Số định danh cá nhân là gì? Đây là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hôm nay, dưới đây BANDOVIETNAM.NET giải đáp Số định danh cá nhân là gì? một cách chi tiết và chính xác. Cùng tham khảo ngay nhé!
Được biết số định danh cá nhân có vai trò ngày càng quan trọng và gắn liền với công dân từ khi sinh ra cho đến khi mất đi. Vậy số định danh cá nhân là gì? Cùng bandovietnam.net tìm hiểu qua nội dung dưới nhé!
Số định danh cá nhân là gì?
Số định danh cá nhân (chính là sổ thẻ Căn cước công dân) là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên (Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP). Cụ thể:
- 03 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh, hoặc mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh;
- 03 số kế tiếp là mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh;
- 06 số còn lại là các số ngẫu nhiên.
Theo đó, số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác (Điều 12 Luật Căn cước công dân 2014).
Mã định danh có những thông tin gì?
Mỗi mã định danh (hay số định danh) cá nhân của công dân đều tích hợp những thông tin cơ bản về thân nhân của công dân đó. Thông qua mã định danh cá nhân có thể biết được các thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu của quốc gia gồm:
+ Họ tên khai sinh của công dân
+ Ngày tháng năm sinh của công dân đó
+ Giới tính
+ Quê quán
+ Dân tộc
+ Tôn giáo
+ Nơi đăng ký khai sinh/nơi thường trú/ nơi tạm trú/tình hình khai báo tạm trú
+ Thông tin về người đại diện pháp lý
+ Thông tin về chủ hộ và các thành viên trong hộ gia đình
Số định danh cá nhân có từ khi nào?
Được biết, nhiều người thắc mắc số định danh cá nhân có từ khi nào? Theo Luật Hộ tịch 2014, Luật Căn cước công dân 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, số định danh cá nhân được cấp cho mỗi công dân Việt Nam thông qua:
Đăng ký khai sinh cho trẻ em mới sinh: Số định danh cá nhân được ghi vào Giấy khai sinh và đây cũng chính là số thẻ Căn cước công dân của người đó sau này (khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014).
Cấp thẻ Căn cước công dân: Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân (khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân).
Có thể dùng số định danh cá nhân để làm gì?
Mỗi mã định danh đều chứa đựng các thông tin cơ bản của một công dân. Những thông tin này được thống nhất quản lý và cập nhật, chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành bởi Bộ Công an.
Mã định danh được dùng vào một số trường hợp như:
- Thay cho mã số thuế cá nhân
- Thay cho giấy tờ tùy thân khi thực hiện giao dịch mua bán nhà ở
- Sử dụng làm thẻ ngân hàng
- Sử dụng đi máy bay
06 điều cần biết về số định danh cá nhân
Thời điểm cấp số định danh cá nhân:
Công dân được cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh.
Trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ngoài ra, trường hợp đã có số định danh cá nhân mà được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập lại số định danh cá nhân cho sau khi công dân đã thực hiện việc đăng ký hộ tịch liên quan đến thông tin về giới tính, năm sinh.
Cấu trúc và ý nghĩa của số định danh cá nhân:
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm:
- 3 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh, hoặc mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
- 3 số kế tiếp là mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh.
- 6 số còn lại là các số ngẫu nhiên.
Thủ tục cấp số định danh cá nhân:
- Đối với công dân đăng ký khai sinh:
+ Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch (Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật).
+ Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; Cấp số định danh cá nhân.
- Trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh.
Mã số định danh cá nhân sẽ có thể được dùng thay cho mã số thuế:
Theo Khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
- Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.
- Như vậy, theo quy định này, công dân có thể dùng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế để thực hiện một số thủ tục như mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế...
Hủy số định danh cá nhân:
Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân;
Tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Căn cước công dân 2014;
- Luật Hộ tịch 2014;
- Luật Quản lý thuế 2019;
- Nghị định 137/2015/NĐ-CP;
- Nghị định 37/2021/NĐ-CP.