Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Mèo Vạc đến năm 2030 giúp bạn tra cứu định hướng sử dụng quỹ đất khu vực Huyện Mèo Vạc chi tiết, nhằm giảm tránh được những rủi ro không đáng có khi đầu tư bất động sản Mèo Vạc, tiết kiệm thời gian đi lại.
Dưới đây, BANDOVIETNAM.NET cập nhật mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Mèo Vạc đến năm 2030 chi tiết.
Sơ lược về huyện Mẹo Vạc
Huyện Mẹo Vạc có diện tích đất 574,18 km², dân số của huyện năm 2019 là 86.071 người, mật độ dân số đạt 150 người/km², trên địa bàn huyện có Quốc lộ 2A chạy qua và có vị trí địa lý:
- Phía đông và phía bắc giáp với Trung Quốc
- Phía tây giáp huyện Đồng Văn và huyện Yên Minh
- Phía nam giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Huyện Mèo Vạc có các địa danh du lịch nổi tiếng như: Chợ tình Khau Vai; Làng Du lịch dân tộc Lô lô; Hẻm vực Tu Sản; Đèo Mã Pì Lèng; Con đường Hạnh Phúc; Làng Văn Hóa Du lịch cộng đồng Dân tộc Mông, Thôn Pả Vi Hạ, Xã Pả Vi (Ngay chân đèo Mã Pi Lèng, hướng đi Mèo Vạc – Đồng Văn); Vách đá trắng; Tượng đài thanh niên xung phong; Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Giấy thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; Thác trắng (thôn Tát Ngà); Đài quan sát (thị trấn Mèo Vạc); Rừng đầu nguồn Sán Tớ; Trang trại nuôi lợn đen (Bờ sông Nho Quế); Hầm rượu ông tiên (Thôn Ha Ái, Cán Chu Phìn).
Huyện Mẹo Vạc chia làm 18 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Mèo Vạc (huyện lỵ) và 17 xã: Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Khâu Vai, Lũng Chinh, Lũng Pù, Nậm Ban, Niêm Sơn, Niêm Tòng, Pả Vi, Pải Lủng, Sơn Vĩ, Sủng Máng, Sủng Trà, Tả Lủng, Tát Ngà, Thượng Phùng, Xín Cái.
Trên địa bàn huyện Mèo Vạc có đường QL4C và Tỉnh lộ 176 (Yên Minh – Mậu Duệ – Mèo Vạc) chạy qua, đây là tuyến giao thông huyết mạch ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh huyện.
Tuyến đường quốc lộ 4C đây là tuyến đường quan trọng kết nối QL 279 và QL 4C đóng vai trò trục dọc phía Bắc để kết nối cũng như phát triển kinh tế xã hội các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.
Địa hình chủ yếu của huyện là núi đá vôi, có sông Nho Quế chảy qua. Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu trồng trọt và khai thác các loại cây dược liệu, tam thất, hồ đào, v.v. định hướng cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ.
Quy hoạch sử dụng đất huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 2896/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Mèo Vạc.
Phương án sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của huyện Mèo Vạc được xác định thông qua cơ cấu 03 loại đất, gồm:
- Đất nông nghiệp 18.336,42 ha,
- Đất phi nông nghiệp 24.725,77 ha,
- Đất chưa sử dụng: 0 ha.
Quyết định cũng xác định diện tích chuyển mục đích sử dụng trong thời kỳ quy hoạch tho hồ sơ địa chính, bao gồm:
- Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 4.270,69 ha
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 377,54 ha
- Chuyển đổ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở: 139,18 ha
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-203, huyện Long Thành.
Theo quyết định, Quy hoạch sử dụng đất đến 2030, vị trí và diện tích các khu vực được thể hiện trên trong bản đồ sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Mèo Vạc đến 2030.
Thị trấn Mèo Vạc là một trong 18 đơn vị hành chính trực thuộc huyện Mèo Vạc. Do đó, quy hoạch giao thông, sử dụng đất của thị trấn cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Mèo Vạc.
Bản đồ sử dụng đất huyện Mèo Vạc không những thể hiện thông tin chung mà còn là cơ sở pháp lý cho từng khu đất cụ thể để tiến hành giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện. Ở mỗi khu đất khác nhau sẽ có những đặc điểm cũng như giá trị riêng, chính vì thế mà cũng có nhiều loại bản đồ quy hoạch tương ứng với từng khu vực.