Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận Đống Đa (Hà Nội) đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận Đống Đa đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực Quận Đống Đa chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Đống Đa tiết kiệm thời gian đi lại.

Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận Đống Đa đến năm 2030 chi tiết.

Đống Đa là một trong bốn quận nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, quận hiện có 21 phường, tổng diện tích là 9,95 km². Đây là quận có nhiều phường nhất của Hà Nội. Vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp quận Ba Đình với ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành
  • Phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là phố Lê Duẩn
  • Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là phố Lê Duẩn, đường Giải Phóng và phố Vọng
  • Phía Nam giáp quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch
  • Phía Tây giáp quận Cầu Giấy với ranh giới là sông Tô Lịch.

Quận Đống Đa có diện tích 9,95 km² với 21 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc, bao gồm 21 phường : Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu. 

Các phường phía nam của Đống Đa là những khu dân cư tập trung với những khu nhà chung cư được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như Phương Mai, Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Nam Đồng, Nam Thành Công, Văn Chương.

Vị trí Quận Đống Đa trên google vệ tinh

Vị trí Quận Đống Đa trên google vệ tinh

Quận Đống Đa có các đơn vị và địa danh đóng trên địa bàn quận gồm: Ga Hà Nội; Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Gò Đống Đa; Chùa Bộc; Sân vận động Hàng Đẫy; Chùa Láng; Chùa Phúc Khánh; Đình Kim Liên; Công viên Thống Nhất; Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương; Bệnh viện Nhi Trung ương; Nhà thờ Hàng Bột; Nhà thờ Thái Hà; Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội.

Về hệ thống giáo dục, Trên địa bàn quận Đống Đa có các cơ sở giáo dục đại học như: Trường Đại học Giao thông vận tải; Đại học Công Đoàn; Đại học Luật Hà Nội; Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội; Đại học Ngoại Thương; Đại học Thủy lợi Hà Nội; Đại học Văn hóa Hà Nội; Đại học Y Hà Nội; Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội; Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam; Học viện Ngoại giao Việt Nam; Học viện Ngân hàng; Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Học viện Hành chính; Trường Kinh tế Ngoại giao Việt Nam; Học viện Phụ nữ Việt Nam.

Vệ hạ tầng đô thị và giao thông, các phường phía nam của Đống Đa là những khu dân cư tập trung với những khu nhà chung cư được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như Phương Mai, Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Nam Đồng, Nam Thành Công, Văn Chương.

Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến :

  • Tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên)
  • Tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình)
  • Tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông)
  • Tuyến số 3 (Trôi – Nhổn – Yên Sở)
  • Tuyến số 5 (Hồ Tây – An Khánh)

Quy hoạch quận Đống Đa đến 2030

Về quy hoạch, UBND thành phố Hà Nội Phê duyệt Quy hoạch chi tiết quận Đống Đa Hà Nội, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông). Tổng diện tích toàn quận Đống Đa là 1008,5ha, bao gồm 21 phường với tổng số dân là 317.555 người tính đến 0 giờ ngày 1/4/1999.

Tính chất: Quận Đống Đa là quận lớn ở cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố. Là địa bàn thuận lợi để phát triển, cải tạo các khu nhà ở đồng thời phát triển các văn phòng đại diện, cơ quan, viện nghiên cứu, các trường đại học, trung học trung chuyên nghiệp. Theo điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được phê duyệt, quận Đống Đa nằm hoàn toàn trong vùng hạn chế phát triển.

Theo quy hoạch, Các công trình công cộng trực thuộc trung ương và Thành phố được bố trí dọc theo các đường trục chính Thành phố như Tây Sơn – Tốn Đức Thắng, La Thành, Giải phóng và khu vực các trung tâm Ngã Tư Sở, ngã tư Thái Hà.

Khu vực Ô Chợ Dừa được tổ chức là trung tâm hành chính của quận. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trung tâm văn hoá mang tầm cỡ quốc gia, là một di sản văn hoá có giá trị của dân tộc phải được tôn tạo. Ngã Tư Sở là trung tâm thương mại lớn của thủ đô.

Khu vực cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp: bao gồm các khu chung cư, các ô phố nhân dân tự xây dựng và các làng xóm cũ (như Kim Liên, Trưng Tự, Phương Mai, Hoàng Cầu…).

Khu vực cải tạo lớn, bao gồm các khu vực có mật độ quá cao, xây dựng lộn xộn, môi trường thấp kém, thông thường là các ô phố xây dựng tự phát, khu vực ven trục phố chính, ven sông hồ (như khu vực hồ Linh Quang, hồ Văn Chương, dọc mương Yên Lãng…).

Khu vực phải giải toả hoàn toàn bao gồm các khu vực nhà nằm trong khu cây xanh, công viên, trong chỉ giới đường đỏ, hành lang kĩ thuật, hành lang bảo vệ các công trình di tích lịch sử, ven sông hồ hoặc công trình trọng điểm của thành phố và các bãi đỗ xe (như khu vực hồ Văn, công viên Đống Đa, trên tuyến đường La Thành…). Các khu vực cấm xây dựng phải tuân theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.

Vị trí các khu vực cải tạo và giải tỏa được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Đống Đa đến 2030

Về quy hoạch, Vị trí và diện tích các khu vực quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của quận. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cũng có một phần diện tích được quy hoạch phân khu (H1-2), quận Đống Đa đến 2030.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Đống Đa không những thể hiện thông tin chung mà còn là cơ sở pháp lý cho từng khu đất cụ thể tại quận. Ở mỗi khu đất khác nhau sẽ có những đặc điểm cũng như giá trị riêng, chính vì thế mà cũng có nhiều loại bản đồ quy hoạch tương ứng với từng khu vực.

Phương án quy hoạch sử dụng đất quận Đống Đa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Kế hoạch sử dụng đất quận Đống Đa năm 2022

Vừa qua, Ngày 14 tháng 1 năm 2022, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 196/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, quận Đống Đa.

Theo quyết đinh, Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của quận Đống Đa với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

  • Đất nông nghiệp: 0 ha
  • Đất phi nông nghiệp: 994.7 ha
  • Đất chưa sử dụng: 0 ha

Kế hoạch thu hồi các loại đất

  • Đất nông nghiệp: 0 ha
  • Đất phi nông nghiệp: 9.50 ha

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 0 ha
  • Chuyển cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 0,37 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 0 ha

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng: Trên địa bàn quận Đống Đa không còn đất chưa sử dụng

Danh mục các công trình, dự án: Danh mục các Công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022 kèm theo (34 dự án, tổng diện tích: 29,65 ha).

Vị trí và diện tích các khu đất, công trình dự án đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 quận Đống Đa; Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất năm 2022 và các bảng biểu mẫu kèm theo quyết định này.