nhơn tiết kiệm thời gian đi lại.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn đến năm 2030 chi tiết.

Quy hoạch giao thông Thành phố Quy Nhơn

Về giao thông gồm có đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không và đường biển. Trong đó:

Đường bộ: gồm 3 tuyến Quốc lộ (QL.1, QL 1D, QL19) và mạng lưới đường đô thị địa phương. – Quốc lộ 1 đoạn qua qua TP Quy Nhơn có chiều dài 4,7 km, được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường đô thị loại II chỉ giới xây dựng 30 mét.- Quốc lộ 1D nối thành phố Quy Nhơn với Thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên có chiều dài 20,7 km, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

Hiện nay tuyến Quốc lộ này đang được thi công, nâng cấp mở rộng đoạn từ để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Bình Định và thành phố Quy Nhơn.- Quốc lộ 19 nối liền Cảng Quy Nhơn đến cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) có tổng chiều dài 238 km được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

Đây là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định nói riêng và các tỉnh Tây nguyên nói chung, đặc biệt là hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, các tỉnh Nam Lào, đông bắc Campuchia qua cụm cảng Quy Nhơn.

Hiện nay, tuyến Quốc lộ này đang đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 1 đô thị, mặt cắt ngang rộng từ 32-50m với 6 làn xe (4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ) cùng dải phân cách và vỉa hè.- Hệ thống đường đô thị được đầu tư đồng bộ, cơ bản đảm bảo yêu cầu giao thông đi lại của người dân.

Kết cấu đường đô thị rất đa dạng, gồm có: đường bê tông nhựa, đường thấm nhập nhựa, đường bê tông xi măng,… Một số tuyến đường có cảnh quan đẹp, được du khách đánh giá cao như đường An Dương Vương, đường Nguyễn Tất Thành, đường Xuân Diệu,…

Đường sắt: Ga Diêu Trì cách trung tâm thành phố khoảng 15 km, là một trong những ga lớn, là đầu mối của tất cả các loại tàu trên tuyến đường sắt Bắc – Nam. Ngoài ra tại khu vực trung tâm thành phố còn có Ga Quy Nhơn, là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc – Nam, vận chuyển hàng hóa, người đến ga Diêu Trì và là điểm đầu, điểm cuối của đôi tàu Sài Gòn – Quy Nhơn. Theo quy hoạch, trong tương lai Ga Quy Nhơn sẽ được di dời ra khỏi trung tâm thành phố.

Đường hàng không: Sân bay Phù Cát cách TP Quy Nhơn 35 km về phía Tây Bắc. Nhà ga hành khách có diện tích sử dụng khoảng 3.000m2 với năng lực phục vụ khoảng 900 khách/ giờ cao điểm.

Trong đó, Terminal 1 dùng làm ga nội địa với năng lực 600 khách/ giờ cao điểm; terminal 2- cải tạo từ nhà ga cũ dùng làm ga quốc tế với năng lực 300 khách/ giờ cao điểm.

Hiện nay có 04 hãng hàng không nội địa Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Bamboo Airways đang khai thác các đường bay đến Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Vinh, Thanh Hoá, Cần Thơ.

Đường biển: Cảng Quy Nhơn là cảng biển tổng hợp quốc gia phục vụ phát triển kinh tế khu vực, là đầu mối chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh cho một số tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Cămpuchia qua Quốc lộ 19, Cảng có thể tiếp nhận tàu 30.000 DWT.

Công suất 4 triệu tấn/năm.- Cảng Thị Nại là cảng tổng hợp địa phương, nâng cấp 160 mét cầu cảng, nạo vét luồng tuyến để tiếp nhận tàu từ 10.000 DWT trở lên, phấn đấu đến năm 2010 lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 0,8 – 1 triệu tấn.- Cảng dầu Quy Nhơn: Quy hoạch xây dựng có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 DWT, công suất đạt 0,8 triệu tấn/năm

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn đến năm 2030