Chạy bộ chậm có tác dụng gì với sức khoẻ là băn khoăn của nhiều người, hãy cùng khám phá những lợi ích của chạy bộ chậm đối với sức khoẻ.
Chạy bộ chậm là gì?
Báo Thanh Niên dẫn nguồn Times of India cho biết, chạy bộ chậm cũng giống như đi bộ, nhưng nó ở cường độ cao hơn.
Chạy bộ được coi là giải pháp thay thế tuyệt vời cho việc chạy bộ, giống như chạy bộ với đi bộ tốc độ.
Thông thường, chạy bộ chậm bao gồm khoảng 45-50 bước trong 15 giây.
Chạy bộ chậm có lợi cho sức khỏe, giúp cải thiện chức năng hô hấp, tim mạch và cơ bắp.
Chạy bộ chậm có tác dụng gì?
Dưới đây là những lợi ích của việc chạy bộ chậm với sức khoẻ đã được chứng minh:
Tăng cường sức bền
Báo Lao động dẫn nguồn trang Healthshots cho biết, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Nội khoa, chạy chậm làm tăng khả năng hiếu khí của bạn, giúp quá trình chạy bộ của bạn đạt hiệu quả cao hơn và tăng sức bền.
Giảm nguy cơ chấn thương
So với chạy cường độ cao, chạy với tốc độ chậm hơn sẽ làm giảm tác động lên cơ, dây chằng và khớp, giúp giảm nguy cơ chấn thương. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh cho thấy, những người chạy bộ với tốc độ chậm hơn nguy cơ chấn thương thấp hơn so với những người chạy với tốc độ nhanh.
Tăng cường đốt cháy chất béo
Chạy chậm chủ yếu đốt cháy chất béo để lấy năng lượng, nên đây có thể là bài tập tuyệt vời để kiểm soát cân nặng và giảm mỡ cơ thể.
Chạy bộ chậm thế nào cho đúng?
Tri thức trẻ dẫn nguốn trang NFPT cho biết, CLB Chạy bộ đường phố Mỹ (RRCA) đưa ra một số hướng dẫn giúp mọi người xác định tốc độ chạy chậm phù hợp.
Nếu bạn có thể hoàn thành quãng đường 5.000m trong 30 phút, duy trì tốc độ 6:00/km: Bắt đầu chạy chậm với vận tốc 7:27/km
Nếu bạn có thể hoàn thành một nửa quãng đường marathon dưới 2 tiếng, duy trì tốc độ 5:35/km
Với những người theo dõi nhịp tim khi chạy bộ, tốc độ "niko niko" sẽ rơi vào khoảng 110-140 nhịp/phút.