Người đầu tiên đưa ra khái niệm "kinh tế - chính trị" là ai?

Người đầu tiên đưa ra khái niệm "kinh tế - chính trị" là ai? Đây là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hôm nay, dưới đây BANDOVIETNAM.NET giải đáp Người đầu tiên đưa ra khái niệm "kinh tế - chính trị" là ai? một cách chi tiết và chính xác. Cùng tham khảo ngay nhé!

Người đầu tiên đưa ra khái niệm "kinh tế - chính trị" là ai?

Câu hỏi: Người đầu tiên đưa ra khái niệm "kinh tế - chính trị" là ai?

A. Tomas Mun

B. Francois Quesney

C. Antoine Montchretiên

D. William Petty

Giải đáp: câu trả đúng C. Antoine Montchretiên

Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Thuật ngữ "kinh tế chính trị" được dùng lần đầu tiên năm 1615 bởi Antoine de Montchrétien (Antoine Montchretiên) trong tác phẩm Traité d'économie politique.

Cùng BANDOVIETNAM.NET Tìm hiểu thêm về kinh tế - chính trị nhé!

Khái niệm về "kinh tế - chính trị"

Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội nghiên cứu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa đặt trong mối quan hệ với chính trị dưới nhãn quan của chính trị gia. Thuật ngữ "kinh tế chính trị" được dùng lần đầu tiên năm 1615 bởi trong tác phẩm Traité d'économie politique.

Thuật ngữ "kinh tế chính trị" xuất hiện do kết hợp các từ có nguồn gốc Hy Lạp với nghĩa là "thiết chế chính trị". Kinh tế chính trị học cung cấp các khái niệm và hệ thống kiến thức cơ bản nhất cho khoa kinh tế hiện đại như cung cầu, lợi nhuận, tự do thương mại...

Nhiều quan điểm của các trường phái kinh tế chính trị đã trở thành các tín điều mang tính ý thức hệ của các nhà kinh tế học và các chính trị gia.

Các trường phái kinh tế - chính trị là gì?

- Kinh tế chính trị cổ điển: Trường phái này bắt đầu từ tác phẩm Của cải của các quốc gia của Adam Smith (1776) đến Các nguyên lý kinh tế chính trị của John Stuart Mill (1848). Các đại biểu của trường phái này bao gồm Smith, David Ricardo, Thomas Malthus và Mill. Cái tên "Kinh tế chính trị cổ điển" là do Marx đặt ra. Những đóng góp lớn của trường phái này bao gồm lý luận về sự tự điều chỉnh của thị trường và lý luận về giá trị, về phân phối. Smith là người đầu tiên thảo luận về lý luận giá trị lao động và Ricardo phát triển lý luận này.

- Kinh tế chính trị Marxist: Đây là trường phái kinh tế chính trị mà Karl Marx là người sáng lập và Friedrich Engels là một đại biểu khác. Trường phái này đã phát triển đáng kể những lý luận về phân công lao động và lý luận giá trị lao động của kinh tế chính trị tân cổ điển, từ đó giới thiệu lý luận về lao động thặng dư, giá trị thặng dư, quy luật giá trị và thay đổi hình thái giá trị. Marx đã phê phán lý luận về dư thừa dân số của Malthus và giới thiệu khái niệm về đội quân lao động dự bị. Marx đã tiếp thu và phát triển những lý luận của Ricardo về phân phối. Những đóng góp quan trọng khác của trường phái này là các lý luận về phương tiện sản xuất, phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất...

- Kinh tế chính trị tân cổ điển:  Kinh tế chính trị tân cổ điển có các đại biểu là William Stanley Jevons, Carl Menger, Léon Walras, Philip Henry Wicksteed, William Smart, Alfred Marshall, Eugen von Böhm-Bawerk, Friedrich von Wieser, Vilfredo Pareto. Trường phái này phê phán quan niệm của kinh tế chính trị cổ điển về thỏa dụng, cũng như phê phán quan niệm của kinh tế chính trị Mác-xít về giá trị sử dụng. Từ đó, họ giới thiệu khái niệm về thỏa dụng biên. Chính vì thế, trường phái này còn được gọi là chủ nghĩa cận biên. Đóng góp quan trọng khác của trường phái này bao gồm lý luận về sự lựa chọn trong ràng buộc, quyền sở hữu, hàng hóa công cộng, độc quyền, ảnh hưởng ngoại lai...

- Kinh tế chính trị Keynes: Kinh tế chính trị Keynes phê phán lý luận về sự tự điều chỉnh của thị trường của trường phái cổ điển. John Maynard Keynes phát triển lý luận về tính bất ổn định của tái sản xuất và tăng trưởng của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Phương pháp luận là như thế nào?

Kinh tế chính trị chịu ảnh hưởng của triết học chính trị. Các trường phái kinh tế chính trị được phát triển dựa trên quan điểm của các trường phái triết học chính trị. Chủ nghĩa tự do cho rằng nhà nước nên hạn chế can thiệp vào đời sống xã hội. Khi áp dụng quan điểm này vào kinh tế học tạo ra kinh tế chính trị học cổ điển. Chủ nghĩa bảo thủ quan niệm giá trị tư bản thặng dư thuộc về cá nhân. Đại diện của chủ nghĩa bảo thủ là Thomas Hobbes, Leo Strauss.

Những nhà kinh tế chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo thủ thường phản đối phân phối lại thu nhập, ủng hộ tự do kinh doanh thậm chí ủng hộ bảo hộ mậu dịch. Chủ nghĩa xã hội tin rằng mỗi cá thể tạo ra giá trị thặng dư đều là thành viên của xã hội nên giá trị thặng dư đó mang tính chất xã hội do đó cần được xã hội điều tiết. Điều này được phản ánh trong kinh tế chính trị học Marxist. Chủ nghĩa cộng sản cho rằng tăng trưởng kinh tế-xã hội do giá trị thặng dư xã hội sinh ra do đó nó phải thuộc về toàn thể xã hội. Đại diện của chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx, Friedrich Engels, Lenin và Lev Davidovich Trotsky.

- Phương pháp lấy quyền lực làm trung tâm. Đây là phương pháp tiếp cận của kinh tế chính trị cổ điển. Do coi quyền lực là vấn đề trung tâm của chính trị, nên họ cho rằng kinh tế chính trị nghiên cứu cách thức đạt được quyền lực trong nền kinh tế.

- Phương pháp lấy xã hội làm trung tâm. Đây là cách tiếp cận của kinh tế chính trị Marx-Lenin và của chủ nghĩa công lợi. Các trường phái này xuất phát từ lợi ích xã hội để nghĩ về nhà nước.

- Phương pháp lấy nhà nước làm trung tâm. Trường phái kinh tế chính trị tân cổ điển và kinh tế chính trị Keynes xuất phát từ cách xác định chính trị là khoa học về nhà nước, còn kinh tế hàm ý thị trường. Vì thế, họ cho rằng kinh tế chính trị nghiên cứu cân bằng quyền lực giữa thị trường và nhà nước. Nhà nước tìm cách kiểm soát nền kinh tế để đạt được những mục đích của mình.

- Phương pháp lấy "chính nghĩa" làm trung tâm. Đây là cách tiếp cận của kinh tế chính trị hiện đại. Kinh tế chính trị hiện đại xuất phát từ quan điểm rằng có một hệ thống "quyền" gắn liền với thị trường, mà quan trọng nhất là quyền sở hữu. Chính trị có thể xác định và tác động tới các quyền đó. Vì thế, nhiệm vụ của kinh tế chính trị là nghiên cứu cách thức chính trị tác động tới các hệ thống quyền lợi đó. Kinh tế chính trị hiện đại có thể phân thành ba trường phái nhỏ hơn, đó là chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa khế ước hiện đại, và chủ nghĩa Hegel.

Kinh tế chính trị liên quan đến nhiều ngành khoa học xã hội khác. Các nhà nghiên cứu kinh tế chính trị thường sử dụng tri thức của các ngành khoa học xã hội khác để giải thích các hiện tượng, các hành vi kinh tế. Một số ngành khoa học xã hội có liên quan mật thiết đến kinh tế chính trị học như xã hội học, nhân loại học, sử học, luật học... Xã hội học nghiên cứu các quan hệ xã hội.

Nhiều nhà xã hội học nghiên cứu các quan hệ xã hội hình thành dựa trên quan hệ sản xuất cũng như sự ảnh hưởng của quan hệ sản xuất lên hoạt động xã hội loài người. Nhân loại học áp dụng kinh tế chính trị để nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ thống tư bản toàn cầu và các nền văn minh địa phương. Lịch sử luôn thay đổi, phương pháp lịch sử được môn kinh tế chính trị áp dụng để nghiên cứu các quy luật chung của hoạt động kinh tế-xã hội. Luật học, luật pháp được chính quyền áp dụng để quản lý xã hội.

Trong kinh tế chính trị, luật cùng với các tư tưởng xã hội và quan điểm chính trị tạo nên kiến trúc thượng tầng. Sinh thái học có quan hệ với kinh tế chính trị bởi vì hoạt động kinh tế-xã hội loài người ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. Những thay đổi về mặt sinh thái tác động trở lại đến con người, nhiều khi tiêu cực.

Bạn đang theo dõi bài viết "Người đầu tiên đưa ra khái niệm "kinh tế - chính trị" là ai? " do chúng tôi tổng hợp chi tiết, BANDOVIETNAM.NET hi vọng đây là thông tin hữu ích mà quý bạn đọc cần tìm. Quý bạn đọc có đưa ra quan điểm cá nhân, vui lòng bình luận bên dưới.