Giờ hoàng đạo là gì? Cách tính giờ hoàng đạo như thế nào?

Giờ hoàng đạo là gì? Đây là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hôm nay, dưới đây BANDOVIETNAM.NET giải đáp Giờ hoàng đạo là gì? một cách chi tiết và chính xác. Cùng tham khảo ngay nhé!

Theo quan niệm của người Việt, giờ hoàng đạo là giờ tốt, giờ đại cát đại lợi để tiến hành các công việc quan trọng nhưng khai trương, kết hôn, làm nhà,… Nhằm đem lại may mắn và tài lộc trong tương lai. Một ngày có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo, cả hai giờ này chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm. Để hiểu rõ hơn giờ hoàng đạo là gì? Cách tính giờ hoàng đạo như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Giờ hoàng đạo là gì

Giờ hoàng đạo là gì?

Theo phong tục của người Việt, một ngày có 2 loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo được coi là giờ tốt, đại cát đại lợi để tiến hành các công việc quan trọng như khai trương, cưới hỏi, khởi công làm nhà,… Với mong muốn giờ tốt này sẽ giúp công việc sẽ suôn sẻ, thuận lợi và gặp nhiều may mắn.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng tiến hành trong giờ hoàng đạo là may mắn, đem lại nhiều tài lộc. Một ngày có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Cả hai giờ này được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Các giờ hoàng đạo và ý nghĩa giờ hoàng đạo

Theo lịch Âm của người Việt, một ngày sẽ có 12 giờ, tương ứng mỗi giờ là 2 tiếng đồng hồ thông thường. Trong 12 giờ này sẽ có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Cả hai loại giờ này đều được chi phối bằng nhau trong mọi thời điểm, có nghĩa là mỗi ngày, mỗi tháng và mỗi năm.

Trong đó, các giờ hoàng đạo là Minh Đường, Thanh Long, Kim Đường, Kim Quỹ, Ngọc Đường, Tư Mệnh.

Giờ Thanh Long là một trong 6 giờ hoàng đạo tốt lành và may mắn nhất. Giờ Thanh Long thuộc khung giờ của sao Thiên Ất, khung giờ may mắn, vạn sự có thành thích hợp để bạn làm bất cứ công việc gì đều thành công như mong muốn.

Giờ Minh Đường là giờ thuộc khug sao Ngự Trị của Minh Phổ và Quý Nhân. Giờ này thích hợp cho việc cầu người giúp đỡ sẽ thành như ước nguyện.

Giờ Kim Quỹ là giờ thuộc khung chiếu của sao Nguyệt Tiên và sao Phúc Đức. Giờ này thích hợp cho việc sinh con nối dõi, mọi thứ đều thuận buồm xuôi gió, nhất là chuyện kết hôn, hỉ kết lương duyên.

Giờ Kim Đường là giờ thuộc sao Bảo Quang chiếu sáng, giờ tốt để bạn thực hiện mọi việc trong kế hoạch. Mọi việc đều thuận lợi hanh thông, thích hợp cho việc xuất hành xa, làm ăn xa nhà.

Giờ Ngọc Đường là giờ thuộc khung ngự trị của sao Thiếu Vi và sao Thiên Khai. Đây là hai sao chủ về sự nghiệp và phú quý, bởi thế làm ăn khai trương vào giờ Ngọc Đường khá may mắn, công việc phát tài phát lộc, đường công danh sự nghiệp trở nên tươi sáng và tốt đẹp.

Giờ Tư Mệnh là giờ thuộc khung sao Nguyệt Tiên và sao Phượng Liễn. Giờ này giúp công việc ngày càng phất lên như dìu gặp gió, làm việc quang minh chính đại, hành sự ban ngày thì thuận lợi đại cát, tuyệt đối không khai trương, hành sự lén lút vào ban đêm.

Hướng dẫn cách xem giờ hoàng đạo trong ngày    

Để chọn ngày hoàng đạo, bạn có thể xem phần “Chọn ngày kén giờ” của Phan Kế Bính. Dưới đây, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu một phương pháp đơn giản để ai cũng có thể tự xem giờ hoàng đạo nếu không biết chữ Hán.

Cách tính giờ hoàng đạo

Để tính được giờ tốt này, trước hết chúng ta cần xem giờ theo 12 con giáp hoàng đạo của các cụ ngày xưa. Mỗi ngày có 24 tiếng, tương ứng với 12 giờ theo tên gọi của 12 con giáp, cụ thể:

Từ 23h – 1h Giờ Tý
Từ 1h – 3h Giờ Sửu
Từ 3h – 5h Giờ Dần
Từ 5h – 7h Giờ Mão
Từ 7h – 9h Giờ Thìn
Từ 9h – 11h Giờ Tỵ
Từ 11 – 13h Giờ Ngọ
Từ 13 – 15h Giờ Mùi
Từ 15h – 17h Giờ Thân
Từ 17 – 19h Giờ Dậu
Từ 19 – 21h Giờ Tuất
Từ 21 – 23h Giờ Hợi

- Mỗi câu lục bát bên dưới có 14 chữ: Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chữ thứ 3 chỉ giờ Tý, chữ thứ 4 là chỉ giờ Sửu, cứ lần lượt như thế từ chữ thứ 3 đến chữ 14 chỉ từ giờ Tý, Sửu, Dần, Mão… xét trong bảng dưới, nếu thấy chữ nào có là âm “Д đầu tiên thì đó là giờ hoàng đạo.

- Phân tích kỹ hơn thì đó là các giờ: Thanh long, Minh đường, Kim đường, Thiên lương, Ngọc đường, Hoàng đạo.

Bảng tính giờ hoàng đạo

Ngày hoàng đạo là ngày gì?

Ngày hoàng đạo là ngày tốt, ngày đẹp, ngày đại cát đại lợi để tiến hành những công việc lớn như: chọn ngày kết hôn, khai trương, xây dựng,… Với mong muốn mọi việc được trôi chảy, hanh thông, may mắn, thuận lợi hơn, cũng như để né tránh những điều xui xẻo, tai ương.

Cách xem ngày hoàng đạo trong tháng như thế nào?

Tháng âm lịch Ngày hoàng đạo (ngày tốt) Ngày hắc đạo (ngày xấu)
Tháng Giêng, Tháng Bảy Tý, Sửu, Tỵ, Mùi Ngọ, Mão, Hợi, Dậu
Tháng Hai, Tháng Tám Dần, Mão, Mùi, Dậu Thân, Tỵ, Sửu, Hợi
Tháng Ba, Tháng Chín Thìn, Tỵ, Dậu, Hợi Tuất, Mùi, Mão, Sửu
Tháng Tư, Tháng Mười Ngọ, Mùi, Sửu, Dậu Tý, Dậu, Tỵ, Mão
Tháng Năm, Tháng Mười Một Thân, Dậu, Sửu, Mão Dần, Hợi, Mùi, Tỵ
Tháng Sáu, Tháng Chạp

(Tháng Mười Hai)

Tuất, Hợi, Mão, Tỵ Thìn, Sửu, Dậu, Mùi

Người sinh vào giờ hoàng đạo tốt hay xấu?

Người sinh vào giờ hoàng đạo tốt hay xấu? Trong phong thủy, người sinh đúng vào giờ hoàng đạo thường có số mệnh khá may mắn. Đường đời luôn gặp nhiều may mắn, tài lộc, được quý nhân phù trợ và giúp đỡ nên vượt qua mọi chuyện dễ dàng.

Người sinh vào giờ hoàng đạo luôn thành công trong sự nghiệp. May mắn trong đường tình duyên và sống hạnh phúc. Gia đình hòa thuận, con cái ngoan hiền và hiếu thảo.


Nếu ai thấy mình không được may mắn thì có thể chọn cách xem ngày tốt, giờ tốt để phần nào cải thiện công việc, tình duyên,…của mình.

Bạn đang theo dõi bài viết "Giờ hoàng đạo là gì? Cách tính giờ hoàng đạo như thế nào?" do chúng tôi tổng hợp chi tiết, BANDOVIETNAM.NET hi vọng đây là thông tin hữu ích mà quý bạn đọc cần tìm. Quý bạn đọc có đưa ra quan điểm cá nhân, vui lòng bình luận bên dưới.